NGUYỄN XUÂN HOA
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chế độ bảo hộ, thực chất là đô hộ của Pháp, xã hội Việt Nam trải qua những biến động lớn, làm xuất hiện hàng loạt xu thế chưa từng có trong các thời đại trước đó.
Ảnh: internet
Ngoài ảnh hưởng còn rơi rớt lại của phong trào Cần vương - Văn thân, một tầng lớp sĩ phu cựu học đã thức tỉnh, chủ trương Đông Du, Duy Tân, vận động hình thành Đông Kinh nghĩa thục. Một số trí thức mới, được đào tạo trong nền giáo dục Pháp Việt ở buổi đầu, vừa tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Pháp, vừa kêu gọi khai mở dân trí, bảo tồn tinh túy văn hóa phương Đông, với các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim... Lớp trí thức tân học kế tiếp xuất hiện, chịu ảnh hưởng sâu đậm hơn của văn hóa phương Tây, có điều kiện tiếp cận với tình hình thế giới, tiếp tục hình thành các nhóm thanh niên cấp tiến, hăng hái hô hào chấn hưng thực nghiệp, vận động dân chủ, bảo vệ thợ thuyền, cải cách xã hội, “đoạn tuyệt” cái cũ...
Cùng với những chuyển biến về văn hóa tư tưởng, nền sản xuất hàng hóa ở thuộc địa Đông Dương cũng từng bước hình thành. Một tầng lớp thương gia, nhà sản xuất tiểu công nghiệp, nhà tư sản bản địa đã ra đời, với một số khuôn mặt tiêu biểu như Bạch Thái Bưởi, Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Hữu Thu, Bùi Huy Tín (nhất Bưởi, nhì Phu, tam Thu, tứ Tín).
Bùi Huy Tín là một khuôn mặt đặc biệt. Xuất thân từ một trẻ mồ côi lưu lạc sau trận chiến, không hề biết cha mẹ và người thân; được những người lính Pháp hảo tâm nuôi dưỡng, cho ăn học, lớn lên trong trại lính Pháp. Trưởng thành từ trường Thông ngôn của Pháp (trường Trung học Bảo hộ) như Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, nhưng Bùi Huy Tín không đi vào con đường học thuật. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông trực tiếp đi làm thư ký thông ngôn cho các nhà thầu và chủ mỏ người Pháp, nhiều năm lăn lộn, học hỏi các phương thức kinh doanh và quản lý của phương Tây; từng bước chập chững làm nhà thầu phụ, rồi trở thành một nhà thầu độc lập có uy tín và thực lực. Gần 20 năm đầu thế kỷ XX, Bùi Huy Tín là nhà thầu trực tiếp thực hiện các công trình hạ tầng tuyến đường sắt Việt Trì - Lào Cai, Sài Gòn - Nha Trang, Phan Rang - Đà Lạt, Vinh - Đông Hà. Đồng thời, qua khảo sát địa hình các tỉnh Bắc miền Trung, Bùi Huy Tín đã đầu tư lập nhiều đồn điền trên các vùng đất hoang hóa như các đồn điền Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Yên Lập (Hà Tĩnh), Thạch Xá (Quảng Bình); tham gia xây dựng một số hạng mục công trình Trường Quốc Học Huế, nhà Thương (Bệnh viện) Huế, nhà Tế Sanh (Abattoir) Huế...
Từ những thành công trên bước đường dựng nghiệp, Bùi Huy Tín đã tham gia tích cực vào phong trào chấn hưng thực nghiệp, kêu gọi người Việt Nam bước vào con đường kinh doanh, sản xuất, cạnh tranh với doanh nhân người Hoa, người Pháp bằng con đường vận động dư luận, thông qua báo chí và xuất bản sách báo. Đầu năm 1920, Bùi Huy Tín thành lập nhà in Đắc Lập ở Huế, lập Thực nghiệp Ấn quán và Thực nghiệp Dân báo ở Hà Nội. Với ba cơ sở báo chí, in và xuất bản trong tay, cùng với sự giúp sức của các người cộng sự, Bùi Huy Tín không chỉ là một nhà nhà thầu xây dựng, nhà kiến thiết đồn điền, ông còn là một nhà hoạt động văn hóa có đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của báo chí và xuất bản, gắn với phong trào chấn hưng thực nghiệp, phong trào đấu tranh đòi độc lập.
