PHAN THUẬN AN
Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
Thái giám trong cung vua triều Nguyễn - Ảnh: TL
Dưới thời quân chủ, phần lớn các vua đều có rất nhiều vợ. Trong hoàng cung thường có đến hàng chục, hàng trăm bà để phục vụ cho hoàng đế. Đám cung phi mỹ nữ đông đảo ấy phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ. Triều đình tuyển các thái giám vào nội cung để làm công việc ấy và một số việc khác, ví dụ: sắp xếp việc "gặp gỡ" giữa vua với bà nào đó khi vua muốn, hoặc lo ghi chép ngày giờ vua "ngự dâm" cho đúng để tránh sự "lộn sòng" tai hại về sau.
Dưới triều Nguyễn cũng vậy, trong tam cung lục viện ở Đại Nội, thường có đến một vài chục quan hoạn để làm những công việc đó.
Ngay từ khi Nguyễn Ánh mới xưng vương ở Gia Định (1780), Lê Văn Duyệt (1763-1832) là người có tật "ẩn cung" như trên, cho nên đã từng được chọn làm thái giám ở nội đình.
Đến thời Minh Mạng (1820 - 1840), một phần vì ghét Lê Văn Duyệt trong một số vấn đề chính trị, một phần vì thấy trong lịch sử các triều đại trước đã có những thái giám lợi dụng địa vị ở trong hoàng cung và quyền năng ăn nói kiểu ton hót trong nội đình, từng gây ra nhiều chuyện không hay trong chính sự, cho nên, vào năm 1836, nhà vua đã ban hành một tờ dụ để hạn chế đến mức tối đa những tệ tập như thế. Theo tờ dụ này thì tất cả các thái giám bấy giờ được chia ra làm 5 hạng (ngũ đẳng), và mỗi hạng được hưởng tiền gạo hàng tháng khác nhau. Nhưng, họ chỉ được dùng để phục dịch trong hậu cung thôi, chứ tuyệt đối không cho dự vào quan chức gì của triều đình cả. "Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự tí nào, nếu kẻ nào vi phạm, quyết phải trừng trị nặng, không chút khoan tha. Trẫm đã ân cần tha thiết dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau. Về dụ nầy, chuẩn cho Quốc tử giám khắc vào đá"... (1)
Tấm bia đá khắc toàn văn bài dụ nghiêm khắc này, hiện nay vẫn còn nguyên vẹn trong một bi đình tại Văn Thánh (Văn Miếu - Huế).
Tuy nhiên, cách đãi ngộ và các qui điều đối với thái giám như vậy, về sau có tu chính, bổ sung đôi chút qua các tờ dụ ban hành vào những năm 1887 (Thời Đồng Khánh), 1890 (thời Thành Thái) và 1912 (thời Duy Tân).
Theo nguyên tắc ấn định của triều đình, các thái giám ăn mặc một loại y phục riêng, trong đó, có chiếc áo dài bằng lụa màu xanh dệt cái hoa ở mảng trước ngực, và loại mũ họ đội cũng khác với các quan để dễ phân biệt (2).
Họ thường ăn ở, phục dịch trong Đại Nội, nhất là trong Tử Cấm Thành, nhưng cũng có một số lên phục vụ cho các bà cung phi góa bụa trên các lăng tẩm. Ngày trước, trong một lần lên thăm lăng Minh Mạng, cụ Vân Bình Tôn Thất Lương có tả cảnh sinh hoạt của các bà và các thái giám ở đó như sau:
Dâng hương đầu bạc bốn năm cô,
Quét lá áo xanh ba bốn chú
Khi ốm đau hoặc già yếu thì các thái giám phải cư trú tại một tòa nhà ở ngoài góc phía Bắc của Hoàng Thành. Tòa nhà này gọi là Cung Giám viện (3). Họ phải ở đó để chữa bệnh hoặc chờ chết, chứ họ không bao giờ được chết trong Đại Nội hoặc trên các lăng tẩm, những nơi thiêng liêng chỉ dành cho hoàng gia.
Cũng cần phân biệt ra hai loại thái giám: "giám sanh" và "giám lặt". Giám sanh là những người khi mới sinh ra thì phi nam phi nữ, không có bộ phận sinh dục của đàn ông hoặc đàn bà; còn giám lặt là những người đàn ông tự nguyện thiến của quí của mình đi để được tuyển vào sống trong thế giới người đẹp bên cạnh vua.
