Tình thu Hà Nội
Tháng chín mùa thu
tôi về Hà Nội
Lang thang ba mươi sáu phố phường
Rồi dừng chân bên Hồ Gươm
lãng đãng khói sương
Dưới tượng đài
Lý Thái Tổ uy nghiêm
Tiếng đàn ngân
những người trẻ cùng nhau hòa tấu
Từng giai điệu véo von
bổng, trầm, thánh thót
Ru hồn người lữ khách bâng khuâng
Ai thích ký họa chân dung
ngồi xuống bên nàng
Một thoáng thôi
khuôn mặt hằn trên giấy
Giống hay không
chẳng bận lòng chi lắm
Ngắm bàn tay thon
người họa sĩ tài hoa
Bước qua cầu Thê Húc
mưa sa
Từng giọt rơi rơi
bên đàn cá lượn
Khóm rêu rong
giật mình thức giấc
Tiếng gió đàn
liễu rũ
bóng chiều buông
Ước cụ rùa
sống mãi với thời gian
Thỉnh thoảng đội sóng lên bờ
nằm phơi trên cỏ nắng
Vắng cụ chốn xưa
như thiếu chút gì lãng mạn
Nước nhạt màu từ độ ấy chia xa …
Xanh tự bể dâu
Tôi ngồi đây trên hè phố bụi
Nghe thấm từng nỗi đắng niềm cay
Giọt cà phê chào nhau buổi sáng
Giọt rượu nào ấm lại đêm nay
Từng tiếng động, người về nô nức
Bước chân trần dừng lại sông xưa
Soi bóng đời mình trong ngấn nước
Đổi thay hoài theo cuộc nắng mưa
Thương cầu cũ nằm bên phố chợ
Gối đầu mơ cổ tích xanh rêu
Ngỡ hồn ai về đêm sương khói
Dáng con thuyền về bến buông neo
Tìm chi nhỉ trên đường thiên lý
Dấu hài em nhòa nhạt nơi đâu?
Bao buồn vui, vùi chôn dưới mộ
Ngọn cỏ nào xanh tự bể dâu...
(TCSH54SDB/09-2024)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.