Chiều trong vườn thư pháp chùa Huyền Không

16:21 13/08/2009
NGUYỄN QUANG HÀChùa Huyền Không Sơn Thượng tan trong non xanh và lá xanh. Dẫu đang còn tranh tre mộc mạc, nhưng thanh thoát, duyên dáng và thảnh thơi như lòng người ở đây. Đúng như nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh tâm sự: “Cảnh là tơ duyên của đời”. Đến Huyền Không Sơn Thượng cảm giác đầu tiên của tất cả du khách là thấy lòng mình ấm lại.

Khung cảnh trong khuôn viên chùa Huyền Không sơn thượng - Ảnh: Thoại Hà - evan

Đứng trước am Mây Tía nhìn xuống, trong tầm mắt 100 mét, là chiếc hồ do chùa đắp con đập nhỏ, ngăn dòng suối từ trên núi mà thành. Hồ không rộng, nép giữa vách núi hai bên, giống một tấm gương con của núi non hơn là một cái hồ, giống như một dụng ý của người làm ra nó. Bên phải hồ là nhà thư pháp. Đối diện với nhà thư pháp, bên trái hồ là một bãi thông nhỏ, một gò nổi gồ lên bên mép nước, vườn thông đang sức lớn này là vườn thư pháp. Thư pháp treo trên thân cây thông đang lớn.

Dọc đường từ am Mây Tía xuống nhà thư pháp là con đường quanh co bên sườn non, chốc chốc lại gặp bức thư pháp viết trên đá, hay treo dưới một mái tranh nho nhỏ, như hai trang sách mở ra, úp xuống giữ gìn những hàng thư pháp như rồng bay.
Không gian ấy và vườn thư pháp ấy dẫn du khách phút chốc lạc vào cõi thoát tục.
            “Con sông cuồn cuộn con sông chảy
            Cát bụi theo nhau cát bụi về
            Quay lại muốn tìm chân diện mục
            Chợt bóng mình hút giữa hoang khê”.

Nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh lang thang tìm nơi dừng chân. Ngay sau hoà bình 1975, một ngôi chùa lá được dựng ngay bên núi dưới chân đèo Hải Vân, bên ngoài chỉ có 3 chữ đơn sơ: Chùa Huyền Không. Ít lâu sau ngôi chùa ấy bị bỏ hoang. Nhà sư về Hương Hồ dựng chùa Huyền Không hạ. Khi chùa khang trang, du khách trong ngoài nước đã biết, tới đông, Sư Minh Đức giao chùa lại cho sư đệ Pháp Tông trông nom, ông tìm lên Đồng Chầm, vào một khe núi chỉ có đá và cây, ông chống gậy trúc ở đây, và lập nên chùa Huyền Không Sơn Thượng.
            “Xin trả chim đôi cánh
            Đôi cánh nhẹ bay xa
            Ta một mình lặng lẽ
            Một mình  ngắm mây qua”


Toàn cảnh trước chùa - Ảnh: khamphahue.com.vn


Cho đến bây giờ thì Huyền Không Sơn Thượng, dẫu còn đơn sơ, còn “hoang khê”, nhưng  đã là một địa chỉ văn hoá của Huế. Du khách ngồi với nhau, rung đùi ngâm nga:
            “Du khách đến Huyền Không quên cả lối về
            Quên cả  mình đang lạc giữa sơn khê
            Nhấp ánh trăng suông cùng mây gió
            Gặp chốn hư vô như gặp cõi đi về”.

Chiều nay, Festival dưới Huế đang nao nức đợi ngày Tế Nam Giao, bỗng tao nhân mặc khách ào lên Huyền Không Sơn Thượng. Tôi gặp cả Nguyễn Khắc Mai từ Hà Nội vào, Tiến sĩ Thanh Thanh, rồi Ngọc Lan từ Sài Gòn ra. Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh và sư Phước Thanh, trong bộ đồ vàng, nâu sồng nhà chùa, tay cầm quạt thong thả đi chào từng vị khách.

Trong vườn Thư pháp không có ghế ngồi chỉ có đá và chiếu hoa trải quanh vườn. Mỗi chiếu hoa là một nhóm bạn tâm tình, tôi gặp ở đây đủ cả những gương mặt thơ Huế thân quen: Văn Hữu Tứ, Phan Chi, Nguyệt Đình, Hà Khánh Linh, Đức Hiển, Lương Hà, Trần Kim Hồ, Ngô Minh, Linh Trai... Đôi mắt nào cũng vắng bóng sự cập rập đời thường, chỉ còn lại sự nồng ấm bạn bè:
Đúng là:
            “Biển sâu ngựa chạy bon bon     
            Thảnh thơi vô ngại đầu non thuyền chèo”

Tất cả thi sĩ Huế và tao nhân mặc khách ba miền hình như đều đắm mình trong cõi thiền:
            “Ôi ngạc nhiên bao lần
            Ngôn ngữ lạc miền hoang sơ
            Từ vô ngôn đến bây giờ
            Từ bây giờ đến bến bờ vô ngôn”

Mấy nữ sĩ đứng bên bức thư pháp gật gù tâm đắc với nhau:
            “Chữ chẳng là mây thăm phố chợ
            Dạo non xanh hương khói lơ thơ hòa khí bút”.

