Chùm thơ Đỗ Thượng Thế

10:20 18/08/2023


ĐỖ THƯỢNG THẾ

Ảnh: tư liệu

Khu vườn đồng dao

thường khi bầy chào mào
ngậm hạt ổi thơm lừng giấc mơ tôi
bay về khu vườn đồng dao

 đó mở ra cánh cửa ban mai
khóm hoa cúc chuồn rỡ nắng
buổi đầu con dế gáy thơ
cánh bướm lên phấn mịn màng
chỉ tôi và em biết

lừng lững ngọn cây mùa hạ
thì thầm những vì sao tắm khuya
đóm đèn hiu hiu ô cửa
gọi câm tràn lan vắng
tàn canh con chữ thâm quầng

ấm trà rót những mai thu
ngập ngừng và chậm
lão nông đối ẩm bóng cây mít già
bình nguyên trong mắt người xa lắm

 ở đó
 tôi cắt rốn dòng sông
dòng sông lênh láng chân trời
chỉ còn tiếng cuốc bờ mưa
bến cát đầu đông nhợt lạnh
bóng bà tôi ngõ vắng
lẫm chẫm… lẫm chẫm sương chiều…


Tự lòng ru nhau

Bao nhiêu thứ ngổn ngang thường nhật
Lấp kín vào chỗ trống
Cuộc mưu sinh cũng đầy biến động
Biết đâu mà lần

Gương mặt xanh xao
Đổi nợ áo cơm còn đang giành chỗ
Trái tim thắc thỏm
Khuất đắm vào lo toan

Dòng đời dọc ngang cơn lốc
Thưa dần ấm cái bắt tay
Loáng trên đường
Tình thân may còn ưu tiên cái nheo con mắt
Rồi mịt mù bụi bay

Hạnh phúc lửng lơ trêu ngươi người áo bạc
Những tưởng với tay…
Một với tay tận cùng khao khát
Mưa
            nắng
                        hai đầu oằn cong

Đâu ngày xưa tử tế
Rước em lúc giận hờn
Anh - con ngựa tung bờm đánh rơi khớp bạc
Ngã vào đêm xao xác
Nước đại trong chiêm bao

Những khoảng trống ngọt ngào
Khép lại!
Em mất hút thời con gái
Anh biền biệt thời con trai
Thời gian như xá cày phơi những hư hao
Mồ hôi và tóc sầu rơi vãi
Bao ước mơ sắc như liềm hái
Chờ mùa sau!...

Hãy để tự lòng là khúc ru nhau.

(TCSH413/07-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương

  • Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang

  • Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương

  • Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

  • Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác

  • Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy

  • Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh

  • HỒNG NHUChiếc tàu cau                        (Trích)

  • Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật

  • LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.

  • LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…

  • Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.