Hơn 15 năm hoạt động (tháng 2 - 1920 đến tháng 6 - 1935), với 3.310 số báo còn thu thập được, theo tôn chỉ “Bản báo muốn dâng sức mọn giúp quốc dân về đường công thương kỹ xảo mong sao cho cái thế giới Thực nghiệp của nước nhà ngày càng thêm rạng vẻ gấm hoa sán lạn”, Thực nghiệp Dân báo đã chuyển tải thông tin đa dạng, từ lược khảo về một số nước trên thế giới, nêu vấn đề cạnh tranh kinh tế với Hoa kiều, về phát triển kinh tế ở Trung kỳ, về các ngành nghề sản xuất, thương mại, kỹ nghệ của nước ta... Đặc biệt, về xu hướng chính trị, dù phải tự tiết chế để không bị nhà cầm quyền cấm cản, nhưng Thực nghiệp Dân báo, qua 34 số báo trong các năm 1925, 1926, thực sự là tờ báo quan trọng nhất, đưa tin đầy đủ nhất, quảng bá rộng rãi ra cả nước nhằm hướng dẫn dư luận đòi trả tự do cho Phan Bội Châu; đăng liên tục bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh và lễ tang lớn của Phan Châu Trinh tại Sài Gòn, lễ truy điệu Phan Châu Trinh tại Hà Nội và Huế. Từ tháng 2/1930 đến tháng 3/1931, trên 84 bản tin, Thực nghiệp Dân báo đã đưa tin liên tục về “biến động” Yên Bái, thực hiện như một bộ phim thời sự nóng hổi chi tiết, gây xúc động, cảm phục về sự hy sinh của Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang và những trí thức, học sinh, binh sĩ, cai đội trong lính khố đỏ... cung cấp nhiều sự kiện lịch sử sinh động, xác thực lúc đương thời.
Nhà in Đắc Lập (Imprimerie Dac - Lap, Đắc Lập Ấn quán) do Bùi Huy Tín sáng lập năm 1920 tại Huế, dưới dạng cổ phần (trong đó cổ phần Bùi Huy Tín 28.000 đ/50.000 đ). Tên gọi Đắc Lập do vua Khải Định “ngự ban”, lấy ý “Nhân vô tín bất lập, hữu tín ư đắc lập”. Sau 8 năm, Bùi Huy Tín đã mua lại toàn bộ cổ phần, từ đó nhà in hoàn toàn thuộc sở hữu của ông. Trong 22 năm hoạt động (năm 1942 Bùi Huy Tín bán lại hai tờ báo La Gazette de Hué và Tràng An, có lẽ nhà in cũng ngừng hoạt động), nhà in Đắc Lập vừa là cơ sở in ấn, đồng thời là nhà xuất bản sách báo, là Tòa soạn phát hành hai tờ báo ở Huế là La Gazette de Hué (Tạp chí Huế) và bán tuần san Tràng An (hoạt động từ 1934 đến 1942). Ngoài nhà in, Đắc Lập còn có hai nhà sách, có mạng lưới phân phối sách báo khắp cả nước, có chi nhánh ở Cao Miên và Lào. Quá trình hoạt động, Đắc Lập đã xuất bản hơn 268 cuốn sách, với nhiều tác phẩm có giá trị, gắn với các tác giả nổi tiếng một thời như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn, Phan Đăng Lưu, Đào Duy Anh, Nguyễn Bá Trác, Lê Thanh Cảnh, Lâm Mậu, Tôn Thất Hân, Hường Nhung, Hường Thiết, Ưng Bình, Ưng Trình, Hồ Đắc Trung, Hồ Đắc Hàm, Lưu Trọng Lư... Đây cũng là nơi Hoài Thanh làm thợ chữa morasse từ 1931 đến 1936, sau đó trở thành nhà báo xuất sắc của hai tờ báo trực thuộc nhà in Đắc Lập.
Năm 1934, khi chuẩn bị đình bản Thực nghiệp Dân báo ở Hà Nội, Bùi Huy Tín đã về Huế, trực tiếp điều hành nhà in Đắc Lập và đứng tên Chủ nhiệm xin thành lập báo La Gazette de Hué viết bằng Pháp ngữ, do Phạm Văn Ký cùng chủ trương và bán tuần san Tràng An do Phan Khôi làm Chủ bút. Tràng An xuất hiện sau gần 8 năm ở Huế đã có các tờ báo Tiếng Dân, Thần Kinh Tạp chí, Du Học báo, tuy nhiên phong cách báo chí Huế vẫn mang nặng tính thủ cựu của các nhà cựu học, từ phương pháp diễn đạt, đến tính tư tưởng và ngôn ngữ, văn phong báo chí. Sự xuất hiện của Phan Khôi, một nhà báo kỳ cựu, từng lăn lộn với nhiều tờ báo trong Nam ngoài Bắc, đang nổi tiếng là cây bút sắc sảo tầm cỡ quốc gia, giữ vai trò Chủ bút tờ Tràng An của Bùi Huy Tín đã mang lại một bầu không khí mới trên diễn đàn báo chí Huế, tạo ra phong cách làm báo sinh động, bổ sung một sắc thái mới cho báo chí Huế lúc bấy giờ. Khác với phong thái đạo mạo của Tiếng Dân, Tràng An có các mục “Có có không không”, “Nhớ đâu nói đó”, “Chuyện rông”, mục “Văn nghệ tạp đàm”, “Chuyện văn chương”, mục “Tiếng oanh” dành cho phụ nữ, mục “Tiểu phóng sự” cho những bài ký dài (như “Một giờ nói chuyện với cụ Ngáo” của Bùi Ái), các mục bình luận chính trị, thời sự quốc tế...
