CÁI RÁ, CÁI NHÌN VÀ “BẦY SÂU”

10:05 30/05/2011
Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Ví như chuyện vùng nọ xảy ra thiếu đói, lãnh đạo địa phương phải “vác rá” ra Trung ương xin gạo cứu trợ dân chúng trong kỳ giáp hạt. Điều đáng nói ở đây là tại sao ở một đất nước nhiều năm qua đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, mà lại có vùng đất để xảy ra tình trạng thiếu an ninh lương thực như vậy? Phía sau thiếu hụt này đã có sự chủ quan. Biến đổi khí hậu đã tác động sâu sắc đến môi trường canh tác, và vì vậy, không thể chủ quan trong việc bảo vệ mùa màng trên cánh đồng, phải cần có nhiều phương án để người nông dân có thể an tâm đong đầy rá gạo của mình.

Nhắc chuyện “vác rá đi xin”, bỗng nhớ là chúng ta vẫn đang loay hoay trong cơ chế “xin - cho”. Đây là cơ chế còn rơi rớt lại của thời kỳ quan liêu bao cấp, nhưng một số người lại thích duy trì cơ chế cũ, cố bám lấy cơ chế cũ. Đơn giản vì cơ chế này trao cho họ cái quyền "cho".Ở đây đó, người ta vẫn nhắc đến câu “con khóc mẹ mới cho bú” để nói đến hiện tượng xã hội là các cơ sở có “khóc” về nỗi thiếu thốn của mình (mà phải “khóc” cho có bài bản, đầy đủ thủ tục quy định) thì “cha mẹ” mới “nghe”, mới thông cảm nỗi tình, từ đó ra tay “cho bú” được. Vậy là đã hình thành từ rất lâu “công nghệ khóc” để được “cho bú”, tức là công nghệ biết “mang rá đi xin” trúng địa chỉ, trúng thời điểm, trúng cách thức để có được “cái bỏ trong rá” mang về. Việc đó dẫn đến thực tế là có lãnh đạo chỉ chuyên lo chạy vạy để đi “xin” và được “cho”, coi đó là công trạng, là cống hiến, không để ý nhiều đến chuyên môn mà cơ quan đó phải thực hiện. Và có những vị lãnh đạo có năng lực thực sự, nhưng không có chuyên môn trong việc chạy đi xin kinh phí, coi như không được “cha mẹ” quan tâm nhiều hơn, thành ra như là kẻ thất bại.

Có nhiều người nói đùa rằng các vị lãnh đạo ở các ngành khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ... phần lớn mấy ông sĩ diện quá, lòng tự trọng cao quá, mấy ông không chịu chạy đi xin hoặc nếu có đi xin thì cũng không có “công nghệ khóc” nên thành ra thiếu hụt kinh phí. Sự quan tâm cho các ngành xã hội nhân văn nói chung là chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển, và “cái rá” mấy ông không có chi nên bây giờ học trò nhìn vô thấy ngán, bèn “kính nhi viên chi”, không dám làm hồ sơ thi vô khối C là khối đào tạo ra các vị của khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ... trong tương lai nữa.

Thực tế đã có trường đại học chỉ nhận được vỏn vẹn vài hồ sơ dự thi khối C, đếm trên đầu ngón tay, nghĩa là ngành học khối C ở trường đó phải đóng cửa. Vài năm trở lại đây có hiện tượng là không nhiều sinh viên con em ở một vùng đất được mệnh danh là xứ sở của thi ca ra trường ghi tên vào học cao học ngành văn. Một số giáo viên dạy văn trường phổ thông đùa mà như mếu rằng đến giờ văn, học trò yêu cầu cô giáo dạy văn làm ơn yên lặng cho chúng em tranh thủ học các môn khối A, khối B là các môn chúng em sẽ thi đại học. Biết là oái ăm nhưng cô giáo cũng đành nương theo học trò, bởi như thế vẫn còn hơn là chúng kéo nhau ra đường chơi game hay làm chuyện không hay rồi tung clip lên mạng internet...

