Chủ tịch Hồ Chí Minh với những lời tiên tri lịch sử

15:01 15/12/2009
CAO HUY HÙNGLịch sử vốn có những ngẫu nhiên và những điều thần tình mà nhiều người trong chúng ta chưa hiểu rõ. Tỉ như: Thế giới có 2 bản Tuyên ngôn độc lập, đều có câu mở đầu giống nhau. Ngày tuyên bố tuyên ngôn trở thành ngày quốc khánh. Hai người soạn thảo Tuyên ngôn đều trở thành lãnh tụ của hai quốc gia và cả hai đều qua đời đúng vào ngày quốc khánh...

Ảnh: phusaonline.free.fr

Hai quốc gia có những điểm giống và cũng rất khác nhau lại cách xa nhau nửa vòng trái đất. Đó là Việt Nam và Mỹ. Hai con người, mà một người chúng ta ai cũng biết - Chủ tịch Hồ Chí Minh và người kia là Luật sư Tô-mát-Giép-pơ-sơn (Thomas Jefferson) (*). Nhưng hiếm có sự ngẫu nhiên nào lại trùng hợp đẹp đẽ, như cuộc hẹn lịch sử tiên tri, giữa một con người mà cả cuộc đời gắn bó với dân tộc và thời đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ít người trong chúng ta có thể chưa hiểu rõ.

- "VIỆT NAM ĐỘC LẬP... 1945"

Tôi tình cờ đọc cuốn "Những chặng đường lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Nhà xuất bản Văn học 1977, trong đó có một định đề để chúng ta trao đổi "Thực tiễn và thời gian sẽ là kiểm nghiệm nghiêm khắc những điều tiên tri đó thuộc về những thiên tài, có điều lịch sử đã diễn ra đúng như dự đoán của Người".

Hẳn chúng ta ai cũng biết cuốn "Lịch sử nước ta" mở đầu có hai câu "Dân ta phải biết sử ta; Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" do chính tay Bác Hồ viết, Bộ Tuyên truyền Việt Minh xuất bản tháng 2/1992 ở căn cứ Cao Bằng. Cuốn sách bằng thơ dài 210 câu theo thể thơ lục bát, dễ hiểu, dễ nhớ đó dùng làm tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Điều đặc biệt là: Tuy giữa lúc cách mạng còn khó khăn, nhưng trong niên biểu "Những năm quan trọng" ở cuối cuốn sách, Bác Hồ đã tiên đoán "Việt Nam độc lập... 1945".

Theo đồng chí Võ Nguyên Giáp - một trong những cộng sự gần gũi thân cận với Bác - người duy nhất đặt vấn đề về sự kiện Bác Hồ tiên đoán ngày cách mạng thành công kể lại: "Mùa xuân 1941 - Bác Hồ đã tiên đoán ngày cách mạng thành công 45 - sự nghiệp hoàn thành". Bác không hề nhắc lại câu thơ này. Từ đó đến nay, bị lôi cuốn vào công việc, anh em chúng tôi cũng chưa có dịp hỏi lại Bác: Vì sao Bác có một sự tiên đoán như vậy, điều đó đã trở thành một trong những điều ta chưa hiểu hết được về con người và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại gần 60 năm của Bác" (1).

Đầu năm 1945, khi còn ở Tân Trào, Bác Hồ đã nhờ trung úy Phe Lan có biệt danh là Giôn trong nhóm "Chim Họa Mi" của quân Đồng Minh chống phát xít... điện về Côn Minh (Trung Quốc) xin một bản sao tuyên ngôn độc lập Mỹ để tham khảo và chuẩn bị cho các tuyên ngôn thông điệp sau tổng khởi nghĩa tháng 8. 1945. Chúng ta còn nhớ câu nói của Bác Hồ trong những ngày. Người ốm nặng tại lán Nà lừa trước ngày tổng khởi nghĩa. "Lúc này là thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dẫy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập", (2). Bác Hồ của chúng ta từ lời nói, việc làm, quyết tâm và hành động kiên quyết đều đồng nhất như thế đó!

- Đế quốc Mỹ sẽ xâm lược Việt Nam và nhân dân Việt Nam đánh thắng Mỹ kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ trên không.

"ĐÁNH CHO MỸ CÚT..."

