Bửu Chỉ - một hoạ sĩ tài danh của xứ Huế

15:22 27/08/2008
BỬU NAMBửu Chỉ là một cái tên không xa lạ với những ai ở miền Nam trước 1975. Anh là người hầu như duy nhất vẽ tranh về đề tài chiến tranh và hoà bình.Tên tuổi và tranh bằng bút sắt, mực đen của anh đã sóng đôi cùng với những ca khúc phản chiến và khát vọng hoà bình của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn - một người con yêu của xứ Huế đã làm rạng rỡ vùng đất đã sinh ra mình.

Anh không chỉ vẽ tranh mà còn dấn thân quyết liệt cho phong trào phản chiến, yêu nước ở Huế và các đô thị miền khác.
Từng là Tổng Thư ký của Hội Sinh viên sáng tác Huế, anh đã bị chế độ cũ bắt đến 3 lần và lần cuối cùng đã bị giam 2 năm ở khám Chí Hoà cho đến tận ngày 30/4/1975 mới được giải thoát. Trong nhà tù anh đã bị cảnh sát chế độ cũ đánh đập tàn nhẫn, đặc biệt vì tức giận họ đã đánh vào hai bàn tay của họa sĩ vì hai bàn tay này đã dám vẽ những bức tranh tố cáo chiến tranh phi nghĩa mà chế độ cũ hiếu chiến miền Nam không muốn nhìn thấy.
Trong nhà tù, tranh của anh vẫn được vẽ. Không một nhà tù nào, một sự đàn áp nào có thể dập tắt ý chí và ước vọng của một trái tim yêu nước và ước mơ tự do, nguyện vọng hoà bình.
Tranh của anh trong khoảng thời gian đó, thường được các báo chí nước ngoài in và gây một dư luận rộng rãi, được các phong trào phản chiến thế giới ở Mỹ, Nhật, Châu Âu, và ngay cả Thái Lan, Hàn Quốc nhiều khi lấy làm biểu trưng. Đặc biệt là các phong trào sinh viên yêu Hoà bình của thế giới.
Như một người nghệ sĩ có lương tri và như một công dân yêu nước, anh, Họa sĩ Bửu Chỉ đã góp viên gạch nhỏ bé nhưng thắm đượm tình yêu xứ sở và con người vào Hoà bình, Độc lập và Thống nhất Tổ quốc.
Anh còn là người hát rất hay với giọng Têno cao vút và hào hùng những ca khúc “Hát cho đồng bào tôi nghe” ở nhiều giảng đường sinh viên và ở các cuộc xuống đường. Anh có mặt cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, La Hữu Vang, Miên Đức Thắng... hát và cổ vũ cho hào khí của sinh viên Đại học Huế trong cao trào đấu tranh yêu nước ở Huế và Sài Gòn vào những năm 1970-1972.
Tiến sĩ Huỳnh Bội Trâm (người gốc Đồng Nai) – một tiến sĩ Việt Kiều ở Úc, làm luận án Tiến sĩ về nghệ thuật Việt Nam, đã dành cho anh một vị trí trang trọng dù là trên một số dòng chữ rất ít ỏi trong luận án tiến sĩ của mình; đặc biệt trong phần “Nghệ thuật và chiến tranh”.
Ngày 17/3/2002 vừa qua, tranh phản chiến của hoạ sĩ Bửu Chỉ đã được triển lãm ở Viện Bảo tàng New Casttle, thuộc bang Sydney, Úc trong phần “Nghệ thuật và chiến tranh Việt Nam” cũng gây được tiếng vang trong dư luận nước ngoài.

