Các thái giám trong Tử Cấm Thành

10:03 02/03/2012

PHAN THUẬN AN

Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
 

Thái giám trong cung vua triều Nguyễn - Ảnh: TL

Dưới thời quân chủ, phần lớn các vua đều có rất nhiều vợ. Trong hoàng cung thường có đến hàng chục, hàng trăm bà để phục vụ cho hoàng đế. Đám cung phi mỹ nữ đông đảo ấy phải được tổ chức và quản lý chặt chẽ. Triều đình tuyển các thái giám vào nội cung để làm công việc ấy và một số việc khác, ví dụ: sắp xếp việc "gặp gỡ" giữa vua với bà nào đó khi vua muốn, hoặc lo ghi chép ngày giờ vua "ngự dâm" cho đúng để tránh sự "lộn sòng" tai hại về sau.

Dưới triều Nguyễn cũng vậy, trong tam cung lục viện ở Đại Nội, thường có đến một vài chục quan hoạn để làm những công việc đó.

Ngay từ khi Nguyễn Ánh mới xưng vương ở Gia Định (1780), Lê Văn Duyệt (1763-1832) là người có tật "ẩn cung" như trên, cho nên đã từng được chọn làm thái giám ở nội đình.

Đến thời Minh Mạng (1820 - 1840), một phần vì ghét Lê Văn Duyệt trong một số vấn đề chính trị, một phần vì thấy trong lịch sử các triều đại trước đã có những thái giám lợi dụng địa vị ở trong hoàng cung và quyền năng ăn nói kiểu ton hót trong nội đình, từng gây ra nhiều chuyện không hay trong chính sự, cho nên, vào năm 1836, nhà vua đã ban hành một tờ dụ để hạn chế đến mức tối đa những tệ tập như thế. Theo tờ dụ này thì tất cả các thái giám bấy giờ được chia ra làm 5 hạng (ngũ đẳng), và mỗi hạng được hưởng tiền gạo hàng tháng khác nhau. Nhưng, họ chỉ được dùng để phục dịch trong hậu cung thôi, chứ tuyệt đối không cho dự vào quan chức gì của triều đình cả. "Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự tí nào, nếu kẻ nào vi phạm, quyết phải trừng trị nặng, không chút khoan tha. Trẫm đã ân cần tha thiết dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau. Về dụ nầy, chuẩn cho Quốc tử giám khắc vào đá"... (1)

Tấm bia đá khắc toàn văn bài dụ nghiêm khắc này, hiện nay vẫn còn nguyên vẹn trong một bi đình tại Văn Thánh (Văn Miếu - Huế).

Tuy nhiên, cách đãi ngộ và các qui điều đối với thái giám như vậy, về sau có tu chính, bổ sung đôi chút qua các tờ dụ ban hành vào những năm 1887 (Thời Đồng Khánh), 1890 (thời Thành Thái) và 1912 (thời Duy Tân).

Theo nguyên tắc ấn định của triều đình, các thái giám ăn mặc một loại y phục riêng, trong đó, có chiếc áo dài bằng lụa màu xanh dệt cái hoa ở mảng trước ngực, và loại mũ họ đội cũng khác với các quan để dễ phân biệt (2).

Họ thường ăn ở, phục dịch trong Đại Nội, nhất là trong Tử Cấm Thành, nhưng cũng có một số lên phục vụ cho các bà cung phi góa bụa trên các lăng tẩm. Ngày trước, trong một lần lên thăm lăng Minh Mạng, cụ Vân Bình Tôn Thất Lương có tả cảnh sinh hoạt của các bà và các thái giám ở đó như sau:

Dâng hương đầu bạc bốn năm cô,
Quét lá áo xanh ba bn chú

Khi ốm đau hoặc già yếu thì các thái giám phải cư trú tại một tòa nhà ở ngoài góc phía Bắc của Hoàng Thành. Tòa nhà này gọi là Cung Giám viện (3). Họ phải ở đó để chữa bệnh hoặc chờ chết, chứ họ không bao giờ được chết trong Đại Nội hoặc trên các lăng tẩm, những nơi thiêng liêng chỉ dành cho hoàng gia.