Trong mỗi trái tim của người Việt Nam hẳn không quên bài thơ chúc tết mùa xuân Kỷ Dậu 1969 - năm cuối cùng trước lúc Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta có câu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". Câu thơ đã đi vào lịch sử như lời thúc dục, quyết tâm của cả dân tộc và chiến lược của cách mạng Việt Nam. Tôi cố lục tìm trong tất cả di cảo của Người mà mình có được và thật bàng hoàng xúc động, không rõ vì sao Bác Hồ của chúng ta có linh cảm tài tình đến thế. Bởi lịch sử vốn có những ngẫu nhiên và cũng vô vàn biến cố bất ngờ kể cả vào giờ phút chót của sự thắng lợi, nhưng ở Bác Hồ, lịch sử đã diễn ra như lối ước hẹn trước! "... Đánh cho Mỹ cút", không phải đến khi Mỹ đổ quân vào miên Nam 1964 Người mới nói đến chuyện đánh Mỹ. Mà ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc; hội nghị Giơ-ne-vơ (Genève) mới bắt đầu họp, Hồ Chủ tịch đã khẳng định". Bây giờ Pháp thì đang nói chuyện với ta, đế quốc Mỹ thì đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp, mũi nhọn của ta phải chĩa vào đế quốc Mỹ" (3). Nhắc đến sự kiện này, đồng chí Tố Hữu kể lại "Hồi đó mình là trưởng ban tuyên truyền... chiều 7 - 5 lên xin ý kiến Bác. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo "Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi... chiến tranh chưa kết thúc đâu, kẻ thù của ta bây giờ không phải là Pháp nữa mà là Mỹ, không khéo chuyến này ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, đừng có tếu". Điều ngạc nhiên là ông Cụ (Bác Hồ) lại nói chuyện ấy ngay sau ngày chiến thắng Điện Biên". (4)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại "... Chiều 7 - 5, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì nhận được điện... trong bức điện có một câu "... thắng lợi tuy lớn nhưng mới chỉ bước đầu..." tôi đứng dậy đọc điện và tôi nói với các anh lúc đó đang ngồi ở Sở chỉ huy là: chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới viết được câu này...". Còn lúc về Hà Nội gặp Bác Hồ, Bác có nói với anh em cán bộ "làm gì các chú tếu thế, còn phải đánh Mỹ... tầm nhìn của Bác là như vậy..."(5)

Ngày 26/ 5/ 1954 trên báo "Cứu quốc" Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết bài "Pháp vỡ đầu, Mỹ càng méo mặt" nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ "... Thế là Mỹ dần dần trở nên kẻ địch chính của quân đội và nhân dân ta, và cảnh tỉnh tình thế chiến tranh mới dữ dội và ác liệt hơn đối với đất nước... nhiều Điện Biên Phủ khác đang chờ đợi chúng ta".

Không ai có thể ngờ rằng: vào thời điểm đó, bằng khả năng tiên tri và tài thao lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời ra lệnh cho tướng lĩnh của mình chuẩn bị bày đặt thế trận chiến tranh nhân dân chống lại sức mạnh "siêu phàm" của nước Mỹ với con át chủ bài không quân chiến lược, con ngáo ộp pháo đài bay B52.

Ngày 21 - 12 - 1958 Bác chủ trì hội nghị Bộ Chính trị thông qua kế hoạch xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. Bác nêu thêm một số vấn đề rất mới và phải nói là rất sớm, đó là nghiên cứu kế hoạch phòng không nhân dân. Thượng tướng Phùng Thế Tài - nguyên tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh bộ đội phòng không cho biết"... Năm 1962... trong buổi gặp mặt hôm ấy Bác đã hỏi tôi (Phùng Thế Tài) "Bây giờ chú là tư lệnh phòng không vậy chú đã biết gì về B52 chưa... Chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B52 này...".

Cũng theo hồi ký của thượng tướng Phòng Thế Tài "Tháng 12 năm 1967... tôi được Bác gọi lên hỏi thăm tình hình. Ngay phút đầu tiên Bác đã hỏi về B52, nét mặt Bác đăm chiêu - Sớm muộn gì đế quốc Mỹ sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua, nó mới chịu thua... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ thua - Bác nhìn ra cửa sổ chỉ lên bầu trời nói tiếp - Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua ở đây (tức trên bầu trời Hà Nội) Vì vậy nhiệm vụ của các chú rất nặng nề". Bản phương án đầu tiên đầu năm 1968 đánh trả cuộc tập kích B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng ra đời trong bối cảnh như thế" (6). Và lịch sử đã diễn ra đúng như lời tiên tri của Người. Năm 1972 sau thất bại thảm hại trong cuộc tập kích B52 mười hai ngày đêm vào thủ đô Hà Nội, ngày 27 - 1 - 1973 tại Pa-ri (Paris), hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện được lời dạy của Bác Hồ "Đánh cho Mỹ cút".