Sau 1975 anh đã từng tham gia tích cực các hoạt động nghệ thuật xã hội, từng là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, uỷ viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá III. Anh thường vẽ bìa cho Tạp chí Sông Hương và những tranh minh hoạ cho tạp chí nầy.
Tạp chí Sông Hương số Festival vừa rồi đã in một phụ bản tuyệt đẹp của anh vẽ một con ngựa đá lưng nứt rạn, nhưng trổ hoa ngũ sắc, biểu tượng cho sự hồi sinh của Cố đô Huế – thành phố Festival trên trang bìa sau bức tranh của một hoạ sĩ tài danh khác: Hoạ sĩ Lê Bá Đảng.
Hơn 13 năm lại đây, anh đã âm thầm sống và vẽ để tìm một hướng đi mới, một cách thể hiện mới, một nhãn quan mới sâu thẳm đầy chất tâm linh về con người, cuộc đời.
Tranh của anh lúc nầy đầy vẻ đẹp, chất thơ, hoà quyện chất triết lý, được thể hiện qua các hình ảnh biểu tượng, pha lẫn một chút siêu thực. Khác với Trịnh Công Sơn thường sử dụng gam la thứ trong các ca khúc của mình để diễn tả nỗi u hoài ngậm ngùi của các cuộc tình và phận người, tranh Bửu Chỉ cùng thể hiện gần như là một tâm thức “sâu thẳm trong tâm tưởng về một số phận không thể nào cứu rỗi được trong định mệnh của mỗi con người” (Trịnh Công Sơn), anh thường dùng những gam màu nóng, rực rỡ, tương phản mạnh mẽ nhưng lại rất hài hoà và đẹp để diễn tả bao nhiêu điều mà ai thường chiêm nghiệm nhiều về cuộc sống nghệ thuật sẽ thú vị khi khám phá ra ý nghĩa.
Sử dụng màu sắc, đường nét, bố cục đạt đến sự điêu luyện bậc thầy, ý nghĩa tranh lại rất nhân văn, nên tranh của Bửu Chỉ thường rất được người hâm mộ nghệ thuật ở Việt Nam và thế giới ưa chuộng.
Anh đã từng triển lãm ở Pháp, Hồng Kông và đạt được sự thành công lớn.
Tranh của anh được một số Viện Bảo tàng Quốc tế mua, lưu giữ và trưng bày.
Đặc biệt là giới sưu tập và chơi tranh ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan thường lưu giữ tranh của anh trong các bộ sưu tập cá nhân như là một họa sĩ tài hoa của Việt Nam và Đông Á.
Lòng yêu mến cuộc sống thiết tha đến đắm say thường đi đôi với một nghịch lý về cái cảm quan vô thường của thiền gia, sự khắc khoải của con người trước thời gian vô thuỷ vô chung, khát vọng bình yên nhưng lại cảm thấy nó rất mong manh là những đề tài và chủ đề anh thường ưa thích diễn tả trong tranh... Anh thường đặt các hình tượng của mình trước cả một vũ trụ vô cùng này, nên các hình tượng của anh thường mang tính kỳ vĩ lạ thường.
Đặc biệt các hình tượng của anh thường độc đáo, khác lạ nên rất gây ấn tượng... Bên cạnh cách phối các màu nóng tương phản tạo ra một vẻ đẹp rực rỡ.
Một mình người chạy băng băng trên bề mặt của địa cầu, tay níu lấy chiếc đồng hồ thời gian với một sợi giây mong manh: đó là tên bức tranh “Níu kéo thời gian”.
Một con ngựa đá hiền lành, ngây ngô thân hình nứt rạn vì thời gian lại trổ ra những chùm hoa ngũ sắc rực rỡ. Con ngựa đá như mơ màng trước nhật nguyệt mang mang này được biểu tượng hoá bằng hai vòng tròn nhỏ đỏ và vàng. Đó là bức tranh “Ngựa đá và hoa”.
Một con chim bồ câu trắng muốt hiền hoà đậu trên một chiếc bình cổ với những hoa văn rất đẹp như hình núm vú của “mẹ hiền cuộc đời” được phối cảnh bên cạnh hai chiếc bình khác, mà chiếc ở giữa đã vỡ... Như cuộc đời có lúc toàn vẹn, có lúc trắc trở, như đời người có khi mơ ước rồi đổ vỡ, nhưng rồi lại mơ ước tiếp. Bởi vì con người trong thực chất tận cùng của nó là luôn mơ ước cho cái đẹp, cái thiện, lòng trắc ẩn. Và nhờ sự mơ ước đó mà nó tồn tại được. Đó là một trong những bức tranh tĩnh vật của anh.
Một con bồ câu trắng khác đậu trên một lưng ghế dưới đó là bốn ngọn đèn dầu, bóng đèn đã sạm khói, ánh lửa hiu hắt, nhưng vẫn ngóng tới một vầng mặt trời đỏ nhỏ nhoi để cảm thấy “mong manh và bình yên”, tên của một bức tranh khác của anh.
Anh cũng vẽ tranh khoả thân, nhưng tranh khoả thân của anh lại gợi nên một vẻ đẹp thánh thiện. Một cô gái rất đông phương khỏa thân ngồi mơ màng ôm hai chân của mình trong một đám bọt sóng lơ lửng trên biển, giữa trăng, sao, trời đất, mặt trời và mây. Đó là bức tranh “Ngày sinh thần Vệ nữ”.
Một bức tranh khác vẽ hình người như “Chúa bị đóng đinh trên Thánh giá” giữa mặt đồng hồ thời gian được đặt trong một hình quả trứng: Hình quả trứng này là biểu tượng bào thai hay quả đất và quả trứng ấy lơ lửng giữa nhật nguyệt vàng, đỏ giữa đất trời. Bức tranh đó có tên là “Sự sống và sự chết”. Có thể cắt nghĩa ra sao đây? Đó là tình yêu cuộc sống đam mê đến nỗi tuẫn nạn vì nó, hay là nỗi buồn vô vọng của con người vì thấy đời người quá hữu hạn và phù du so với sự vĩnh cửu của vũ trụ mà khát vọng thì quá lớn... Và cũng có thể có rất nhiều cách cắt nghĩa khác nữa...
Đặc biệt anh đã vẽ rất nhiều bức về một người bạn tâm giao Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Một cây đàn được đặt lơ lửng giữa trời đất, bên một đám mây trắng, và ở giữa thùng đàn là một khuôn mặt trầm tư, mơ mộng của Trịnh Công Sơn. Đó là bức tranh có tên “Trăng thiên cổ”.
Một bức khác, vẽ người họa sĩ đang đứng, mặt khắc khổ, thân hình như được đắp nổi gồ ghề bằng đá, tay cầm một đoá hồng nhỏ, cây đàn bên cạnh, trước một khung trời xanh thẳm và một mặt trời đỏ nhỏ nhoi. Bức tranh có tên là “Tuổi đá buồn”.
Một bức tranh khác, vẽ khuôn mặt nhạc sĩ đầy vết nứt rạn của thời gian và trầm tư, dưới đó là một cánh diều màu hồng với sợi dây nhỏ nhoi (biểu hiện cho bài hát “Em ơi đừng tuyệt vọng”), bên cạnh trên một góc bàn đá, một ly rượu thủy tinh cao đã cạn, một con chim nhỏ ngây thơ đang nhìn nhạc sĩ, dưới ly rượu là một đoá hồng lăn lóc... Một mặt trời đỏ nhỏ nhoi được bao quanh bồng bềnh một vầng xanh lơ. Gam màu chủ đạo của bức tranh là xanh lục thẫm, tương phản với màu hồng của cánh diều, màu đỏ của mặt trời, màu xanh lơ, và màu đen của tóc, của các vết nhăn của gương mặt, của da, màu đen của kính đeo mắt, màu hồng pha vàng và lục của bức tường.
Bức tranh đó có tên “Một cõi đi về”. Tên một bài hát nổi tiếng và tiêu biểu nhất của Trịnh Công Sơn...
Hoạ sĩ Bửu Chỉ còn vẽ hàng loạt tranh thiền, “sắc sắc không không” với rất nhiều biến thái, mà ý nghĩa đa dạng và những gam màu chủ đạo khác nhau...

