HOÀNG DIỆP LẠC
Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.
Năm 2010 anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: “Sự vận động của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945” qua những tác phẩm lớn của các tác giả tên tuổi đã dấn thân, để lên án mạnh mẽ sự hà khắc của chế độ thời bấy giờ. Thật bất ngờ trong không khí tưng bừng của những ngày Festival Huế 2016, Nguyễn Duy Từ lại ra mắt tập thơ “Viết ở Tử Cấm Thành”, bìa do nhà thơ Hải Trung thiết kế, cùng những phụ bản của họa sĩ Đặng Mậu Triết, Nguyễn Đăng Sơn. Càng ngỡ ngàng hơn, khi mỗi bài thơ của anh đều mang dáng vẻ của một thi nhân đang suy tư về các vấn đề xã hội đầy trách nhiệm. Từng câu từng chữ trong mỗi bài thơ của Nguyễn Duy Từ như một phép tinh giản đến mức kiệm chữ.
Mỗi nhà thơ, mỗi người làm thơ, dù chỉ một bài hay hàng trăm bài, nếu thơ chỉ là trò giải trí bông đùa rẻ rúng, hoặc dành cho những kẻ mua danh bọt bèo thì chẳng có gì để nói. Bởi vì thơ là tiếng lòng, là nỗi trắc ẩn của một con người không vô cảm trước đồng loại, không thờ ơ trước bất công. Trong ý nghĩa đó, thơ Nguyễn Duy Từ đã góp phần lên án cái ác, cái xấu, lên án những con người im lặng, thản nhiên trước cái xấu ác đang hoành hành, cho dù anh chỉ nghe mẩu tin trên tờ nhật báo:
Lũ tội đồ đời mới
không đóng đinh Chúa Jesu vào cây thập giá
chúng đóng hàng ngàn Chúa Trời vào phòng hun lửa
dìm vào đói, vào khát, trói vào hàng rào chất nổ treo giăng lúc lỉu
và nỗi sợ hãi tột cùng.
Ơi những em bé thiên thần Beslan!
Cái ác không ngoại trừ một ai, dù cho là trẻ thơ, trước cuộc chiến phi nghĩa đã khiến hàng trăm người vô tội bỏ mạng, hàng triệu người phải di cư, trong đó có hình ảnh em bé Aylan Kurdi chết trôi vào bờ biển đã khiến nhà thơ liên tưởng đến “Một tương lai đã chết” dù nền văn minh nhân loại đã bước qua thế kỷ hai mươi mốt.
Tháng 9 năm 2015:
- Em bé Aylan Kurdi
- Người Siria
- Đã chết trên đường di cư
- Xác dạt vào bờ biển nước Thổ.
Và nỗi trăn trở của anh về con người, xã hội mà những lời hứa suông luôn đẹp luôn hay, nhưng tính người không còn nữa, chất người đã không còn nữa.
Còn bao nhiêu tính người, để đo?
Còn bao nhiêu chất người, để giữ?
Khi mọi lý tưởng vẫn chỉ là giả định về một thế giới không yên bình, với nhà thơ sự bất an luôn chờ chực trong tâm tưởng:
Thời đại chưa tan băng những nắm đấm micrô,
Hòa bình treo trên đầu chót lưỡi.
Thời đại những viễn ảnh sáng lòa
Người hành hương đi mãi không nhà
Bất kỳ ở đâu trên mặt đất này, người nghệ sĩ như một kẻ cứu chuộc, một kẻ tình nguyện hành hình trong thế giới tinh thần, để hóa thân nỗi đau qua ngòi bút, nhằm lên án sự dối trá, lên án sự dã man, phi nhân tính, đi ngược lại con đường tiến bộ của loài người. Trong đó có những con người không dám vứt bỏ những sai lầm bị thế giới lên án, không thể làm ra cái mới hay hơn, lại đi chỉnh sửa câu chuyện đã được cả thế giới tiến bộ công nhận. Sửa Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du; một danh nhân văn hóa thế giới, như một sự xúc phạm tiền nhân, xúc phạm vào truyền thống văn hóa dân tộc. Điều đó đã khiến Nguyễn Duy Từ gióng lên từ cõi lòng:
Đất nước thế kỷ hai mươi mốt,
Có người đem “Truyện Kiều” sửa đổi.
Giật mình tưởng có thi hào mới,
Giật mình tưởng có kiệt tác mới.
Cụ Nguyễn Du ơi!
Thơ Nguyễn Duy Từ tứa ra từ nỗi đau, nỗi nhớ, nỗi buồn ẩn trong tận từng con hồng cầu. Anh nhớ mẹ, hình ảnh người mẹ xuất hiện nhiều trong tập thơ, nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ. Anh nhớ những chiều đông giá buốt khi đang học Sư phạm một Hà Nội, chợt nhớ mùi rơm rạ, bụi môn, bó củi, con heo,... ở quê nhà của một thời chưa xa, qua bài “Tiếng thở đêm”:
Hãy bỏ ta đi cơn mỏi.
Mai có còn tiếng bước chân rối rít, líu ríu dạ thưa thăm thẳm nỗi
niềm, mẹ móm mém miệng cười tươi màu hồng trầu cau, mẹ rằng
đau trông được thấy dâu con, rau muống rau khoai tương cà mắm
muối ngon như lát bánh chiều ba mươi.
“Tiếng thở đêm” hay chính là lời thao thức của một kẻ ly hương đang độc thoại trong kí ức, độc thoại cùng những âm thanh thánh thót của tiếng chuông, những âm hưởng của nền văn minh bao cấp còn kẹt lại trong góc khuất thị thành, hay chính là gợi tưởng về một người em hiến tặng giọt lệ được nhà thơ thi vị hóa thành giọt mưa.
Đêm dài.
Có tiếng chuông ngân đâu đây nhỉ? Hay tiếng leng keng tàu điện
Bờ Hồ về Cầu Giấy, Hà Đông, Đồng Xuân, Mơ, Bưởi… Hôm ấy em
tặng tôi một giọt mưa, và nói rằng anh đưa ướp vào trang sách phố
Tràng Tiền, Đinh Lễ để về quê mãi nhớ tấm lòng em.
“Tiếng thở đêm” là cách diễn đạt thơ theo lối viết văn xuôi, nhưng âm hưởng bài thơ rất nhẹ, đưa người đọc trở về cùng những kí ức của làng quê, của phố thị thời người ta tặng nhau “một giọt mưa”, cái thời lãng mạn siêu hiện thực đó bây giờ tìm đâu ra. Cái thời vật chất chưa lên ngôi thống trị những tâm hồn gọi là trí thức như bây giờ.
Tập “Viết ở Tử Cấm Thành” là tập thơ đầu tiên của tiến sĩ Nguyễn Duy Tờ, tập thơ chuyên chở một nội hàm sâu sắc, cảnh báo về sự xuống cấp của con người, của xã hội. Qua đó, anh đã gửi gắm tình cảm của mình với vùng đất anh đã ngang qua như Hà Nội, Huế, Nha Trang, Pleiku, Cần Thơ,... và những người thân đã đồng hành cùng anh trong mỗi chặng đường, để rồi người còn, người mất, nhưng nghĩa tình luôn đọng lại trong “Vũ điệu Tử Cấm Thành”:
Tử Cấm Thành
Một chiều thu ta gặp
Ngọn gió xưa thủ thỉ gọi trời xanh
Tiếng gót chân khẽ chạm lạnh sân rồng.
H.D.L
(TCSH328/06-2016)
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.