NGUYỄN HUY KHUYẾN
Năm 1960, theo dự thảo của ông Bộ trưởng bộ Quốc gia Giáo dục cho biết Đà Lạt được tổ chức thành một thành phố du lịch, thì nên lập tại đây một Viện Bảo Tàng để thêm phần hấp dẫn du khách ngoại quốc. Với khí hậu khô ráo quanh năm của Đà Lạt, thì nơi này có thể bảo quản được nhiều tài liệu quý hiếm của triều Nguyễn được đưa từ Huế lên.
Chi nhánh Nha Văn khố Đà Lạt (sau là thư viện Đà Lạt)
Những tài liệu cổ thư, những sách Hán Nôm, lịch sử, văn hóa, sách ngự lãm hiện nay đang còn ở nước ta đang lưu trữ bảo quản tại các Viện Nghiên cứu, các Trung tâm Lưu trữ, các Thư viện một phần cũng được chuyển từ Chi nhánh Nha Văn Khố Đà Lạt. Tuy chỉ tồn tại một thời gian, song ý nghĩa của Chi nhánh Nha Văn Khố Đà Lạt nơi bảo quản khối tài liệu quan trọng của triều Nguyễn những năm 1960, thật sự chưa được nhiều người biết đến.
Đà Lạt được đánh giá là một địa điểm quan trọng để xây dựng một quốc khố, một viện bảo tàng, một chi nhánh Văn khố Quốc gia, bởi thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, địa hình. Các nhà lưu trữ, các nhà nghiên cứu có tâm huyết với khối tài liệu của triều Nguyễn ở Huế không khỏi xót xa khi nhìn thấy những tài liệu quý giá của hoàng Triều cứ ngày một mất đi bởi chiến tranh, thiên nhiên lụt lội đe dọa. Chính vì vậy, các phương án di dời toàn bộ khối tài liệu quan trọng quý giá này lên Đà Lạt là hợp lý.
Năm 1960, trước tình hình chiến sự căng thẳng và để tránh những sự xung đột có thể xảy ra gần vĩ tuyến 17, khối tài liệu lịch sử của triều Nguyễn đã được chế độ miền Nam (cũ) di chuyển lên Đà Lạt bảo quản, với ý đồ là thành lập một Quốc khố tại Đà Lạt thuộc quyền kiểm soát của Viện Khảo cổ. Lúc đầu Viện bảo tàng Đà Lạt được xem là một quốc khố để giữ gìn chu đáo các cổ thư và sử liệu quý giá của triều Nguyễn. Việc tổ chức tại Đà Lạt một Quốc khố để gìn giữ những cổ vật quý giá đồng thời với những cổ thư là một công việc hữu ích và hợp lý, có tính cấp thiết, nên làm ngay. Theo đó, cần quan tâm và sẵn sàng cho sử dụng Văn phòng tòa đại biểu chính phủ (hiện nay là nơi làm việc của UBND tỉnh Lâm Đồng), đây là trung tâm nên các khách bốn phương sẽ chăm chú tìm đến thăm viếng.
Việc di chuyển những cổ vật và các tài liệu lịch sử quý giá từ Huế lên Đà Lạt đã được khảo sát và chuẩn bị rất chu đáo, toàn bộ công việc này được tiến hành bí mật và mau lẹ.
Theo tài liệu, hồ sơ lưu trữ số 1055 thuộc phông Nha Văn khố Quốc gia đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II- Tp. Hồ Chí Minh. Hồ sơ này có đến gần 300 trang cả viết tay và đánh máy nêu rõ quá trình di chuyển và kiểm kê số tài liệu được vận chuyển từ Huế vào Đà Lạt năm 1960. Việc di dời tài liệu quý hiếm này cực kì có ý nghĩa bởi Đà Lạt lại là nơi được lựa chọn để bảo quản và trưng bày cho nhân dân và khách nước ngoài thăm quan. Khối tài liệu quý hiếm được vận chuyển bằng xe lửa đầu kéo răng cưa, được mượn ở ga Tháp Chàm.
Qua nhiều lần đệ trình kế hoạch vận chuyển khối tài liệu lớn cổ thư, sách ngự lãm, mộc bản, châu bản của triều Nguyễn vào Đà Lạt. Đoàn công cán ra Huế khảo sát bao gồm các ông Phạm Như Phiên nguyên là Đại biểu tại Cao nguyên Trung Phần, ông Nguyễn Gia Phương phó giám đốc Nha Văn khố và Thư viện Quốc gia, ông Lê Phục Thiện nhân viên về Hán tự tại Viện Khảo Cổ. Phái đoàn được cử đi Huế từ ngày 7/4/1960 đến 11/4/1960, để nghiên cứu thể thức di chuyển khối tài liệu lên Đà Lạt.
Sau khi những chuyến tàu đầu tiên cập ga Đà Lạt khối tài liệu này được chuyển về nhiều nơi, trong đó có địa chỉ số 3 Trần Hưng Đạo, Chi nhánh Nha Văn Khố Đà Lạt, sau này một phần những tài liệu này được chuyển xuống Sài Gòn, còn hơn 30.000 tấm mộc bản được chuyển về nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, cuối cùng được chuyển vào bảo quản tại biệt điện Trần Lệ Xuân trụ sở của Trung Tâm lưu trữ Quốc gia IV, số 02 Yết Kiêu, P5 Đà Lạt.
Chi nhánh Nha Văn Khố Đà Lạt bây giờ là địa chỉ 24 Trần Hưng Đạo, tuy không còn là nơi lưu trữ bảo quản tài liệu nữa, nhưng nơi đây một thời đã là nơi quan trọng của quốc gia, nơi bảo quản nhiều tài liệu quý giá mà đến ngày nay nhiều tài liệu đã phục vụ đắc lực cho giới nghiên cứu.
Có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rằng, nếu như lúc đó Đà Lạt không phải là nơi bảo quản tài liệu của triều Nguyễn thì có lẽ sẽ không còn nhiều tư liệu đến thế, hoặc giả khối tài liệu mộc bản cũng sẽ bị mất mát thất lạc di thiên tai và chiến tranh, thì đến bay giờ chắc cũng không còn một di sản tư liệu thế giới, một tài liệu quý ở Việt Nam và hiếm trên thế giới. Công lao đó một phần không nhỏ thuộc về những nhân viên bảo quản tại Chi nhánh Văn Khố Đà Lạt đã bảo quản gìn giữ những báu vật của quốc gia một thời. Thành phố Đà Lạt lại thêm ý nghĩa khi đã góp phần gìn giữ hàng vạn tấm mộc bản, hàng triệu quyển sách quý và nhiều tư liệu quý báu của quốc gia và thế giới.
N.H.K
(SĐB9-12)
PHAN THUẬN ANMối quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt đã bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong gần 30 năm trở lại đây.
NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?
NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.
NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).
THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.
PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...
Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.