ĐÔNG TRIỀU
Ảnh: internet
Buổi sáng trong bốn mét vuông
Có thể ví như những “hạt giống” trong cuộc đua nào bây giờ?
Khi tôi nhìn qua tấm gương buổi sáng phản chiếu sự tuyệt vọng của tạo hóa
đã biến thành than dưới
chân sự sống
Thanh xuân đang nhảy múa trên cành…
Trong bốn mét vuông ấy họ check-in lần lượt đời mình
Họ ngắm trong thước giác quan khác nhau mỗi kiểu một tầm nhìn
Không ánh mắt, không đôi chân, không tiếng nói và cuộc sống lặng thinh
Tất cả dìu nhau trong bốn mét đó
Để check-in…
Ngoài kia mưa nắng vô tình
Tôi thấy đôi lúc chúng ta cuộn mình trong đó
Bát cơm úp giấu đến ôi thiu mà không mang đi xẻ nửa
Lương tri chưa thai nghén được mang bầu
Cho phía sau…
Buổi sáng họ tìm nhau
Góc vắng quán cà phê chừng ấy
Thanh xuân những câu chuyện dài mê mải
Sắp nhau hoán vị mỗi ô hình
Đẹp vì lời nguyền trong mỗi đức tin!
Tôi vẫn ngồi lặng thinh
Nhìn nắng đã tan trên đầu thành chảo lửa
Cơ hồ như ngày mai không gặp nữa
Họ dúi tay nhau loại thuốc chữa linh hồn…
D’ran chiều mưa
Những giọt nắng như xác chết đã co lạnh trên chiếc áo phông trong ô cửa
Đồi chè tái đi sau màn mưa ngếch thềm buồn
Em có vội đến mấy cũng chẳng giữ được cuộc tình theo gió cuốn
Chiều đóng cửa lúc 3 giờ
Chiều mưa reo gối chăn…
Chuyến xe mò về như kẻ trộm lạ đến D’ran(*)
Đôi mắt quét hàng hiên tìm bàn tay vẫy gọi
Hôm qua còn cời lên tiếng hát của vài chiếc áo lắc lư tình đời đã bạc
Tiếng hú cuối chiều vừa buông gió xa bay…
Ánh mắt quá gầy vừa neo trên áng mây
Mưa xóa cả đường về trao ước hẹn
Em vẫn nép bên ô cửa trong ngôi nhà còn thơm mùi gỗ thông ướp mật
Dù bức tranh buồn còn đâu đó tơ duyên
Anh ở lại đây những mùa mưa lá bay
Những con vít dằng day cuối cùng cũng rời khuôn ván cửa
Chiều tối nhìn về phía đồi thông có ngôi nhà ôm ánh lửa
Chợt nhớ em đi mùa mưa ấy quá ư dài...
Thị trấn loanh quanh buổi sáng ngồi chờ nắng mai
Ba, bốn gương mặt cũ sờ quanh mép bàn mòn vân gỗ
Những tách trà trên tay ấm lên do thân nhiệt truyền vào
Dy ngắm về phía đồi cao, Tuyên rịt đôi mắt cuối con đường ngày xưa
Thúy đến, anh đã thấy trong tách trà sóng sánh giọt vàng phai…
Xe rời thị trấn rồi sẽ đi những chuyến dài
Anh vói nhìn theo đường xa phố nhỏ
Chiều mưa ném về nhau hàng trăm dấu hỏi
Vẫn biết em có lúc sẽ buồn hơn buổi nói chia tay !…
---------------
(*) D’ran: tên thị trấn của H.Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng
(TCSH375/05-2020)
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.
LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.
THANH THẢOKhối vuông ru-bích
Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng
ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
LÊ THỊ KIM
Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng