Chiều Tam Giang

14:23 04/05/2009
VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.

Từ Huế, cô bạn thân Hà My chở tôi về chợ Sịa. Nơi đây tôi loanh quanh một hồi như nhớ về một thời vang bóng của vùng đất “nhất Huế, nhì Sịa”. Vùng đất này cũng có nhiều đổi thay, đã mang dáng dấp một chút thị thành nào đó. Tôi nhớ chợ này có tiệm ảnh Nhất Phẩm, hồi ấy có chưng ảnh của mình thời đi học mặc áo dài đội nón bài thơ. Bây giờ về lại đây tôi chỉ muốn tìm tiệm ảnh đó, xin lại tấm hình... Nhưng tôi đã không tìm ra tiệm ảnh ấy nữa, mà cũng chẳng ai lưu một tấm hình đã gần nửa thế kỷ. Tôi viễn vông quá đi mất.

Hà My đưa tôi đến bến đò rồi từ giã tôi về lại Huế. Đò từ bên kia chưa sang nên tôi phải chờ. Ở bến đò này, người ta đã xây dựng đê kè khá đẹp, đặc biệt hàng quán cũng đã mọc lên khá nhiều để phục vụ khách chờ đò. Điều khá thú vị là khách đến đây để thưởng thức các món ăn đặc sản đầm phá khá đông, có lẽ họ là người chung quanh thị trấn. Hóa ra khu vực bến đò này đã trở thành dãy hàng ăn khá đặc sắc. Vì vậy trên cầu bến bày bán khá nhiều cá hanh, cá dìa hay cua, ghẹ... Tôi ngồi lẫn với những người chờ đò khác. Chiếc áo bà ba màu tím và chiếc túi nhỏ trên tay, tôi vẫn như ngày xưa, mười hay mấy mươi năm trước đã chờ đò qua bến này. Tiếc rằng màu thời gian đã kịp ghi dấu trên tôi, để nơi đây tôi như vừa lạ lại vừa quen. Không! Tôi là người quen đấy thôi. Khi cô bé bán hàng có hai má lúm đồng tiền tròn xoe kia chưa ra đời, tôi đã từng qua lại bến đò này. Tôi đang trở về sau một chuyến đi xa. Tôi không phiêu du vì biết mình đi đâu, về đâu và tôi đang trở về.

Chiều nay tôi qua phá để về vùng chợ Biện. Ngôi chợ nhỏ nằm bên bờ phá bên kia. Nghĩa là bến đò và con đò này chỉ chở người sang ngang. Ngày xưa đi đò dọc cũng chờ ở bến đò này nhưng bây giờ đò dọc chỉ ghé để trả khách. Khách đi đò chủ yếu là lên Huế, qua Cầu Hai hay từ Huế về Vĩnh Tu, chợ Biện. Nếu câu ca dao cho rằng “Phá Tam Giang ngày nay đã cạn” e rằng không đúng lắm. Vùng Tam Giang phía Bắc này có đập cửa Lai như một chiếc cầu băng qua Phá nhưng mùa mưa việc đi lại xem như ngừng hoàn toàn. Không hiểu với Phá Tam Giang mênh mông này có bao nhiêu con đập hay chiếc cầu bắc qua? Người dân Huế có Phá Tam Giang như bước đệm giữa đồng bằng và biển cả, mà sự thông thương giữa Phá với các đầm Thủy Tú, đầm Chuồn, đầm Cầu Hai đã tạo nên vùng đầm phá độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á. Tam Giang đâu chỉ đơn thuần là cái tên để gọi, nghĩa rất rõ ràng của Phá này là nơi hợp nhất của ba dòng sông đẹp: sông Ô Lâu, sông Hương, sông Bồ trước khi đổ ra biển cả.