Hoạ sĩ Bửu Chỉ hiện nay đang sống gần như chỉ để vẽ, và vẽ bằng một nỗi đam mê mãnh liệt. Đó là ý nghĩa đích thực và duy nhất của đời anh. Khi có nhiệt hứng, anh vẽ một ngày đến 10, 12 tiếng và làm việc như gã tù khổ sai mà nhà tù là cái đẹp vĩnh hằng. Anh gần như đang chạy đua với thời gian vì sợ cuộc sống của mình quá ngắn ngủi.
Anh vẽ như quên tất cả mọi sự trên đời, chỉ còn duy nhất trong tâm trí một hình tượng độc đáo mới khám phá ra, một bố cục đã trực cảm một cách đắc ý, một gam màu chủ đạo đã được trực nhận...
Số tranh của anh cho đến hiện nay đã tới vài trăm bức đủ các chất liệu, nhưng chủ yếu là sơn dầu và rất đa dạng, đủ các đề tài.
Anh đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm tranh đồ sộ ở một Festival Huế sắp tới gần đây, khi Huế trở thành một thành phố Festival. Và “con ngựa đá” xa xưa của cố đô hoàng triều ấy lại nở những bông hoa dại ngũ sắc về cái đẹp, về nghệ thuật, về văn hóa để cống hiến cho Đời...
Trong Festival Huế 2002 này, anh cho ra mắt bộ bưu ảnh – tranh chọn lọc của anh, gần 10 bức, để góp phần nhỏ nhoi của mình cho công chúng và tiền tác quyền dành cho “Quỹ tài trợ sự phát triển Thơ Huế”. Một sự hiện diện rất khiêm tốn nhưng đầy nghĩa cử trong một Festival hoành tráng, lộng lẫy.
(Một ngày gần tàn mùa Festival Huế-2002)
Huế, 12/5/2002
T.H.P
(nguồn: TCSH số 160 - 06 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH TÙNG Trong các bậc mẫu nghi thiên hạ ít ai được như Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà là người mẫu mực về đức hạnh, yêu thương dân, nuôi dạy con giỏi và biết đối nhân xử thế; khi cần biết tham gia việc triều chính đúng mức, hiệu quả.

