Trái với khí thế nô nức trước thềm khai giảng năm học mới, chúng tôi đi dọc biển miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên - Huế, nơi cách đây 4 tháng xảy ra thảm họa cá chết để ghi nhận những trăn trở, lo toan của ngư dân và con em họ. Sống bám biển đồng nghĩa thu nhập phụ thuộc vào biển, nhưng thảm họa cá chết do Formosa gây ra khiến việc học của học sinh, sinh viên ở các vùng bãi ngang có nguy cơ bỏ lửng.
Nguy cơ nghỉ học giữa chừng
Chị Trần Thị Liên, thôn 6 xã Triệu Vân (Triệu Phong, Quảng Trị) cho biết, gia đình chị sống nhờ vào biển, nhưng 4 tháng nay không kiếm được đồng nào, không biết có kham nổi việc cho con đi học tiếp đại học nữa hay không. “Nếu không có chính sách gì và đánh bắt hải sản không có chiều hướng khá lên, phải cho con nghỉ học giữa chừng thì tội lắm” - chị Liên, nói.
Sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, nhưng em Trần Khương Huy (huyện Triệu Phong) vẫn lo âu gia đình khó có thể lo được chi phí cho em tiếp tục theo học, bởi gia đình Huy đông anh em, nghề buôn bán hải sản của ba mẹ Huy mấy tháng trở lại đây không thuận lợi. “Em học ở TP. Hồ Chí Minh chi phí đắt đỏ, mà gia đình không có thu nhập, đợt tới nhập học không biết mẹ em phải xoay xở như thế nào” - Huy lo âu.
Sau thảm họa cá chết, ngư dân tại các vùng bãi ngang của tỉnh Quảng Trị rơi vào tình cảnh khốn khó, nhiều gia đình ngư dân đứng trước nguy cơ phải cho con cái nghỉ học.
Để có tiền mua sắm áo quần, sách vở, học phí cho con trai Trần Văn Trường (lớp 9, Trường THCS Phú Hải), vợ chồng ông Trần Khanh (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) trở lại biển đánh bắt cá, nhưng càng ra khơi càng lỗ vốn nên phải neo thuyền gần nửa tháng qua. “Chưa biết năm nay đóng bao nhiêu học phí và các khoản phục vụ ở trường, chứ riêng sắm sửa cho con đã hết tiền triệu rồi”, ông Khanh nói.
Thầy Lê Tuấn Khương - Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diên - cho biết, đầu năm học mới, HS đi học đầy đủ. Một số HS là con của ngư dân gặp những khó khăn nhất định vì cha mẹ không thể ra khơi. “Trường chưa đả đụng gì đến chuyện thu học phí năm học này và mong cấp trên có chủ trương để hỗ trợ HS, tránh tình trạng vì khó khăn mà ngư dân cho con nghỉ học”, ông Khương nói.
Ngư dân Hoàng Xuân Quang (32 tuổi, trú phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) - cho biết, sống bằng nghề biển, anh là trụ cột của gia đình nuôi 6 miệng ăn, gồm cha già, vợ và 4 đứa con. Trong đó, 3 đứa đang học tiểu học, đứa nhỏ nhất mới 5 tháng đang trên tay mẹ. Bình thường, khi chưa xảy ra thảm họa cá chết, gắng gượng, anh cũng kiếm đủ tiền nuôi sống gia đình. Thế nhưng, từ khi xảy ra thảm họa biển chết đến nay, cuộc sống của gia đình anh vô cùng khó khăn. Mới đây anh đã phải lặn lội vào tận Phú Quốc xin làm bạn thuyền với ngư dân bản địa.
Cần miễn giảm học phí cho con em ngư dân
“Bước vào năm học mới rồi, giờ sách vở, áo quần, tiền chuẩn bị đóng nộp đầu năm cho 3 đứa con chưa có. Tôi thật sự đang rất lo lắng. Mong sao trong lúc khó khăn này, các con của ngư dân bị thiệt hại vì biển chết của chúng tôi sẽ được miễn giảm tiền học, tiền trường, nếu không sẽ là quá sức, con cái chúng tôi không thể đến trường mất” - anh Quang chia sẻ.
