Chùm thơ Cao Xuân Thái

16:42 12/05/2009
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.


Tác phẩm đã in:
Trước đá (tập thơ) NXB - Văn học - 1997
Ngôi nhà cổ tích (Tập thơ) - Hội Văn nghệ Hà Giang 1999.
Lũng Cú chóp nón Tổ quốc -
(Phim tài liệu) - Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam 2000.
Tiếng đêm (tập thơ) - NXB - Hội Nhà văn Việt Nam 2002
Giải thưởng của Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1999.
Giải nhì thơ báo Thiếu niên Tiền phong 2001.

Nhà thơ

Giá cả thì tăng, nhuận bút thơ lại ít
Chuyện áo, cơm... Không thể xem thường
Đêm
Viết
Lạnh
Gặp vầng trăng khuyết
Chợt giật mình tóc đã điểm sương...

Một đời đi, một đời chiêm nghiệm
Câu thơ viết ra thực chẳng dễ dàng (.)
Trước nỗi buồn, trước những điều cao cả
Lòng không yên như ly rượu sắp tràn...

Câu thơ viết ra thực chẳng dễ dàng!
Mà cứ ngỡ là trời cho, của được
Cứ ấm nóng, dạt dào, trong suốt
Như trẻ nhỏ hồn nhiên, như thuở ban đầu...

Không kiểu cách, nhạt suông, sáo rỗng
Có ai ngờ - Thơ là niềm đau...

------------------
(.) ý thơ Nguyễn Đức Mậu


Một nẻo thành Tuyên

            Gửi: Nguyễn Trọng Tạo

Sông Lô chảy qua miền gái đẹp
Âúm lòng tôi một nẻo thành Tuyên
Con đường xưa em đi đã khác
Những hàng cây lá rụng triền miên...

Sông Lô chảy qua miền gái đẹp
Dấu chân in bờ cát gọi tôi về
Gió đại ngàn chớm thu se lạnh
Cải vườn ngồng lốm đốm vàng hoe...

Bến sông cũ, con đò thành kỷ niệm
Vụn lửa tan mặt sóng bời bời
Nông Tiến ơi nhịp cầu đã nối
Mùa na này thơm thảo vẫn chờ tôi

Miền gái đẹp xiêu lòng du khách
Như vướng vào thuốc lú, bùa mê
Em dịu dàng nâng mời chân thật
Bát rượu đầy tôi uống cả hồn quê...

Bắc Kinh

Nhiều lăng tẩm, cung vua quá ư to tát
Nét vàng son choáng ngợp đến rợn người
Cả thế giới đổ về chiêm ngưỡng
Niềm kiêu hãnh
Vinh quang
Tàn lụi
Một thời...
Chốn triều chính dẫu thâm cung,bí sử

Tôi vẫn nhận ra
Kẻ đốt sách thánh hiền
Kẻ bòn rút sức dân...
Và tôi nghe
Hàng bạch dương đang hát
Khúc tình ca
Nghìn năm tuổi Bắc Kinh...

(169/03-03)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHỤC    Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi     Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu

  • LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.

  • XUÂN HOÀNGĐồng hới

  • Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà

  • PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương

  • HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên

  • Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng

  • Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm

  • Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục

  • Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương

  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan