THÚY BẮC
Cửa sổ gần bàn cu Và ngồi học, có một cây ớt mẹ trồng vào chậu đất để ngoài hiên. Cây ớt quả tím, hoa cũng màu tím, quà bác Tâm tặng mẹ. Không phải chỉ cu Và với mẹ thích cây ớt mà hàng xóm cạnh nhà ai cũng thích. Cây ớt quanh năm có hoa. Ăn hết lứa quả này, hoa lại kết lứa quả khác.
"Chiếc đồng hồ lớn" Sơn dầu của Bửu Chỉ
Mẹ quý cây ớt, chiều cây ớt hơn các cây cảnh khác. Hôm nào đi làm vội, mẹ lại dặn cu Và ở nhà chăm tưới cho cây ớt tươi. Hôm nào cu Và quên, chiều về mẹ lại khẽ khàng nhắc:
- Và ơi! Hình như con quên, cây ớt buồn đấy, con ạ.
Cu Và giật mình mới chợt nhớ:
- Thế hả mẹ! Con sẽ cho nó vui ngay.
Miệng nói, chân cu Và lếch xếch chạy đến bể nước, vục đầy một ca nước đến đổ từ ngọn xuống gốc cho cây ớt. Thế là cây ớt lại tươi tỉnh.
Một hôm trời nắng gắt, sáng ra đi làm mẹ đã dặn cu Và, nhưng cái đoàn tàu quái ác của bạn Tuấn lùn cứ chạy theo tiếng còi toe toe của bạn Luân trên sàn gỗ. Cái tiếng cuốn hút đã làm cu Và quên khuấy mất.
Chiều tối, mẹ đi làm về, cây ớt hôm qua đang đầy hoa, một màu hoa tím ngát đẹp là thế, bây giờ mặt mũi nhăn nhúm, buồn rủ xuống, cơ hồ chỉ còn nhổ mà vứt.
Mẹ gọi cu Và ra đến tận gốc ớt và lại khẽ khàng:
- Con trông đây này, cây ớt có đáng thương không! Mẹ nhờ con có mỗi một việc mà con không giúp được mẹ sao? Cây ớt đang tươi đẹp thế, bây giờ thì héo quá, kiệt sức rồi. Có tưới cũng khó sống nổi.
Cu Và nhìn mẹ thấy mẹ buồn rượi. Và thương mẹ quá, lại thương cả cây ớt. Nhưng cu Và lại nghĩ không phải lỗi đó của cu Và, mà cây ớt buồn là tự nó thích buồn.
Mẹ vào nhà rồi cu Và bê cây ớt xuống, chú lấy cây dao cùn xới tung đất chung quanh gốc ớt. Chú bắt chước mẹ những lần trước mẹ vẫn làm thế. Chú định xới xong đất sẽ múc một ca nước dội từ trên ngọn xuống gốc, may ra cây ớt tỉnh lại.
Dao cùn cu Và vừa nhấc lên khỏi đất thì thấy một dế trũi ngóc đầu lên theo. Chú giật mình rụt tay. Nhưng rồi lại nhận ra dế trũi, chú lên giọng quát:
- A dế trũi! Mày đấy hả. Mày làm gì ở đây. Ông bắt quả tang nhé. Đúng mày đã cắn cho ớt héo. Ớt buồn, mẹ buồn… Thảo nào, đúng mày!
Dế trũi rụt rè ngẩng đầu nhìn cu Và như muốn thanh minh. Cu Và to tiếng trấn át:
- Còn nhìn hả mày. Tội đáng tử hình. Phải án tử hình mày... Cơ mà... Phúc cho chú mày hãy vào bao diêm này, nằm im đã. Trốn thì ông đánh chết.
Chị Chim sâu từ nãy quanh quẩn tìm mồi ở dàn hoa lý bên cạnh, nghe tiếng quát nạt của cu Và, chị đưa mắt nhìn sang thấy trũi đang bị lôi cổ nhốt vào bao diêm, lại nghe nói tử hình, chị thương trũi quá.
Tuy không họ hàng, không bạn bè với trũi, nhưng tính chị hay động lòng, vả lại chị thấy riêng việc này thì oan cho trũi. Theo chị biết thì trũi không cắn rể ớt bao giờ. Cây ớt có buồn héo thì không phải lỗi của trũi. Chị thấy cần phải có ý kiến về việc này:
- Ti tách, ti tách, anh học sinh lớp hai ơi! Không đúng, không đúng như anh nói đâu!
