Trái với khí thế nô nức trước thềm khai giảng năm học mới, chúng tôi đi dọc biển miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên - Huế, nơi cách đây 4 tháng xảy ra thảm họa cá chết để ghi nhận những trăn trở, lo toan của ngư dân và con em họ. Sống bám biển đồng nghĩa thu nhập phụ thuộc vào biển, nhưng thảm họa cá chết do Formosa gây ra khiến việc học của học sinh, sinh viên ở các vùng bãi ngang có nguy cơ bỏ lửng.
Nguy cơ nghỉ học giữa chừng
Chị Trần Thị Liên, thôn 6 xã Triệu Vân (Triệu Phong, Quảng Trị) cho biết, gia đình chị sống nhờ vào biển, nhưng 4 tháng nay không kiếm được đồng nào, không biết có kham nổi việc cho con đi học tiếp đại học nữa hay không. “Nếu không có chính sách gì và đánh bắt hải sản không có chiều hướng khá lên, phải cho con nghỉ học giữa chừng thì tội lắm” - chị Liên, nói.
Sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, nhưng em Trần Khương Huy (huyện Triệu Phong) vẫn lo âu gia đình khó có thể lo được chi phí cho em tiếp tục theo học, bởi gia đình Huy đông anh em, nghề buôn bán hải sản của ba mẹ Huy mấy tháng trở lại đây không thuận lợi. “Em học ở TP. Hồ Chí Minh chi phí đắt đỏ, mà gia đình không có thu nhập, đợt tới nhập học không biết mẹ em phải xoay xở như thế nào” - Huy lo âu.
Sau thảm họa cá chết, ngư dân tại các vùng bãi ngang của tỉnh Quảng Trị rơi vào tình cảnh khốn khó, nhiều gia đình ngư dân đứng trước nguy cơ phải cho con cái nghỉ học.
Để có tiền mua sắm áo quần, sách vở, học phí cho con trai Trần Văn Trường (lớp 9, Trường THCS Phú Hải), vợ chồng ông Trần Khanh (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) trở lại biển đánh bắt cá, nhưng càng ra khơi càng lỗ vốn nên phải neo thuyền gần nửa tháng qua. “Chưa biết năm nay đóng bao nhiêu học phí và các khoản phục vụ ở trường, chứ riêng sắm sửa cho con đã hết tiền triệu rồi”, ông Khanh nói.
Thầy Lê Tuấn Khương - Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diên - cho biết, đầu năm học mới, HS đi học đầy đủ. Một số HS là con của ngư dân gặp những khó khăn nhất định vì cha mẹ không thể ra khơi. “Trường chưa đả đụng gì đến chuyện thu học phí năm học này và mong cấp trên có chủ trương để hỗ trợ HS, tránh tình trạng vì khó khăn mà ngư dân cho con nghỉ học”, ông Khương nói.
Ngư dân Hoàng Xuân Quang (32 tuổi, trú phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - cho biết, sống bằng nghề biển, anh là trụ cột của gia đình nuôi 6 miệng ăn, gồm cha già, vợ và 4 đứa con. Trong đó, 3 đứa đang học tiểu học, đứa nhỏ nhất mới 5 tháng đang trên tay mẹ. Bình thường, khi chưa xảy ra thảm họa cá chết, gắng gượng, anh cũng kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. Thế nhưng, từ khi xảy ra thảm họa biển chết đến nay, cuộc sống của gia đình anh vô cùng khó khăn. Mới đây anh đã phải lặn lội vào tận Phú Quốc xin làm bạn thuyền với ngư dân bản địa.
Cần miễn giảm học phí cho con em ngư dân
“Bước vào năm học mới rồi, giờ sách vở, áo quần, tiền chuẩn bị đóng nộp đầu năm cho 3 đứa con chưa có. Tôi thật sự đang rất lo lắng. Mong sao trong lúc khó khăn này, các con của ngư dân bị thiệt hại vì biển chết của chúng tôi sẽ được miễn giảm tiền học, tiền trường, nếu không sẽ là quá sức, con cái chúng tôi không thể đến trường mất” - anh Quang chia sẻ.
Chờ hồi âm từ Chính phủ
Trước những khó khăn mà HS, sinh viên ở địa phương gặp phải, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục các địa phương cũng hết sức quan tâm, song tất cả phải chờ chủ trương từ Chính phủ.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, một cán bộ Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết, sở vừa rồi đã có văn bản gửi sang HĐND tỉnh đề nghị mức thu học phí năm học mới 2016 - 2017 nhưng chưa có hồi âm. Sau khi có chủ trương sở sẽ trình mức giảm học phí cho con em của ngư dân bị thiệt hại. Ông Lê Minh Đạo - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang đề nghị lên Trung ương xem xét có chính sách hỗ trợ học phí năm học này cho con em ngư dân, hiện đang chờ Trung ương trả lời.
Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị đã chủ động đề nghị NXB Giáo dục Việt Nam tại Đà Nẵng hỗ trợ 400 bộ SGK từ lớp 1 - 12 tặng cho những HS ở vùng biển khó khăn nhất. Bên cạnh đó, ngày 16.8 - Sở GDĐT có công văn số 1060 đề nghị trình HĐND tỉnh Quảng Trị không thu học phí năm học 2016 - 2017 ở vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa. Trước đó, vào ngày 1.8, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có báo cáo số 123 về tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến sự cố môi trường biển tại Quảng Trị gửi Chính phủ, đề xuất việc miễn giảm học phí cho HS ở vùng biển bãi ngang. “Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa được hồi âm, trong lúc năm học mới đã đến rất gần” - bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị, nói.
Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GTĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, sắp tới, tỉnh sẽ thông qua chính sách học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ vào tình huống thiên tai, địch họa bất ngờ, UBND tỉnh sẽ xem xét để có chính sách miễn hoặc giảm cho HS. “Nghị quyết về học phí, trong đó có phần miễn giảm học phí cho con ngư dân sẽ được thông qua tại cuộc họp HĐND tỉnh sắp tới. Vấn đề này, liên ngành cùng bàn chứ riêng ngành giáo dục không thể quyết định được”, ông Hùng - nói.
Theo Lao Động
Hôm nay, ngày 16/6, nhiều địa phương trên cả nước đồng loạt công bố kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tin từ các hội đồng chấm thi cho thấy, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay ở nhiều địa phương vẫn ở mức trên 99% và có xu hướng tăng nhẹ so với mọi năm.
Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, kết thúc ngày thi thứ 2, cả nước có thêm 6 trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động và tai nghe Bluetooth vào phòng thi.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư bổ sung vào Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 được cộng điểm ưu tiên vào Trung học phổ thông.
Vừa qua, phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Hương Trà đã tổ chức tổng kết phong trào “ai đọc nhiều hơn” trong học sinh tiểu học các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã.
Các thí sinh đã hoàn thành xong ngày thi tốt ngiệp THPT 2014.Hôm nay, các thí sinh đã bước vào ngày thi thứ hai với 3 môn thi Toán, Hóa học và Đia lý.
Sáng nay (2/6), các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã hoàn thành môn thi đầu tiên thuận lợi.
Nhân dịp lễ tổng kết năm học 2013-2014, vào sáng ngày 27/5 vừa qua, chương trình học bổng đầy ý nghĩa có tên gọi “Tiếng nói của bạn” đã tiếp tục được thực hiện tại trường THCS Nguyễn Hữu Đà (THCS Quảng Vinh cũ) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 24/5, tại Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chương trình Read Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo – Tập huấn Kiểm tra đánh giá trong giáo dục.
Ngày 25/5, hơn 700 sinh viên Trường đại học Y Dược - Đại học Huế đã tham dự ngày hội tư vấn tuyển dụng việc làm năm 2014 do Trường đại học Y Dược Huế tổ chức.
Ngày 25/5, tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế diễn ra ngày hội việc làm mang chủ đề “Cơ hội việc làm trong tầm tay bạn”, với sự tham gia của hơn 1.500 sinh viên đến từ các khoa, trường trực thuộc Đại học Huế.
Bắt đầu từ ngày 2.6, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra với 4 môn thi trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán, Văn, và 2 môn tự chọn trong 6 môn gồm Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ.
Sau hơn 2 tháng phát động cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. Ngày 21/5, tại thành phố Huế, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Uỷ ban ATGT quốc gia và Công ty HONDA Việt Nam tổ chức trao giải cho các giáo viên và học sinh đạt giải.
Chiều 15/5, tại trường Trung cấp Âu Lạc đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa giữa trường Trung cấp Âu Lạc - Huế và Đại học Quản lý Singapore.
Một mùa hè sắp bắt đầu đồng nghĩa với việc các sinh viên năm cuối chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường, nỗi lo về việc làm đang là nỗi lo chung của rất nhiều bạn trẻ. Nhằm giúp các sinh viên có cơ hội tìm được việc llàm, vào ngày 25/5 tới, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế sẽ tổ chức "Ngày hội việc làm năm 2014" với sự tham gia tuyển dụng của các Công ty, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh.
Đây là chiến dịch nhằm tăng cường thực hiện các chính sách, chương trình và biện pháp nhằm đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập có chất lượng, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua những rào cản mà họ đang phải đối mặt trong việc tiếp cận giáo dục và quyền được giáo dục.
Sáng 8.5, ĐH Huế đã tổ chức Triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ năm 2014. Đây cũng là dịp để ĐH Huế nhìn lại những kết quả hoạt động KH-CN đã đạt được trong năm qua, với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ giảng viên và nhà khoa học ở các đơn vị trực thuộc trên nhiều lĩnh vực khác nhau
Ngày 24-4, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết kết luận thanh tra Trường Cao đẳng Y tế Huế cho thấy trường này đã tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu được giao của Bộ GD-ĐT.
Kỳ thi Olympic Toán sinh viên Toàn quốc lần thứ 22 năm 2014 vừa được tổ chức từ ngày 8 /4/2014 đến ngày 13/4/2014tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi). Đội tuyển Olympic Toán, trường ĐHSP Huế đã đoạt giải đặc biệt Kỳ thi Olympic Toán Sinh viên toàn quốc năm 2014.
Diến ra trong 4 ngày, từ 14/4 đến 17/4, Hội thảo đã quy tụ hơn hơn 200 bác sĩ, chuyên gia về mắt trên thế giới và Việt Nam đến tham dự.
Ngày 16/4, Nhà Thiếu Nhi Huế đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Thiếu nhi "Sắc màu tuổi thơ" tại Nhà thiếu nhi Huế.