  • PHAN VĂN DẬT Tiếp theo kỳ trước (Sông Hương số 16-85)

  • LTS: Đoạn trích dưới đây nằm trong cuốn sách “Sauvenirs de Hue” (Hồi ký về Huế) do tác giả người Pháp Michel Đức Chaigneau viết vào năm 1867. Ông sinh ở Huế năm 1803 và mất ở Pháp năm 1894, trừ một thời gian trở về nước Pháp, ông đã sống ở Huế 21 năm.

  • HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.

  • LTS: Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Đạm Phương nữ sử (1881- 2011), 85 năm ra đời Nữ Công Học hội Huế (15.6.1926 - 15.6.2011) do bà Đạm Phương sáng lập, ngày 18.6 tới đây, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế và Viện Văn học Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Đạm Phương nữ sử. Đây là cuộc hội thảo về Đạm Phương nữ sử lần đầu tiên, và được tổ chức ngay tại Huế, quê hương của Bà.

  • PHAN VĂN DẬT Một ngày dựa mạn thuyền rồng Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài.

  • NGUYỄN CƯƠNG Trong giới tu hành và phật tử ở miền Nam từ trước đến nay không mấy ai không biết đến thiện danh và công lao đóng góp cho đạo, cho đời của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không.

  • NGUYỄN PHƯỚC BẢO QUYẾNXưa nay, trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, Huế được nói đến rất nhiều, nhất là với những người con của Huế trong đó có những hoàng tử của triều Nguyễn đặc biệt là các hoàng tử của triều vua Minh Mạng.