Thời xưa, tại làng nào có "giám sanh" ra đời, thì cha mẹ phải đi trình làng để các cơ quan hữu trách trình lên Bộ.
Bộ sẽ cho nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ theo nghi lễ trong cung, để khi nó lớn lên, thì đưa vào Nội làm thái giám.
Người ta gọi đứa trẻ ấy là ông "Bộ" thì được coi như là có phước, vì khi ông "Bộ" được cung tiến, thì làng đó được vua cho miễn thuế trong ba năm. Do đó, các bà nội trợ lúc bấy giờ, khi đi chợ gặp phải thực phẩm bán giá quá cao, thì hay nói: "Ăn mà đẻ ông Bộ cho làng nhờ"(4)…
Về mặt tâm sinh lý, nói chung, các thái giám đều có vóc dáng, bộ điệu, nét mặt, giọng nói và tính tình hơi khác với người bình thường.
Đã có một số trường hợp hai thái giám kết hôn với nhau làm vợ chồng. Làm như vậy, mặc dù không giải quyết được gì về mặt sinh lý, nhưng họ muốn có một người bạn trăm năm để chuyện trò, tâm sự, an ủi nhau, hầu xoa dịu phần nào cho nỗi cô đơn của đời mình, cũng có khi họ nuôi trẻ nít làm con nuôi để tạo cho họ niềm vui lúc sống, và để thờ phụng họ lúc chết.
![]() |
Một góc khu nghĩa trang thái giám tại chùa Từ Hiếu - Ảnh: internet |
Ngoài ra, ở Huế hiện nay còn tồn tại một ngôi chùa mà các nhà nghiên cứu Pháp trước đây gọi là "chùa Thái Giám" (Pagode des Eunuques). Nguyên xưa kia đó là ngôi chùa do nhà sư Nhật Định lập ra và đặt tên là chùa Từ Hiếu. Vào năm 1843, dưới thời Thiệu Trị, chùa đã được một thái giám tên là Châu Phước Năng đứng ra quyên góp tiền của để trùng tu (5). Đến năm 1893, một số thái giám của triều Thành Thái đã cùng nhau đóng góp tiền của để tu sửa lại một lần nữa (6). Các thái giám ấy đều biết rằng mình không có con cháu để thờ phụng hương khói khi đã nhắm mắt xuôi tay. Cho nên, họ cố gắng đóng góp "công đức" vào việc mở mang ngôi chùa, để sau khi chết, họ được mai táng và phục tự, cúng giỗ tại đây. Hiện nay, trong vườn chùa Từ Hiếu có gần 20 ngôi mộ của các thái giám triều Nguyễn. Ở mỗi lăng mộ như thế đều có một tấm bia đá ghi rõ tên họ và chức tước của từng người.
Chùa Từ Hiếu vừa là một danh lam vừa là một thắng cảnh của đất thần kinh. Khi đi thăm quan danh lam thắng cảnh này, du khách nên bước qua khu nghĩa địa bên phải vườn chùa để xem cho biết lăng mộ của các quan thái giám, một hạng người đặc biệt trong lịch sử thời quân chủ, lúc sống thì hết mình phục vụ quân vương, nhưng lúc chết thì lại nương thân nơi cửa Phật.
P.T.A.
(SH20/8-86)
------------------------
1. Đại Nam Thực Lục, bản dịch đã dẫn, Tập XVIII, Hà Nội, 1967, trang 38 - 39.
2. A. Laborde, Les Eunuques à la Cour de Huế, B.A.V.H. 1918, trang 110 - 111.
3. L. Cadière, La Citadelle de Huế: Onomastique, B.A.V H, 1983, trang 106.
4. Hoàng Trọng Thược, Tinh thần trào phúng trong thi ca xứ Huế, Sài Gòn, 1973, trang 120- 121.
5. Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên phủ bản dịch của Nguyễn Tạo, Tập thượng. Sài Gòn, 1961, trang 89.
6. A. Laborde, bài đã dẫn, trang 123.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.
HOÀNG NGỌC CƯƠNG
LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.
TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
CAO THỊ THƠM QUANG
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.
TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
TRẦN VĂN DŨNG
Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.
THANH HOA - LÊ HUỆ
Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.
VÕ QUANG YẾN
Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.
“Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế, từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.
PHẠM HỮU THU
Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.
LÊ QUANG THÁI
Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết.
LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.
ĐỖ XUÂN CẨM
TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI
Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.
NGUYỄN XUÂN HOA
Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.
Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.