Đương thời, vua Bảo Đại từng nhận xét về vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu rằng: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê”.
Hai con tem cổ có in hình Nam Phương Hoàng hậu.
Nam Phương Hoàng hậu, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963). Bà là vợ vua Bảo Đại, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sinh ra tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường, nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, bà vốn xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Cha mẹ bà sinh được hai con gái, bà là thứ hai. Cuộc sống của hai chị em vô cùng sung sướng. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm, đẹp đẽ. Đó có lẽ cũng là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này sẽ trở thành Hoàng hậu.
Năm 1926, khi được 12 tuổi, bà được gia đình cho sang Pháp học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9/1932, sau khi học xong, bà Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên cùng một chuyến tàu với vua Bảo Đại nhưng hai người không gặp nhau.
Tới khi đã về Việt Nam được gần một năm, nhân dịp vua Bảo Đại lên Đà Lạt nghỉ mát, trong một buổi dạ tiệc có sự sắp xếp trước, bà đã gặp vua Bảo Đại lần đầu tiên.
Hoàng hậu Nam Phương sau này từng nhắc lại một cách chi tiết về buổi gặp gỡ đầu tiên đó:
“Hôm đó, giấy mời gửi tới cậu Lê Phát An tôi, mời cậu và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa là chỉ đến tham dự một chút, vái chào nhà vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng.
Tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài, mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông đốc lý trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà.
Vừa đi ông vừa nói: Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được. Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông đốc lý bước tới bên cạnh vua rồi nghiêng mình kính cẩn nói bằng tiếng Pháp: Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse.
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với nhà vua, tôi đã không ngần ngại đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi dậy theo nhịp Tango, ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, ngài mới cho tôi biết hôm đó ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người phụ nữ Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và hành lễ đúng cung cách với ngài”.
Về cuộc tình duyên này, vua Bảo Đại về sau có viết trong cuốn “Con rồng Việt Nam” như sau:
“Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse (tên thánh của bà Nguyễn Hữu Thị Lan) thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú.
Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê. Do vậy mà tôi đã chọn từ ghép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”. Nam Phương theo lý giải của vua Bảo Đại có nghĩa là “người con gái miền Nam”.
Khi vua Bảo Đại hỏi cưới, gia đình bà ra điều kiện bà phải được tấn phong Chính cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, được giữ nguyên đạo Công giáo và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo. Riêng vua Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Do bà Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân của bà và vua Bảo Đại đã gặp phải nhiều lời phản đối. Trước Hoàng tộc, vua Bảo Đại đã phải “nói cứng” rằng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho… triều đình”.
Hôn lễ được tổ chức ngày 20/3/1934 ở Huế. Khi đó, vua Bảo Đại 21 tuổi, còn bà Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng hậu được diễn ra. Nhà vua phong cho bà tước vị Nam Phương Hoàng hậu.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ. Vì 12 đời vua Nguyễn trước, vợ vua chỉ được phong tước vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Hoàng hậu Nam Phương cùng vua Bảo Đại có tất cả 5 người con. Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo việc tổ chức lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các tiên đế và đi vấn an các bề trên. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị. Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam sang Pháp năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bảo Đại có đến thăm bà vài lần.
Dân làng kể rằng cuộc sống của bà tuy không khó khăn nhưng cũng không hạnh phúc. Bao năm chỉ thấy cựu hoàng về thăm bà mấy lần. Thường bà chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ, thỉnh thoảng lắm mới về Paris thăm các con. Có lẽ vui nhất đối với bà là những dịp nghỉ hè khi các con về chơi với mẹ.
Một lần, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng. Không ngờ sau đó, càng lúc bà càng khó thở hơn và trái tim đã ngừng đập ở tuổi 49. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó, các con bà đang đi học hoặc đi làm ở Paris.
Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài, lặng lẽ, không tiếng khóc than, không lời điếu văn. Ngày tổ chức tang lễ, ngoài 5 người con bên cạnh quan tài mẹ, không còn một người bà con nào khác.
Theo Hồ Bích Ngọc (Dân Trí)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.