Tình thu Hà Nội
Tháng chín mùa thu
tôi về Hà Nội
Lang thang ba mươi sáu phố phường
Rồi dừng chân bên Hồ Gươm
lãng đãng khói sương
Dưới tượng đài
Lý Thái Tổ uy nghiêm
Tiếng đàn ngân
những người trẻ cùng nhau hòa tấu
Từng giai điệu véo von
bổng, trầm, thánh thót
Ru hồn người lữ khách bâng khuâng
Ai thích ký họa chân dung
ngồi xuống bên nàng
Một thoáng thôi
khuôn mặt hằn trên giấy
Giống hay không
chẳng bận lòng chi lắm
Ngắm bàn tay thon
người họa sĩ tài hoa
Bước qua cầu Thê Húc
mưa sa
Từng giọt rơi rơi
bên đàn cá lượn
Khóm rêu rong
giật mình thức giấc
Tiếng gió đàn
liễu rũ
bóng chiều buông
Ước cụ rùa
sống mãi với thời gian
Thỉnh thoảng đội sóng lên bờ
nằm phơi trên cỏ nắng
Vắng cụ chốn xưa
như thiếu chút gì lãng mạn
Nước nhạt màu từ độ ấy chia xa …
Xanh tự bể dâu
Tôi ngồi đây trên hè phố bụi
Nghe thấm từng nỗi đắng niềm cay
Giọt cà phê chào nhau buổi sáng
Giọt rượu nào ấm lại đêm nay
Từng tiếng động, người về nô nức
Bước chân trần dừng lại sông xưa
Soi bóng đời mình trong ngấn nước
Đổi thay hoài theo cuộc nắng mưa
Thương cầu cũ nằm bên phố chợ
Gối đầu mơ cổ tích xanh rêu
Ngỡ hồn ai về đêm sương khói
Dáng con thuyền về bến buông neo
Tìm chi nhỉ trên đường thiên lý
Dấu hài em nhòa nhạt nơi đâu?
Bao buồn vui, vùi chôn dưới mộ
Ngọn cỏ nào xanh tự bể dâu...
(TCSH54SDB/09-2024)
DUY TỪ
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
Tường Thi (gt)
LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.
(SHO). Người đã ra đi thật rồi
Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân
NGUYỄN PHI TRINH
NGUYỄN DUY
Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng
NGÔ MINH
THANH THẢO
Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ
HỒNG VINH
Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.
NGUYỄN MIÊN THẢO
VI THÙY LINH
ĐÀO DUY ANH
Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.
Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế
TRẦN ĐÌNH BẢO