Giáo sư Phong Lê có thâm niên nửa thế kỷ dạy văn, là thầy dạy văn của nhiều thế hệ thầy giáo dạy văn đã phải kêu lên:“Sự thất thế của khối C theo tôi cục diện này chưa phải là đã đến đáy nhưng cái đáy đó ai cũng đã nhìn thấy. Đừng chờ đến đáy mới giải quyết vấn đề. Bởi điều này về sâu xa báo hiệu sự suy giảm rất khủng khiếp về giá trị nhân văn. Để đào tạo nên một con người cần cung cấp tri thức khoa học và tri thức về xã hội, đây là hai yếu tố căn cốt. Hiện nay có xu hướng lao vào tri thức thực dụng với sự lên ngôi của các ngành học như Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng... là những nghề nghiệp nhanh chóng sinh lãi. Điều này, nhất thời tạo ra sự sung mãn của xã hội nhưng con người ngày càng trở nên cằn cỗi… Con người không được nuôi dưỡng về tâm hồn thì cái ác sẽ nảy sinh. Không có tri thức tâm hồn chỉ có thể tạo nên một thứ giàu xổi, một thứ giàu bất chấp tất cả buôn gian bán lận, không từ một thủ đoạn nào để kiếm lợi cho mình. Từ gia đình đến nhà trường, rộng ra là xã hội đều đang bị nhiễm độc bởi sự ngự trị của xu hướng làm tiền, kiếm tiền... Tri thức khoa học và tri thức tâm hồn đó là đôi cánh nâng đỡ con người nhưng mải mê chạy theo thời thượng, chúng ta đã bỏ quên đã coi nhẹ.“Cầm vàng mà lội qua sông” cái mất đi không thể khôi phục trong một sớm một chiều. Đó là tình cảnh bi kịch của đời sống hôm nay. Quay lưng với khối C - đứng về lâu dài, và ở tầm bao quát, đó là sự quay lưng với các giá trị làm người (tâm hồn, nhân cách), là sự coi rẻ hoặc gạch bỏ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại.”(1)

Rõ ràng là đã đến lúc cần có một CÁI NHÌN chiến lược cho vấn đề phát triển con người toàn diện trong tương lai.

Trong tháng qua, phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư trong cuộc tiếp xúc với cử tri Quận 1 (TP. HCM) được Việt Nam Nét dẫn lại đã khiến nhiều người lặng đi: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này".(2) Lần đầu tiên, một vị lãnh đạo đất nước đã trực diện gọi tên quốc nạn với hình ảnh thể hiện đúng bản chất của nó, bằng ngôn ngữ dân gian của dân tộc Việt . Cuộc chiến chống lại những con sâu làm rầu đất nước vẫn đang tiếp diễn, vấn đề là làm sao để đẩy lùi quốc nạn. Một trong những giải pháp trước mắt đồng chí Trương Tấn Sang đưa ra là phải “sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ đạo”. Đó là hy vọng mới của nhân dân từ cái nhìn quyết liệt mới của lãnh đạo đất nước.

Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã thành công tốt đẹp. Đây là
lúc mà các đại biểu trúng cử bắt đầu thể hiện những gì mà cử tri từng tin tưởng và kỳ vọng. Họ phải làm gì và làm thế nào để đáp ứng tâm tư tình cảm và mong đợi của cử tri? Đó là câu hỏi mà để trả lời, không có cách gì khác là hãy làm tất cả những gì có thể, bằng chính năng lực và trái tim của mình.

PHƯỚC VĨNH




--------
(1)- Khối C thất thế vì sao?- dantri.com.vn ngày 14/5/2011
(2)- Bầy sâu” và nỗi niềm của người lãnh đạo - Tuan vietnam.net ngày 18/5/2011




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.

  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…