Nghe tiếng gọi, cu Và ngước lên. Chị chim sâu nhìn cu Và nghiêm trang đĩnh đạc:
- Ti tách, ti tách! Không phải trũi cắn cây ớt. Công bằng mà nói! ti tách, ti lách, không phải trũi. Anh nhầm. Tại vì cái giọt nước ấy. Cái giọt nước không rơi xuống đất, không cho ớt uống, ớt khát. Ớt khát thôi! Không phải trũi! Không phải trũi!
Cu Và không trả lời chị chim sâu. Bê hộp diêm có trũi vào nhà, cu Và lặng im nghĩ ngợi.
T.B
(SH20/8-86)
Truyện ngắn
TRẦN BẢO ĐỊNH
Phạm Đình Ân - Trần Quang Mới
NGUYỄN ĐÀO MAI KHÁNH
Olephia
Cha không thể trở về với con được nữa
Con không thể chạm vào cha được nữa
...
LÊ THANH VÂN
Chi một người chết đi, ông ấy nắm trong tay những gì đã cho đi khi còn sống”. Tôi vẫn còn nhớ mãi tấm lòng nhân hậu của một cô bé nghèo.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Nguyễn Thu Vy
Nguyễn Ngọc Phú - Hà Ngọc Hoàng - Lê Đình Tiến
HỒ DUY
Con Ky thấy lão Mọi tiến vào nhà. Rõ rồi. Đây là cơ hội hiếm hoi, khi bố Út cưng ở đâu chưa về. Ky ghét lão Mọi đến tận... răng. Lão hay trộm vặt từ trong nhà cho tới ngoài vườn. Không ai thấy, chỉ mình Ky phát hiện. Nhưng mỗi lần Ky vồ thì lão Mọi hét lên; và bố Út cưng xách gậy lao ra. Đơn giản, Ky ăn đòn.
Bình Lộc - Nguyên Hào
Nguyễn Văn Song - Phan Hoài Thương
THANH NHƯ
1.
Bé Ty ré lên tầm nửa đêm. Bố chồm dậy và mẹ cũng thế.
Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Minh Khiêm
CÂY BÚT TUỔI HỒNG
Cuộc sống hôm nay, người ta đi tìm những giá trị thực dụng, thì chúng tôi lại đi tìm những mầm non văn chương, hòng kiếm ra những chiếc lá, nhành cây, nụ hoa tâm hồn bé bỏng giữa cuộc đời. Với mong muốn sẽ gầy dựng được một vườn hoa mát lành giữ lại cho cuộc sống một khoảng xanh râm mát. Để lỡ khi ai đó có những vấp váp trong đời mình, sẽ ghé lại ngồi nghỉ ngơi.
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Chúng ta đều đội bầu trời lên đầu, để mà thức giấc, để được thao thức. Mỗi sớm khuya đều là sự xoay chuyển của mặt trời, sự cho và lấy đi ánh sáng, sự tặng và đòi lại bóng đêm.
Đàn voi biết ơn được viết dựa theo một câu chuyện có thật. Khi nhà bảo vệ thú rừng nổi tiếng Lawrence Antony (1950 - 2012), tác giả của cuốn sách bestseller The Elephant Whisperer, từ trần ngày 7 tháng 3 năm 2012, 2 ngày sau, gia đình ông ngạc nhiên chứng kiến cảnh nhiều voi được dẫn đầu bởi hai voi mẹ, nối đuôi nhau đi hàng dặm đến viếng tang trước nhà ông. Chúng lưu lại trước nhà như để tang, hai ngày không ăn uống rồi im lặng ra đi. Cả thế giới kinh ngạc trước trực giác tâm linh cũng như bản tính trung thành của loài voi.
Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú
Thấu hiểu nhu cầu chăm sóc và giáo dục con cái, bộ truyện thiếu nhi cao cấp Ehon của Nhật Bản – Chuyện nhà Okashiki dành cho trẻ 3 - 7 tuổi sẽ là một món quà đặc biệt dành cho cha mẹ và các bé nhân dịp mùa hè này.
Bằng giọng văn sống động đặc trưng, cách kể chuyện hóm hỉnh, duyên dáng, lối xây dựng tình huống bất ngờ, chi tiết dồi dào và chân thực, qua bộ sách đầu tiên dành cho thiếu nhi, nhà văn Dương Thụy đã dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vô cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cười.
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Ta lang thang ra bờ biển lạnh vắng bóng người, nhận ra kì thực những con ốc biển khơi chỉ là loài thủy sinh nào đó vay mượn chiếc vỏ để sống rồi lại rời đi tìm chiếc vỏ khác mà không gì.
THANH DUY
Ngày xửa ngày xưa. Khi con người chưa xuất hiện, lịch sử của trái đất có một giai đoạn hạn hán kéo dài. Đất đai nứt toác. Muôn loài vạn vật sống ngắc ngoải đếm từng ngày trôi.
Đông Hương – Nguyễn Văn Thanh