Chiều, sóng Tam Giang gợn nhẹ. Mặt trời như lấp lóa thêm những quầng sáng vàng bạc trên từng đợt sóng kia. Rồi tôi cũng thấy mặt trời như cái mâm đỏ rực sau những cồn cát xa xa, con đò lướt sóng rất êm, có phải đò đầy nên bớt đi sự chao đảo của sóng? Tôi chợt nhận ra trên chiếc đò này sự im lặng khá tuyệt đối, tất cả đều nhìn bâng quơ ra phá. Hẳn không phải có người lần đầu qua Phá hay từ một nơi trở về nào đó để cảm nhận sự thân quen. Cũng không phải vì nhánh rong kia dập dờn hay con cá nhỏ lao mình lên đớp sóng. Họ cũng như tôi đều chung một nôn nao là được lên bờ, đặt chân đến vùng đất mình đang tìm đến. Lâu lắm rồi, tôi mới thực hiện được lời hứa về Thế Chí. Tôi không quên, không lần lữa nhưng cứ lỡ hẹn nhiều lần. Bởi tôi sợ tôi về rồi tôi sẽ đi. Sợ làm người lạ trong ngôi nhà mình đã quá thân quen. Ngôi nhà mà mấy chục năm sống ở phương xa, tôi cứ thấy như tay mình mát lạnh khi tay lên hàng gỗ  bóng nhẫy. Tôi đã không hối hận khi từ chối lời đề nghị của Hà My “Hà My chở Ngọc Lan theo quốc lộ 44, đọc theo dòng Ô Lâu về chợ Biện. Mau lắm!”.

Bởi tôi muốn tìm lại cảm giác sang ngang, muốn trở lại thành người năm cũ, muốn thời gian không hề ghi dấu sự chia ly. Gió trên Phá lồng lộng. Hình như mắt tôi thấy cay cay thì phải. Không phải những sợi tóc tình cờ quất vào mặt mà là khói mỏng manh, cay sè từ bếp cơm chiều của một chiếc đò trên Phá. Ô hay, thằng bé trên đò kia hồn nhiên quá đỗi! Sợi dây diều trên tay nó như căng ra, tưởng như chút xíu thôi sợi dây sẽ nhấc bổng nó lên để bay theo cánh diều. Bầu trời và con diều đều in xuống mặt nước trong vắt. Chỉ đến khi chiếc đò tôi đang đi rẽ sóng đi tới, tất cả đều biến mất. Sóng vỗ lăn tăn dưới mạn thuyền. Thằng bé vẫn hớn hở thả căng thêm sợi dây. Cánh diều làm vùng Tam Giang như xanh hơn, cao hơn. Một cảm giác như nhẹ nhàng vừa choáng ngợp trong tâm trí tôi. Cuộc sống thật bình yên. Giấc mơ của trẻ con thì bao giờ cũng đẹp. Tôi ước chi mình cũng tiếp nối được những giấc mơ của thời thơ ấu.

Mười phút trên con đò sang ngang. Tóc tôi như ẩm hơn vì hơi nước bốc lên mát rượi. Bên kia bến đò, nơi tôi vừa rời bến, đã lố nhố người chờ con đò cập bến quay mũi trở về. Bến bên này phá hay bên kia Phá, bên nào là nơi để chiếc đò trở về neo đậu? Còn tôi, tôi đang thật sự trở về.

V.N.L
(242/04-09)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.

  • BÙI KIM CHI

    “Giữ chút gì rất Huế đi em
    Nét duyên là trời đất giao hòa
    Dẫu xa một thời anh gặp lại
    Vẫn được nhìn em say lá hoa.

    (...)

  • CHU SƠN

    1.
    Này, xa là những cảm nhận chủ quan hàm chứa một góc nhìn giới hạn, tương đối và hoàn toàn xa lạ với những khẩu hiệu thời thượng là vĩnh cửu, muôn năm.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cùng với rất nhiều nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam, nghề Kim hoàn được biết đến với sự sáng lập của hai vị tổ sư Cao Đình Độ và Cao Đình Hương ngay trên vùng đất Cố đô. Tài năng của các ông đã biến nghề kim hoàn trở thành một nghề thủ công độc đáo, mang đậm sắc thái Việt và được truyền bá khắp ba miền đất nước trong hơn hai thế kỉ qua.