Giống như ở nơi non xanh này, trong không khí thoát tục này các nữ thi sĩ gặp lại chính mình: Sự thảnh thơi lang thang cùng nàng thơ.
            “Thơ lác đác dạo miền thơ cỏ ấy
            Gặp lại mình trên mỗi dấu vô vi”.

Đến giờ hẹn, du khách tập trung hết về ngôi nhà thư pháp bên bờ hồ. Hương trầm ngào ngạt khói xanh bay ra từ những lư trầm để trên bàn. Thì ra Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và chùa Huyền Không, nhân Festival Huế tổ chức một chiều “Nhàn đàm” thơ vọng cảnh chùa của các nhà thơ xưa”. Hèn chi có sự hội ngộ này.


Thư pháp ở chùa Huyền Không - Ảnh: khamphahue.com.vn


Trong hương trầm, một nhà sư tìm những bạn thơ của chùa, để tặng tập sách mang tên: “Tông thừa tụng” của 160 nhà sư đã làm thơ tả cảnh chùa. Tác giả các bài thơ trong tập sách này, toàn những người nổi tiếng: “Thiền sư Bồn Tịnh”, “Thiền sư Đạo Ngộ”, “Thiền sư Huệ Tịch Ngưỡng Sơn”...
Tôi giở một trang bất kỳ, gặp bài thơ của Thiền sư Huệ Phương:
            “Chẳng động mảy lông ngoài
            Lòng trong không hình bóng
            Suốt ba đời rong chơi
            Mười phương toàn giác mạn”.

Cứ đọc thơ cũng đủ thấy người đã ngộ ra cảnh đời và thoát tục, không còn lo nghĩ gì, đã trở về với miền giác ngộ.
Sau lời đề dẫn của Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, bắt đầu vào cuộc “nhàn đàm”. Ai thích gì nói nấy, chủ đề tập trung vào cảnh chùa. Người tìm một bài thơ mình thích rồi bình, người dãi bày cái tâm của mình đã lang thang rồi gặp tâm Phật, từ đấy, thấy cái triết lý của nhà chùa thật cao siêu. Cố gắng thoát năm căn, để tìm về nơi thảnh thơi.

Tôi tâm đắc với tâm trạng này:
            Có thì có tự mảy may
            Không thì cả thế giới này cũng không
            Vầng trăng vằng vặc bên song
            Có chi có có không không mơ màng”.

Ý thức thiền, ở một phương diện nào đó cũng chung chữ nhàn với đời. Chữ “Nhàn” của chữ Nho, triết tự ra gồm chữ Môn và chữ Nguyệt, ý nói thảnh thơi, nhìn trăng qua cửa sổ, đó là nội hàm của chữ Nhàn.
Giống như Nguyễn Khuyến ngày nào đi thăm chùa, sự gặp gỡ này, ông đã trải lòng, bằng một câu thơ đằm thắm:
            Chùa xưa ở lẫn cùng cây đó
            Sư phụ nằm chung với khói mây”

Giáo lý của nhà chùa được người đời tán thưởng, đi theo, vì đã đi đúng với lòng người:
            “Cú pháp do tâm dẫn đầu
            Tâm chủ, tâm tạo bắc cầu đưa duyên
            Nói làm với tâm tốt hiền
            Như hình với bóng vui liền theo sau”.

Phật dễ hiểu khi 80 phần trăm dân Việt Nam đã theo đạo Phật. Sự hiến dâng xương máu cho cách mạng phật tử chiếm hàng đầu. Đạo Phật là nơi trú ngụ tin cậy của người Việt vậy. Ai cũng muốn tìm đến cõi Niết Bàn, điều đó không xa, thật gần bởi “Tâm người là tâm Phật”. Phật không xa xôi, mà ở tại lòng mình.
Càng về chiều, chùa Huyền Không Sơn Thượng càng đông khách. Các chiếu trải trong vườn thư pháp không hở một chỗ ngồi nào.

Có người hỏi: Tại sao Huyền Không Sơn Thượng heo hút thế mà lại thu hút được khách đông thế? Tôi lấy một câu thơ trong vườn thư pháp để trả lời:
            “Chợt phong vân ghé mái chùa
            Cỏ hoa ý đạo duyên xưa tầm lòng”

Trời đêm xuống từ từ. Khi đôi cánh đêm đen đã phủ lên rừng núi, chợt 500 ngọn đèn và 1000 ngọn nến chùa Huyền Không Sơn Thượng bừng sáng. Giống như ngày nối sang ngày, ở đây không còn đêm nữa. Rất giống lời trong trang thư pháp treo:
            “Chừ đi bảy dặm một hàng
            Lời như cát bụi lang thang đất này”.

Đến lúc phải chia tay, những bàn tay nắm lấy bàn tay, hò hẹn: “Chúng mình sẽ trở về với Huyền Không Sơn Thượng nhé”.
Chiều Huyền Không, một chiều rất thương, rất nhớ. Giống như câu thơ của Minh Đức Triều Tâm Ảnh: “Ta cúi nhặt dấu chân trên cỏ” vậy.

N.Q.H
(185/07-04)

------------------------
* Những câu thơ trong bài lấy trong vườn thư pháp Huyền Không Sơn Thượng.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.