Chất thơ và ý đạo

09:12 29/12/2009
NGUYỄN ĐÔNG NHẬTĐọc xong tập sách do họa sĩ Phan Ngọc Minh đưa mượn vào đầu tháng 6.2009(*), chợt nghĩ: Hẳn, đã và sẽ còn có nhiều bài viết về tác phẩm này.

Bìa sách "Thơ - thi pháp và chân dung" - Ảnh: art2all.net

Tập chuyên luận về Thơ dày gần 500 trang (gồm 26 bài chọn lọc, viết trong khoảng 1963 - 2008), là kết tinh của tâm huyết và tài năng của một người Việt yêu tiếng Việt, am tường văn học Việt, đã giúp người đọc hiểu được những điều cơ bản về một nội dung phức tạp: thi pháp; và những tác gia Việt Nam từ Nguyễn Trãi qua Tản Đà, đến các thi sĩ thời Thơ mới và những nhà thơ đương đại như Bùi Giáng, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật... Trong khuôn khổ bài giới thiệu sách, chỉ xin được nhìn công trình này từ một góc nhỏ: Chất thơ và Ý đạo.

Người làm công việc phê bình thơ thường bị đứng trước hiểm họa: viết biên khảo thì cần “rõ ràng”, trong khi, thơ không bao giờ là sản phẩm “ngó thấy biết liền”, mà, “thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh” (tr. 12), là “địa hạt gắn bó con người và cũng chia rẽ con người ghê gớm nhất”. Giải pháp được chọn lựa: trình bày những kiến giải chuyên môn bằng cách viết “nên thơ”, với một ngôn ngữ giản dị. (Giản dị, cái đích cuối cùng của mọi khổ công nghệ thuật).

Trước hết, là cái nhìn mới: viết về bà Huyện Thanh Quan, chưa ai nhìn thấy “sự e dè nôn nả trong người phụ nữ muôn nơi và muôn đời” (tr.132) ở giọng thơ vốn được đóng khung trong cách gọi quen: cổ kính, trang nhã. Ấy là, khi kết thúc bài viết về nhà nhân chủng học Claude Le’vi Strauss, “chợt nhớ” đến nhà ngữ học Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn: “Cái gì thân thì cũng xa, có khi xót xa” (tr.39).

Cách nói đầy chất thơ như thế có trong suốt tập sách.

Từ nhận thức rằng, “thơ ca là một thành tố tất yếu và năng động của nhân loại” (tr.67), tác giả đã đi đến một định nghĩa thấu đáo về thơ: “Câu thơ hay là một thoáng trần gian” (tr.62).

Đến đây, thì không còn là chuyện văn chương nữa, mà đã chuyển sang lĩnh vực triết học: Thơ như một nỗ lực vươn tới mối tương quan giữa người với người, giữa người và thế giới. (Đấy mới là “thơ thật”). Bởi vì, không nên tìm kiếm ở thơ những cái đã có sẵn của ngoại giới, Bởi vì, thơ là một thế giới riêng, mà để “gặp” được nó, người đọc phải tìm cách thâm nhập trạng thái tâm hồn của tác giả trong khi sáng tạo bài thơ.

Đây là khát vọng mang tính lý tưởng, đồng thời, lại là ước muốn có màu sắc... bi kịch. Ví như, kết thúc bài viết về Nguyễn Trãi, nhà phê bình đã chạm tới sự Hiểu - Ngộ này: “Tôi chỉ ân hận là chưa có điều kiện viết sâu hơn. Nhưng nghĩ cho cùng, những mối tình lớn trong đời mình, sống, sống còn chưa trọn. Nói, nói làm sao nói hết” (tr.116).

Hay như, khi viết về L. Strauss, Đặng Tiến nói: “Levi Strauss là một kẻ hoài nghi” (tr.37). E rằng, đó chỉ là cách nói quen, bởi, tiếp liền, là trích dẫn Strauss: “...muốn sống, phải làm như là sự vật có ý nghĩa; đó là triết lý tạm bợ của cuộc đời, nhưng là triết lý cấp 2...”. Vậy, triết lý... cấp 1 là gì, nếu không là sự thăng hoa tâm linh? L. Strauss không hoài nghi (cả ĐT cũng vậy). Đấy chỉ là sự hoài - nghi - cần - thiết (phất phơ ảnh bóng của tiến trình “đại nghi - đại ngộ” trong Phật giáo). Để dẫn đến nhận thức: Không có giá trị nào mãi mãi không thay đổi. Cụ thể hơn: từ một loại thể thơ cổ, tác giả trực cảm được qui luật của vũ trụ (“Phải chăng, cả vũ trụ được tổ chức theo biền lệ”- tr.70). Cái Ý Đạo nói ở đoạn trên, không phải là niềm tin hay nhận thức tôn giáo mà là sự “chạm tới” nhịp điệu của Dòng Sống: những Khả Hữu và Bất Khả. Và, nghệ thuật là nỗ lực của con người nhằm biến cái bi kịch thành cái Đẹp.

Phê bình thơ, như thế, đã “vượt biên” chức năng chuyên môn. Để giúp con người đến với nhau nhiều hơn...

Một “lục lọi” đáng chú ý: định giá lại Đinh Hùng, thi sĩ bị bỏ quên lâu nay: qua đời đã 43 năm, ngày nay, đọc lại, thơ ông vẫn còn những ngõ ngách chưa khám phá hết.

Và một “nêu ra” khác: Nụ cười trong và đôi mắt sáng của Hoàng Trúc Ly. (Dù. có hơi “nghiêng” tình cảm về thi sĩ này: Trong một số câu thơ của HTL, ngôn ngữ không có được độ bền cao...). (Ở đây, cũng có thể là chuyện cái “tạng” của mỗi người khi đến với thơ).

Thêm một chút ghi chú cần thiết cho lĩnh vực phê bình văn học: “Văn chương và tư tưởng hiu hắt vì những biểu đồng tình, bùng cháy nhờ những bất đồng ý...(tr.78). Câu này, viết từ năm 1970. Bây giờ, vẫn đúng. Sẽ còn đúng.

Để kết: Bài giới thiệu sách này là một sự... vô ích: những lời ngắn và nhỏ, trước một công trình rộng. Vậy nên, mượn ý đã viết hơn 20 năm trước: nói về thơ bao nhiêu cho đủ / hãy cho thơ tự nói lời thơ để... chấm hết: “Thơ - thi pháp và chân dung” là tiếng nói ấm chân tình, đa thanh. Và, độc lập.

Và, dẫu cho “lời nói rồi cũng phôi pha” (tr.146), nhưng, tin vui: nghe đâu, sách sắp được tái bản?

N.Đ.N
(250/12-09)


------------
(*) Thơ - thi pháp và chân dung - Đặng Tiến - NXB Phụ Nữ - quý I/ 2009.



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.