Chờ hồi âm từ Chính phủ
Trước những khó khăn mà HS, sinh viên ở địa phương gặp phải, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục các địa phương cũng hết sức quan tâm, song tất cả phải chờ chủ trương từ Chính phủ.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, một cán bộ Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết, sở vừa rồi đã có văn bản gửi sang HĐND tỉnh đề nghị mức thu học phí năm học mới 2016 - 2017 nhưng chưa có hồi âm. Sau khi có chủ trương sở sẽ trình mức giảm học phí cho con em của ngư dân bị thiệt hại. Ông Lê Minh Đạo - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang đề nghị lên Trung ương xem xét có chính sách hỗ trợ học phí năm học này cho con em ngư dân, hiện đang chờ Trung ương trả lời.
Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị đã chủ động đề nghị NXB Giáo dục Việt Nam tại Đà Nẵng hỗ trợ 400 bộ SGK từ lớp 1 - 12 tặng cho những HS ở vùng biển khó khăn nhất. Bên cạnh đó, ngày 16.8 - Sở GDĐT có công văn số 1060 đề nghị trình HĐND tỉnh Quảng Trị không thu học phí năm học 2016 - 2017 ở vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa. Trước đó, vào ngày 1.8, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có báo cáo số 123 về tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến sự cố môi trường biển tại Quảng Trị gửi Chính phủ, đề xuất việc miễn giảm học phí cho HS ở vùng biển bãi ngang. “Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa được hồi âm, trong lúc năm học mới đã đến rất gần” - bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị, nói.
Ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GTĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho biết, sắp tới, tỉnh sẽ thông qua chính sách học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ vào tình huống thiên tai, địch họa bất ngờ, UBND tỉnh sẽ xem xét để có chính sách miễn hoặc giảm cho HS. “Nghị quyết về học phí, trong đó có phần miễn giảm học phí cho con ngư dân sẽ được thông qua tại cuộc họp HĐND tỉnh sắp tới. Vấn đề này, liên ngành cùng bàn chứ riêng ngành giáo dục không thể quyết định được”, ông Hùng - nói.
Theo Lao Động
Đại học Huế sẽ tổ chức đón tiếp thí sinh trúng tuyển nhập học học vào ngày 25 và 26/8/2014 với hình thức trường nào tiếp đón sinh viên của trường đó.
Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực học thuật với Đại học Tâm lý Chicago (Hoa Kỳ) thông qua Khoa Tâm lý học đường của Đại học Tâm lý Chicago.
Sáng 7/8, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016”.
UBND huyện A Lướivừa tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc đỗ thủ khoa tại kỳ thi đại học năm 2014.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học- Bộ GD&ĐT và Văn phòng PISA Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông.
Tại lễ bế mạc cuộc thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 46 (IChO 2014) tổ chức ngày 28/7 ở Hà Nội, Ban Tổ chức IChO 2014 đã trao 28 huy chương vàng (HCV), 63 huy chương bạc (HCB), 92 huy chương đồng và 10 giải khuyến khích cho các thí sinh.
Chiều tối 27/7, Đại học Huế công bố điểm thi đại học năm 2014. Năm nay, cả 5 thí sinh cùng đạt 28,5 điểm đều là người TT-Huế, cùng thi vào Trường ĐH Y Dược Huế.
Kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với kết quả lí tưởng xấp xỉ 100%, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh phổ thông. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp này sát chất lượng hơn năm trước”, và “kỳ thi đổi mới là đúng hướng nhưng đáp ứng đúng yêu cầu mong muốn thì chưa”(1).
Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác, tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học.
Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.
Ngày 04/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3674/UBND-GD quy định số lượng học sinh của 1 lớp học. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.
Sáng nay (8/7), trên 80% thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 2 tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tập trung tại thành phố Huế mà giao cho từng địa phương trực tiếp tổ chức thi cử, đã được dư luận xã hội và phụ huynh đồng tình cao.
Sáng 3/7/2014, thí sinh trên cả nước tập trung làm thủ tục dự thi đợt 1, các khối A, A1, V. Tại Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, đã có 17073 thí sinh có mặt làm thủ tục dự thi, chiếm 83% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, Tỷ lệ tốt nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 99,08%. Toàn tỉnh có 3.271 học sinh đạt loại khá, giỏi. Trong đó có 446 em đạt loại giỏi (chiếm tỉ lệ 13,63%) và 2.825 em đạt loại khá.
Trường đại học Kinh tế Huế vừa tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học đợt 1 cho 9 sinh viên khóa 4 Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng Pháp - Việt ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp.
Bộ GD&ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tin từ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đat tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99,08%.