  • LÊ VĂN LÂN

    Hằng năm cứ vào dịp 9/1 (ngày sinh viên học sinh), ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải phóng Huế), những người hoạt động trong phong trào (người ta thường gọi là “dân phong trào”) lại họp mặt tưởng nhớ những người hi sinh, ôn lại truyền thống, chia sẻ những trăn trở trước thời cuộc và tự dặn mình phải sống xứng đáng với những người đã khuất, những đùm bọc thương yêu mà nhân dân đã dành cho mình.

  • ĐÀO HÙNG
    (Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam)

    Hồi còn bé, đôi lần tôi được cha tôi là ông Đào Duy Anh, đưa đi chơi và có ghé thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Rồi cũng có lần tôi thấy cụ Huỳnh đến gặp cha tôi ở ngôi nhà trên đường Hương Mỹ (nay là Chu Văn An), thành phố Huế.

  • LÊ MẬU PHÚ 
               Tùy bút 

    Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chạy dài hơn 60 cây số, qua nhiều rừng núi với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và nhận nhiều nguồn nước từ những con thác, rồi sau đó hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng thành một dòng sông, gọi là sông Hương. Từ đó, sông xuôi về biển thêm 30 cây số nữa.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    “Ơi khách đường xa, khách đường xa
    Dừng chân ghé lại Đông Ba chợ mình”

  • TRẦN NGUYÊN SỸ
                      Ghi chép

    Chúng ta thử hình dung Huế như một ngôi nhà cổ, mà con ngõ đón thập khách phía Nam là đoạn quốc lộ từ Thủy Dương xuống Phú Bài thì khỏi cần trả lời câu hỏi: Với Huế, Hương Thủy có quan trọng không?

  • HỮU THU - BẢO HÂN

    Không ít người ở Huế thế hệ sinh năm 1950 đã từng được ngắm cái điệu đà của rong rêu, sự bỡn đùa của từng đàn cá tung tăng theo chiều con nước sông Hương.

  • PHAN THUẬN AN

    Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
     

  • HỮU THU & BẢO HÂN

    Đường 12 được giới hạn từ ngã ba Tuần lên Bốt Đỏ. Chỉ kéo dài hơn 50 cây số nhưng đây là quãng đường không dễ vượt qua, bởi trước năm 1990, muốn lên A Lưới, từ Huế xe phải chuyển hướng ra Đông Hà, ngược đường 9, đến cầu Đakrong rẽ trái rồi men theo đường Hồ Chí Minh để vào. Thuở đó, đường xa, xe xấu nên cán bộ được phân công lên huyện vùng cao này ai cũng ái ngại và bỏ cuộc.

  • BÙI KIM CHI Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích đức kế gia phong

  • PHAN HƯƠNG THỦY Hệ thống lăng tẩm và Cung điện ở Huế luôn luôn là một đối tượng chính của các nhà nghiên cứu Mỹ thuật, và các nhà nghiên cứu lịch sử Huế đã để lại cho chúng ta những cái mà thời trước không còn.

  • Một số anh chị em ở Huế biết tôi có ghi chép được ít nhiều về Nguyễn Tuân, bảo tôi viết lại và gửi cho Tạp chí Sông Hương. Riêng tôi, muốn tạo một dịp để anh Nguyễn nói trực tiếp với bạn đọc Sông Hương, nên xin được hỏi anh Nguyễn chung quanh chuyện Huế, được anh Nguyễn nhận lời, tôi xin trung thành ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANGHiếm nơi nào trên đất Huế có phong thủy hữu tình, trời, đất, nước, người cùng quyện hòa thanh thái trong một không gian xanh ngát xanh như đất thôn Vỹ. Đất này được dòng Hương Giang và phụ lưu Như Ý ôm trọn vào lòng như hai cánh tay của một người mẹ vỗ về.

  • TRẦN THÙY MAI Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là Tổ quốc Việt Nam, đều yêu và đều thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó lại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen.

  • ĐỖ NAM Hàng trăm năm nay ai cũng biết đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 02 cửa thông ra biển: Thuận An và Tư Hiền.

  • BÙI MINH ĐỨC (Tiếp theo Sông Hương số 267, tháng 5 - 2011)

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 95 năm ngày mất Thái Phiên - Trần Cao Vân: 17.5.1916 - 17.5.2011)                Bút ký