Cũng cần phân biệt ra hai loại thái giám: "giám sanh" và "giám lặt". Giám sanh là những người khi mới sinh ra thì phi nam phi nữ, không có bộ phận sinh dục của đàn ông hoặc đàn bà; còn giám lặt là những người đàn ông tự nguyện thiến của quí của mình đi để được tuyển vào sống trong thế giới người đẹp bên cạnh vua.

Thời xưa, tại làng nào có "giám sanh" ra đời, thì cha mẹ phải đi trình làng để các cơ quan hữu trách trình lên Bộ.

Bộ sẽ cho nuôi nấng và dạy dỗ đứa trẻ theo nghi lễ trong cung, để khi nó lớn lên, thì đưa vào Nội làm thái giám.

Người ta gọi đứa trẻ ấy là ông "Bộ" thì được coi như là có phước, vì khi ông "Bộ" được cung tiến, thì làng đó được vua cho miễn thuế trong ba năm. Do đó, các bà nội trợ lúc bấy giờ, khi đi chợ gặp phải thực phẩm bán giá quá cao, thì hay nói: "Ăn mà đẻ ông Bộ cho làng nhờ"(4)…

Về mặt tâm sinh lý, nói chung, các thái giám đều có vóc dáng, bộ điệu, nét mặt, giọng nói và tính tình hơi khác với người bình thường.

Đã có một số trường hợp hai thái giám kết hôn với nhau làm vợ chồng. Làm như vậy, mặc dù không giải quyết được gì về mặt sinh lý, nhưng họ muốn có một người bạn trăm năm để chuyện trò, tâm sự, an ủi nhau, hầu xoa dịu phần nào cho nỗi cô đơn của đời mình, cũng có khi họ nuôi trẻ nít làm con nuôi để tạo cho họ niềm vui lúc sống, và để thờ phụng họ lúc chết.
 

Một góc khu nghĩa trang thái giám tại chùa Từ Hiếu - Ảnh: internet


Ngoài ra, ở Huế hiện nay còn tồn tại một ngôi chùa mà các nhà nghiên cứu Pháp trước đây gọi là "chùa Thái Giám" (Pagode des Eunuques). Nguyên xưa kia đó là ngôi chùa do nhà sư Nhật Định lập ra và đặt tên là chùa Từ Hiếu. Vào năm 1843, dưới thời Thiệu Trị, chùa đã được một thái giám tên là Châu Phước Năng đứng ra quyên góp tiền của để trùng tu (5). Đến năm 1893, một số thái giám của triều Thành Thái đã cùng nhau đóng góp tiền của để tu sửa lại một lần nữa (6). Các thái giám ấy đều biết rằng mình không có con cháu để thờ phụng hương khói khi đã nhắm mắt xuôi tay. Cho nên, họ cố gắng đóng góp "công đức" vào việc mở mang ngôi chùa, để sau khi chết, họ được mai táng và phục tự, cúng giỗ tại đây. Hiện nay, trong vườn chùa Từ Hiếu có gần 20 ngôi mộ của các thái giám triều Nguyễn. Ở mỗi lăng mộ như thế đều có một tấm bia đá ghi rõ tên họ và chức tước của từng người.

Chùa Từ Hiếu vừa là một danh lam vừa là một thắng cảnh của đất thần kinh. Khi đi thăm quan danh lam thắng cảnh này, du khách nên bước qua khu nghĩa địa bên phải vườn chùa để xem cho biết lăng mộ của các quan thái giám, một hạng người đặc biệt trong lịch sử thời quân chủ, lúc sống thì hết mình phục vụ quân vương, nhưng lúc chết thì lại nương thân nơi cửa Phật.

P.T.A.
(SH20/8-86)



------------------------
1. Đại Nam Thực Lục, bản dịch đã dẫn, Tập XVIII, Hà Nội, 1967, trang 38 - 39.
2. A. Laborde, Les Eunuques à la Cour de Huế, B.A.V.H. 1918, trang 110 - 111.
3. L. Cadière, La Citadelle de Huế: Onomastique, B.A.V H, 1983, trang 106.
4. Hoàng Trọng Thược, Tinh thần trào phúng trong thi ca xứ Huế, Sài Gòn, 1973, trang 120- 121.
5. Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên phủ bản dịch của Nguyễn Tạo, Tập thượng. Sài Gòn, 1961, trang 89.
6. A. Laborde, bài đã dẫn, trang 123.









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.