Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.
Hai cha con GS. Từ Giấy cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc ra trận. Hàng vạn gia đình có nhiều người đi bộ đội, lên bưng biền, có nhiều gia đình cả hai thế hệ cùng lên đường chống Mỹ. Nhưng những gia đình mà cả hai cha con đều tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thì không nhiều. Một trong số những gia đình ít ỏi đó là gia đình Giáo sư Từ Giấy. Hai cha con đi chiến dịch với nhiệm vụ khác nhau và đường đi khác nhau nhưng đều hướng tới đích là giải phóng Sài Gòn.
Đi theo đường mòn Hồ Chí Minh : ngày 20/3/1975, sau khi bộ đội ta giải phóng Tây Nguyên, Giáo sư được cử tham gia đoàn công tác của Cục Quân nhu vào Miền nam với nhiệm vụ tổ chức bảo đảm quân nhu cho các chiến dịch tiếp theo. Đoàn công tác gồm 14 người do Giáo sư làm Trưởng đoàn, ông Phan Nhượng làm bí thư chi bộ, tôi là Đặng Trọng Sùng làm phó bí thư chi bộ. Ngay khi nhận nhiệm vụ, ông đã linh cảm về một ngày chiến thắng đang tới gần. Trên đường hành quân, ông tâm sự:” Trong kháng chiến chống Pháp khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi đã linh cảm và tin vào ngày chiến thắng. Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi đã nhiều lần vào chiến trường, nhưng lần này, tôi mường tượng về một chiến dịch rất lớn sắp bắt đầu và ngày toàn thắng không xa. Niềm tin của ông vào ngày toàn thắng và lời bài hát “Lá đỏ” “ …hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn !” vang lên khi các đoàn quân gặp nhau lan tỏa trong đoàn công tác, thôi thúc đoàn tăng tốc độ hành quân. Đến 29/3/1975 đoàn đã vào tới Lộc Ninh- đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Miền Nam.
Đi bằng đường không: cuối tháng 3/1975 Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không- Không quânnhận được lệnh “ chuẩn bị tham gia chiến dịch”. Bộ Tư lệnh quân chủng đã họp bàn và đưa ra nhiều phương án khác nhau. Nhưng gợi mở của Tư lệnh Lê Văn Tri” liệu có thể lấy máy bay địch đánh địch?” đã mở ra hướng giải quyết. Ý tưởng của Tư lệnh càng được củng cố sau khi giải phóng sân bay Đà Nẵng ta thu được khá nhiều máy bay A-37 của quân đội Sài Gòn. Tư tưởng chỉ đạo của Bộ thống soái tối cao lúc đó là “ Thần tốc-táo bạo-quyết thắng”. Tư tưởng đó đã được lãnh đạo Quân chủng, các kỹ sư, phi công của “Phi đội Quyết thắng” thực hiện hết sức sáng tạo. Ngày 2/4/1975 đoàn cán bộ kỹ thuật của Quân chủng do đại úy Hồ Thanh Minh đã bay vào Đà Nẵng để tiếp quản và phục hồi máy bay A-37. Chiều ngày 22/4 các phi công của phi đội 4 Trung đoàn 923 cũng tới Đà Nẵng. Đây là các phi công lái MIG 17 do Liên Xô chế tạo.
Thông thường để chuyển loại máy bay phải mất 3 tháng, nhưng với tinh thần” thần tốc”, các phi công chỉ có 5 ngày làm quen và với 90 phút bay thử nghiệm, sau đó phi đội cơ động vào sân bay Thành Sơn ở Phan Rang. Chiều 28/4/1975 phi đội Quyết thắng gồm Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On xuất kích đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Trận đánh lịch sử này đã phá hủy 24 máy bay và diệt nhiều sinh lực địch. Chiều tối ngày hôm đó cả 5 chiếc máy bay trở về sân bay Thành Sơn nguyên vẹn. Hôm sau, Bộ Tư lệnh chiến dịch thông báo cho Giáo sư là con trai ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Giáo sư rất vui và bất ngờ về chiến công của Không quân Việt nam, trong đó có sự đóng góp của con trai mình. Giáo sư là người rất hóm hỉnh, ông nói với anh em trong đoàn công tác: trong kháng chiến chống Pháp, vợ chồng tôi trong 4 năm ( 1949- 1952) sinh ba cậu con trai, trong kháng chiến chống Mỹ vợ chồng tôi đóng góp hết cho quân đội, như vậy chúng tôi có “tầm nhìn” đấy chứ! Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chống Mỹ từ rất sớm. Bõ những năm vất vả nuôi con đàn.
“Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”
Ngay từ lúc lên đường (ngày 20/3) Giáo sư luôn linh cảm là ngày toàn thắng sắp đến và ngày 30/4/1975 đã đến. Năm cánh quân đã hội quân ở Sài Gòn, khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã thành hiện thực. Ngày 1/5/1975 phi đội Quyết thắng cơ động vào sân bay Biên Hòa. Chiều 2/5 đoàn công tác của Cục Quân nhu vào tiếp quản kho tàng hậu cần ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 3/5 tôi được chứng kiến hai cha con gặp nhau ở Sài Gòn, Giáo sư rất vui và cả đoàn công tác của Cục đã tổ chức liên hoan mừng ngày thống nhất đất nước và mừng cuộc gặp mặt lịch sử của hai cha con. Là người nhiều năm công tác với Giáo sư, đặc biệt cùng ông tham gia chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh, tôi có nhiều kỷ niệm về Ông - người trí thức cách mạng mẫu mực, một trong những kỷ niệm đẹp là cuộc hội ngộ của hai cha con ở Sài Gòn ngày 3/5/1975 còn đọng mãi trong ký ức của tôi.
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG