ĐÔNG TRIỀU
Ảnh: internet
Buổi sáng trong bốn mét vuông
Có thể ví như những “hạt giống” trong cuộc đua nào bây giờ?
Khi tôi nhìn qua tấm gương buổi sáng phản chiếu sự tuyệt vọng của tạo hóa
đã biến thành than dưới
chân sự sống
Thanh xuân đang nhảy múa trên cành…
Trong bốn mét vuông ấy họ check-in lần lượt đời mình
Họ ngắm trong thước giác quan khác nhau mỗi kiểu một tầm nhìn
Không ánh mắt, không đôi chân, không tiếng nói và cuộc sống lặng thinh
Tất cả dìu nhau trong bốn mét đó
Để check-in…
Ngoài kia mưa nắng vô tình
Tôi thấy đôi lúc chúng ta cuộn mình trong đó
Bát cơm úp giấu đến ôi thiu mà không mang đi xẻ nửa
Lương tri chưa thai nghén được mang bầu
Cho phía sau…
Buổi sáng họ tìm nhau
Góc vắng quán cà phê chừng ấy
Thanh xuân những câu chuyện dài mê mải
Sắp nhau hoán vị mỗi ô hình
Đẹp vì lời nguyền trong mỗi đức tin!
Tôi vẫn ngồi lặng thinh
Nhìn nắng đã tan trên đầu thành chảo lửa
Cơ hồ như ngày mai không gặp nữa
Họ dúi tay nhau loại thuốc chữa linh hồn…
D’ran chiều mưa
Những giọt nắng như xác chết đã co lạnh trên chiếc áo phông trong ô cửa
Đồi chè tái đi sau màn mưa ngếch thềm buồn
Em có vội đến mấy cũng chẳng giữ được cuộc tình theo gió cuốn
Chiều đóng cửa lúc 3 giờ
Chiều mưa reo gối chăn…
Chuyến xe mò về như kẻ trộm lạ đến D’ran(*)
Đôi mắt quét hàng hiên tìm bàn tay vẫy gọi
Hôm qua còn cời lên tiếng hát của vài chiếc áo lắc lư tình đời đã bạc
Tiếng hú cuối chiều vừa buông gió xa bay…
Ánh mắt quá gầy vừa neo trên áng mây
Mưa xóa cả đường về trao ước hẹn
Em vẫn nép bên ô cửa trong ngôi nhà còn thơm mùi gỗ thông ướp mật
Dù bức tranh buồn còn đâu đó tơ duyên
Anh ở lại đây những mùa mưa lá bay
Những con vít dằng day cuối cùng cũng rời khuôn ván cửa
Chiều tối nhìn về phía đồi thông có ngôi nhà ôm ánh lửa
Chợt nhớ em đi mùa mưa ấy quá ư dài...
Thị trấn loanh quanh buổi sáng ngồi chờ nắng mai
Ba, bốn gương mặt cũ sờ quanh mép bàn mòn vân gỗ
Những tách trà trên tay ấm lên do thân nhiệt truyền vào
Dy ngắm về phía đồi cao, Tuyên rịt đôi mắt cuối con đường ngày xưa
Thúy đến, anh đã thấy trong tách trà sóng sánh giọt vàng phai…
Xe rời thị trấn rồi sẽ đi những chuyến dài
Anh vói nhìn theo đường xa phố nhỏ
Chiều mưa ném về nhau hàng trăm dấu hỏi
Vẫn biết em có lúc sẽ buồn hơn buổi nói chia tay !…
---------------
(*) D’ran: tên thị trấn của H.Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng
(TCSH375/05-2020)
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .
Sinh năm 1949 tại Bình Lục - Hà . Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.Tác phẩm đã xuất bản: Dấu lặng - (Thơ) NXB Văn học 1976; Đêm thiếu nữ - (Thơ) NXB Văn học 1978. Ngoài ra Trần Lan Vinh còn có thơ in trong các tuyển tập khác.
Sinh 1946 tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam ĐịnhCử nhân nghệ thuật - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội - Hội viên Hội Mỹ Thuật Hà Nội.Tác phẩm: Trại Muộn (thơ) NXB Văn học 1995; Mảnh trời qua ô cửa - (thơ) NXB Văn học 1997.
Một tiếng thôi mà bao hàm cả cộng đồng dân tộc, cả xứ sở thân yêu với đồng lúa cánh cò, với núi non điệp trùng và rừng vàng biển bạc, những người vợ thương chồng tạo vóc dáng vọng phu.
(Gửi nhà thơ L.M.T)Em tìm trong lá một vầng trăng xaEm tìm trong cỏ bóng chiều vừa qua.
Đợi tắt mặt trờiĐêm không trăng ta lầm lũi bước sóng đôi với biểnXa khơi thăm thẳm màn đen
Tôi vấp ngã vào ban mai trong trẻoNước sông Hương xanh rười rượi tháng tưMưa đầu hạ, sấm chớp chừng vội vãCơn gió hoang lạ lẫm bước tôi về
LTS: Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 12 - 3 - 1946 tại Mộ Đức Quảng Ngãi. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội 1969, vào bộ đội, làm báo ở Đài tiếng nói VN, đi chiến trường bộ cuối năm 1970. Là phóng viên chiến trường, ở Ban binh vận R. Sau giải phóng về trại sáng tác Quân khu 5, sau đó giải ngũ, về Hội Văn nghệ Nghĩa Bình và Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Hội viên Hội nhà văn, ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt . Đã in hơn 10 tập thơ và trường ca. Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt cho hai tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ” và trường ca “Những ngọn sóng mặt trời”. Giờ vẫn làm thơ chơi và viết báo kiếm sống.
LTS: Trần Chấn Uy sinh năm 1957, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, hội viên Hội Nhà văn Việt . Anh là một nhà thơ trẻ đã có 5 tập thơ ra mắt bạn đọc. Trần Chấn Uy đi khắp nơi, say mê với cái mình đã chọn, diễn đạt nó với nhiều cung bậc. Tìm kiếm chân lý và cái đẹp để đưa vào thơ, với tấm lòng bao dung, nhân hậu, dưới góc độ nào, giọng thơ Trần Chấn Uy cũng chân chất, mộc mạc, nồng ấm. Nhà thơ Trần Chấn Uy hiện nay công tác ở Đài Truyền hình Khánh Hoà.
LTS: Dạy toán nhưng rất yêu thơ đó là điểm đặc biệt của con người Lê Quốc Hán. Lê Quốc Hán viết thơ nhiều. Thơ anh đã in hầu hết các báo ổ địa phương và trong nước. Thấm đẫm mồ hôi của người lao động, anh luôn nhìn cuộc đời với đôi mắt yêu thương, đầy trân trọng. Hồn hậu, mộc mạc, chân chất mà vẫn nói được cái mình gửi gắm không chút sáo cũ, âu đó cũng là điểm mạnh trong thơ Lê Quốc Hán.Lê Quốc Hán hiện nay là Tiến sĩ trường Đại học Sư phạm Vinh.