DƯƠNG THẮNG
Ảnh: tư liệu SH
Cây hồng đầu tiên
Cây hồng đầu tiên anh trồng tặng em
Nở bằng mưa xuân và niềm ấm áp
Khi đó ta mới về chung một nhà
Em nhìn ban công thầm ước
Giá có một vườn hoa
Lần thứ hai anh trồng nhiều cây hồng trên sân thượng
Lúc bọn trẻ đã thôi quyện hơi em
Anh đếm được có bao nhiêu vết xước
Những bình minh nhặt sương và xới gốc
Trưa nắng đỉnh đầu che phủ niềm xanh
Những buổi chiều dần cạn sắc hương
Em bảo rằng: anh không phải mua hoa
Nhà mình bày chiếc gốm đựng lời chân thật
Lần thứ ba ta chạy đi tìm mặt đất
Khi rễ cây không còn nơi bám víu
Khi chậu mẻ, sứt
Nhà hàng xóm vừa cãi nhau chuyện cơm áo gạo tiền
Thoáng thấy những bông hồng biến mất
Ngực em hồi hộp niềm tin
Lần thứ tư những cây hồng thôi khát
Hoa nhạt hương khi gió mùa về
Ngắt xuống vườn đời nụ mưa lạnh buốt
Im lặng anh tự trách
Cảm thấu em bật khóc
Nám tàn mòn trên sắc nắng lạ quen
Rồi rất nhiều lần cạn với gió sương
Bốn mùa hai ta, cây hồng và sân thượng
Mái nhà làm gương
Cửa sổ làm hướng
Đôi môi em lần theo hồi ức
Ánh mắt anh nhìn về mùa xuân
Ta nhận ra nhau bằng cây hồng đầu tiên
Ru nhịp thở trên đôi tay người vun trồng gối vụ
Bởi tôi còn đó thị thành
Tôi chờ tôi ở cơn mưa
Giữa trời giá rét ngày chưa cạn ngày
Đông thầm nghe gió luồn tay
Thời gian chớm phủ mảy may chuyện lòng
Tôi tìm tôi ở bên song
Tiếng mưa gạn tiếng đục trong bến đời
Ngoài kia người lướt qua người
Chưa từng lắng lại giữa vời vợi nhau
Tôi rằng tôi hỏi ngày sau
Ai đem chuyện cũ làm màu mè thêm
Đã thôi buốt lạnh hiên thềm
Chẳng màng hai tiếng nhân duyên vụng về
Là tôi thức với ngủ mê
Tim tôi lạc giữa bộn bề áo cơm
Ai mang mặt nạ đi buôn
Thở dài nén một nỗi buồn riêng tư
Để tôi bước mỏi thực hư
Tìm đâu cho thấy ngày chưa vội vàng
Bao năm lạc mất tên làng
Về thôi chân thật với hàng cau xanh
Bởi tôi còn đó thị thành
Đôi vai quẩy gánh bộ hành qua sông
Thuyền tôi dẫu lạc giữa dòng
Vẫn thao thiết một sóng lòng ru êm
(TCSH422/04-2024)
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…