  • L.T.S: Ông Nguyễn Hải Âu quê ở Hà Nam Ninh. Năm 1941 ông đi lính bị đưa sang Pháp rồi sang Alger. Ở Pháp và Alger ông tham gia lãnh đạo phong trào phản chiến nên bị đưa sang Calcutta, không cho hồi hương.

  • TRẦN THỊ NHƯ MÂNTrong số những phụ nữ ở Huế mà tôi được gặp lúc thiếu thời, có một khuôn mặt tôi nhớ mãi, không những vì có nhiều quan hệ gần gũi với tôi, mà một lúc nào đó đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi. Đó là bà Đạm Phương.

  • LÊ VĂN HIẾN(Trích hồi ký)

  • LND: Bửu Đình là một nhà văn có tinh thần yêu nước được các tầng lớp thanh niên thời kỳ trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam yêu mến. Vừa rồi, nhân đọc cuốn “Những bí mật trên Côn Đảo” của nhà văn Demario Giang Colotdo viết từ những năm 1935-1936 (xuất bản tại Paris năm 1956) - một cuốn sách ca ngợi khí tiết của những người tù cộng sản trên Côn Đảo, thấy có một chương (1) viết về Bửu Đình, tôi xin dịch để giới thiệu với bạn đọc Sông Hương. Đây là tư liệu đầu tiên giới thiệu Bửu Đình, rất mong bạn đọc và gia đình của nhà văn Bửu Đình cung cấp thêm tư liệu để chúng tôi có thể giới thiệu một cách đầy đủ về nhà văn của núi Ngự sông Hương này.

  • Vắng mặt Sông Hương suốt mấy trăng,Đuổi xong ma bệnh rước tin mừng…

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNDo Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ ở Việt Nam, cho nên người phụ nữ Huế ngoài dân trăm họ thông thường như các địa phương khác còn có phụ nữ thuộc tầng lớp vương giả sống trong chốn Nội cung nhà Nguyễn như các bà mẹ vua, vợ vua, con gái vua, cháu vua và cung nhân.

  • TRẦN MINH TÍCHBên bờ phá Tam Giang mênh mông sóng nước, cách thành phố Huế khoảng chừng hai mươi cây số về phía đông nam có vùng đất bạt ngàn cát trắng, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược là cái nôi của cách mạng, hàng bao nhiêu hạt giống đỏ được ươm mầm để nhân rộng ra các vùng đất khác, tên gọi của xã vùng cát anh hùng đó là Phú Thạnh bây giờ là Phú Đa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNThừa Thiên Huế tự hào có Phú Xuân là Kinh đô của nước Việt dưới thời Nguyễn Huệ Quang Trung (1788-1792). Và cũng chính nơi đây đã diễn ra cuộc trả thù nghiệt ngã của dòng họ Nguyễn Phúc dành cho họ Nguyễn Tây Sơn. Do đó những thông tin lịch sử về thời đại Quang Trung và Phong trào Tây Sơn ở Huế đã bị thủ tiêu và làm sai lệch đi khá nhiều.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNQuả thực đã nổi lên sự phong phú đặc biệt khi đứng ở góc nhìn tập trung, tế nhị, để điểm lại một số ảnh hưởng lớn, khó phai nhòa của họ, những khuôn mặt Nữ lừng danh của vùng đất Thuận Hóa.

  • TRẦN XUÂN THẢOKỷ niệm năm sinh thứ 160 của Tôn Thất Thuyết (1839 - 1999)

  • BỬU ÝKhi nghe dóng lên câu hỏi: “Người Huế, anh là ai?” có lẽ cùng chẳng ai buồn giật mình hay ngạc nhiên làm gì. Bởi lẽ cái chân dung sẽ được phác hoạ ra chắc chẳng có gì độc đáo. Ai nấy đều đã biết rồi, đã gặp rồi, đã gặp khắp nơi là đằng khác. Dù sao, đây cũng thuộc loại hình ảnh cũ kỹ trong cuốn album gia đình mà anh chị em thường táy máy giở đi giở lại vậy.

  • N. I. NIKULIN*Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.