ĐỖ QUANG VINH
Ảnh: internet
Điều bất khả
Trên đỉnh núi Cấm
ta hỏi về uyên nguyên của trời
uyên nguyên của đất
uyên nguyên của những được và mất
dưới kia
thần lặng im
và đức Phật chưa trả lời
chỉ thấy mây đang cuộn lên như sóng biển khơi
không một ai cất tiếng nói
nhắm mắt lại
ta im lặng
rơi
Ta hỏi về
uyên nguyên của sự thật và giả dối
giữa cõi người
ta khờ dại những lần biến đổi
bao bình minh tiếp nối tà dương
đối vô thường
ta mệt nhoài im lặng
Nào ai biết được
uyên nguyên gánh nặng
ta đang vác trên lưng
từ những kiếp nào...
oằn vai cực nhọc
Một ngày kia đứng giữa trời mà khóc
tóc bạc như mây
lòng rộng tựa trời
Trên đỉnh núi Cấm
ta đã qua đời
ngày mai lại là một kiếp khác
ta muốn biết uyên nguyên của mỗi sát na
ôm trọn lấy vòng luân hồi vay trả
uyên nguyên Ta
cái bất khả
cái thả trôi
cái mây khói
vô thường...
Trái tim nơi khác
Trái tim anh ở nơi khác
chẳng phải trong những gì đã qua
hay đuổi theo những gì sắp tới
mỗi ngày trôi
đan xen cũ - mới
trái tim anh
không đặt ở đây
Đôi khi tim đuổi theo bầy chim di trú
đôi khi trốn vào hang
mùa đông dài nơi lũ gấu vùi chôn mình trong giấc ngủ
thi thoảng trú ngụ dưới mái hiên
lúc cơn mưa triền miên xóa nhoà cả thế gian bằng trăm ngàn hạt
nước
Trái tim anh ở nơi khác
chẳng bao giờ em biết
cuộc lãng du mang tim anh đến đâu
tim đồng hành với em trong một vài khoảnh khắc
những kết nối bờ môi và ánh mắt
chẳng vĩnh viễn bao giờ
mỏng manh tựa một sợi tơ
Mỗi đợi chờ đều là xa xôi
mọi ước mong có khi lại hóa thành khờ dại
vì trái tim mình không ở đây
vì những con sông trôi đi và biến mất mãi mãi
vì những hình hài anh đang bấu víu
một ngày kia
phôi phai...
(TCSH344/10-2017)
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.
LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.
THANH THẢOKhối vuông ru-bích
Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng
ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm
Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm
LÊ THỊ KIM
Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan
NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng
LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại
LƯU TRỌNG LƯCó những vườn
NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác
Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng
LTS: Trần Thị Hiền sinh ngày 4-9-1955 tại Bình Trị Thiên. Chị là cây bút nữ có nhiều triển vọng. Thơ Trần Thị Hiền hồn hậu, trong sáng, tinh tế. Chị là người viết nhiều về đề tài lâm nghiệp. Trong hai cuộc thi của Bộ lâm nghiệp, Trần Thị Hiền hai lần được trao giải thưởng.
LÊ VĂN NGĂNNgười phu xe, từ biệt
TRỊNH QUANG QUỲNHBài thơ người tìm hạt giống
Huy Cận - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Hải Sâm - Lâm Hồng Tú
TRINH ĐƯỜNG
TRƯƠNG ĐĂNG DUNGGiấc mơ của Kafka
Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Ngô Thị Thục Trang - Trần Văn Lợi - Từ Hoài Tấn - Hoàng Xuân Thảo - Ngô Kim Đỉnh