DUYÊN AN
Ảnh: tư liệu
Phương Đông
Rượu đắng cạn trơ sầu đáy cốc
Đêm dài soi lạnh tiếng chuông ngân
Nhạn về phương Bắc còn rơi khóc
Nở mấy lần hoa lệ mấy lần.
Sớm tiễn người đi vin nhánh mưa
Nhớ người chia nửa mảnh trăng khuya
Buồm sông đã khuất trong màu biếc
Lòng vẫn còn theo nẻo bến bờ.
Rời bỏ kinh thành theo dấu ai
Cây rừng nước suối bạn hôm mai
Mười năm tắm gội lòng nguôi hận
Chợt tỉnh phồn hoa giấc mộng dài
Phương Đông buồn lắm hồn xưa cũ
Đếm nhịp mùa đi trong lá rơi
Hoa bay một cánh luênh loang nhớ
Nửa giấc hồ ly quạnh quẽ cài.
Một mảnh hồn thu trong vắt sông
Phương Đông hề thương lắm phương Đông
Chim bay không dấu người đi biệt
Đối cảnh tiêu điều cạn chén không…
Ngày bình thường
Đã lâu bầy chim không qua vườn
làm sao thấy khoảng trống tiếng chim để lại
55 loài, hoặc hơn
người nhạc sĩ buông bút trên khung nhạc trắng tinh
chiếc lá vàng đáp xuống
loang một vòng thinh lặng.
Đã lâu tôi quên vẽ giấc mơ
giấc mơ màu gì, có lẽ
màu mắt em khi chiều mở ra cánh cổng nhuộm trời
màu của chiếc nơ buộc tóc rơi thả từng vòng sóng
tôi trải tôi thành tấm toan
mây vẽ tôi theo hình thù của chúng.
Tôi đã căng mình trên khung đêm rỗng không
đợi chữ về vẽ bóng
đợi ngọt giọng chim buông từng nốt sáng
mổ vụn ngày rớt rơi.
(TCSH419/01-2024)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.