Cuộc chiến tranh Việt Nam là thất bại lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ. Chính Mác-na-ma-ra (Me Namara) nguyên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ dưới thời tổng thống Giôn-xơn (Johnson) phải chua chát thú nhận "Chúng tôi (tức Mỹ) đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp (7). Có lẽ viên cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ hối tiếc về một cơ hội hòa bình bị bỏ dở khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng chìa bàn tay nhân ái với nguyện vọng hòa bình cho cả Việt Nam và Mỹ, nhằm giải quyết chiến tranh Việt Nam trong danh dự, thì người Mỹ đã không nhận thấy để đón nhận bàn tay nhân từ đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Chỉ có một cách đi tới giải pháp đó là Mỹ rút đi. Chúng tôi không muốn làm cái gì xấu đối với họ, chúng tôi sẵn sàng đem nhạc và hoa tiễn họ và mọi thứ khác mà họ thích..." (8) "Tôi xin mời ông Johnson đến Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình, nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc! Tôi xin đảm bảo rằng: Tổng thống sẽ an toàn tuyệt đối"(9).

"...ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO"

"Mỹ cút" ắt hẳn "Ngụy nhào" đó là logíc biện chứng lịch sử đã từng diễn ra ở Việt Nam trước đó gần 30 năm (1945) gần hơn nữa cũng 20 năm (1954). Điều chúng tôi muốn nói là "Ngụy nhào" thì đất nước ta mới hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Ngày 30/4/1975 dân tộc Việt Nam đã "đọc trọn" bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác. Trong niềm hân hoan thắng lợi đó, có ai ngờ rằng: ngày này (1975) cách đây 15 năm (1960) Bác Hồ đã dự định, đã tiên đoán một thắng lợi trọn vẹn sau cùng. Tôi lại một lần nữa sững sờ khi cầm trên tay bút tích của Bác. Lời bế mạc trong lễ quốc khánh 2/9/1960 tại nhà hát lớn thành phố Hà Nội có đoạn "Trong lúc chào mừng ngày quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào miền nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sum họp một nhà"(10).

Chỉ có điều Bác khoanh lại (chứ không gạch bỏ) đoạn "chậm lắm là 15 năm nữa" và không đọc. Lý do vì sao cho đến nay không ai biết, nhưng theo chúng tôi: Bác muốn toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tự phấn đấu, đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh để đến ngày giành thắng lợi, chứ không muốn chúng ta cứ ngồi chờ đến ngày thắng lợi! Như Người vẫn thường nói "Phải biết nhìn thấy: Khi nào mùa xuân sẽ đến"(11).

Kết thúc bài viết này cho phép tôi xin mượn câu nói của các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng "Phải tìm hiểu tính độc đáo của tư duy phương Đông, một tư duy được đánh dấu bởi hoài bão tìm kiếm thống nhất của vũ trụ, sự hài hòa giữa những mâu thuẫn, trực giác và tính tổng hợp"(12). Nhà xã hội học người Pháp Pôn Muyt (Paul Mus) có phần nào có lý khi ông đưa ra lập luận để nắm bắt qua Hồ Chí Minh "tâm linh" (Psyché). Còn chúng ta vẫn luôn gọi Người là Bác - Bác Hồ của chúng ta.

Huế 12.1998
C.H.H
(123/05-99)

------------------------------------------------------------------
(*) Thomas Jefferson sau trở thành Tổng thống thứ ba của nước Mỹ.
(1) Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử NXB Văn học 1977.
(2) Bác Hồ với Hà Tuyên - Lịch sử Đảng bộ Tuyên Quang. Tập I trang 74.
(3) Nghị quyết BCHTW Đảng lao động Việt Nam lần thứ 6 (Khóa II) 7 - 1954.
(4) Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5 - 1994.
(5)Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Hà Nội ngày 8.5.1993 - dẫn theo Lê Cường.
(6) Bác Hồ với bộ đội phòng không - NXB sự thật 1992.
(7) RSMc Namara - Nhìn lại quá khứ: Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia 1995.
(8), (9) Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước hội nghị Paris - Viện quan hệ quốc tế 1990.
(10) Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
(11) Trích hồi ký của nhà văn Nga Vatali Ôdêrốp - Ủy viên Ban thư ký Hội Nhà văn Liên xô (cũ) dẫn theo Lê Cường - Tạp chí Xưa Nay số 46B tháng 12/1997
 (12) Xem: Hữu Ngọc - Phác thảo chân dung Văn hóa Pháp, NXB Ngoại văn Việt Nam, Hà Nội 1991 trang 18.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.