Ngoài sự tham gia thường xuyên của Hoài Thanh, một cây bút mới đang sung sức, quanh Phan Khôi còn có sự cộng tác liên tục của Nam Trân, Trần Thanh Mại, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư, Lê Tràng Kiều, Phan Khoang, Nguyễn Hòa Phẩm, Bùi Ái, Phan Thị Nga (về sau là vợ của Hoài Thanh)..., hầu hết là những khuôn mặt xuất hiện trong phong trào văn học mới. Đây cũng là tờ báo mà Hoài Thanh đã rèn luyện ngòi bút của mình với các bút danh Hoài Thanh, H.T, Nhà Quê. Từ người thợ chữa morasse Nguyễn Đức Nguyên, trở thành Hoài Thanh, một ký giả xuất sắc đã viết trên 100 bài báo, chuyên giữ mục “Chuyện rông”, tham gia tương đối đều trên các mục “Có có không không”, “Chuyện văn chương” và các trang về văn nghệ, phê bình, bình luận chính trị, thời sự quốc tế, kinh tế, xã hội, với những bài báo lên án tệ hà hiếp dân, nịnh bợ quan Tây, đánh đập người dân vô tội. Chính từ tuần san Tràng An, Hoài Thanh đã viết 4 bài báo tranh luận về nghệ thuật với Hải Triều, với các tiêu đề “Văn chương là văn chương” (số 48 ngày 13/8/1935), “Tiếp theo bài “Văn chương là văn chương” (số 62 ngày 1/10/1935), “Chấm dấu hết cho một cuộc biện luận” (số 70 ngày 29/10/1935), “Một lời vu cáo đê hèn” (số 80 ngày 3/12/1935), dù chính tác giả đã viết: “Nói cho cùng, nghệ thuật nào mà chẳng vị nhân sinh, không vì cái sinh hoạt vật chất thì cũng vì sinh hoạt tinh thần của người ta”, nhưng về sau vẫn có người cho rằng Hoài Thanh là chủ soái phe “nghệ thuật vị nghệ thuật”!
Bên cạnh những bài viết về văn hóa và tư tưởng, Tràng An còn vạch ra những hiện tượng lạc hậu, non kém của bộ máy triều Nguyễn, từ triều đình đến quan lại; nêu những sự kiện người dân bị các quan chức, thư lại chèn ép, bóc lột. Về thời sự quốc tế, Tràng An đề cập đến những điểm nóng của thế giới, lưu ý tình hình nước Đức của Hitler, nước Ý của Mussolini đang chuẩn bị cuộc đại chiến thế giới, nước Nhật đang chuẩn bị chiến tranh thực dân ở Đông Á.
Cuối 1935 , Phan Khôi đã có bài phê bình văn học “Nên bài xích lối văn không thành thực”, chỉ ra tính chất sáo rỗng ở một bài văn phúng điếu, đụng chạm đến triều Nguyễn. Có lẽ vì bài viết này mà Phan Khôi bị buộc phải rời khỏi vị trí Chủ bút Tràng An và sau đó không lâu, Hoài Thanh cùng vợ là Phan Thị Nga cũng bị áp lực phải ra đi. Từ đó, dưới sự điều hành của Chủ bút Lê Thanh Cảnh, Tràng An mất dần sắc thái độc đáo. Năm 1942, trong đà suy thoái của báo chí Huế, Bùi Huy Tín đã nhượng lại hai tờ báo La Gazette de Hué và Tràng An. Sau năm 1945, hoạt động kinh tế của ông sa sút dần, nhiều tài sản được chuyển bán, Bùi Huy Tín đã kết thúc thời kỳ hoạt động sôi nổi để trở về dưỡng già ở tuổi gần 75, tập trung chăm lo Phật sự, rồi qua đời năm 1963, thọ 89 tuổi.
Gần 30 năm sống với Huế, với 3 người vợ, có thêm 3 người con sinh ra muộn màng, rồi gởi lại mộ phần của mình trên đất Huế, Bùi Huy Tín rất nặng lòng với Huế. Ngay từ năm 1935, từ lúc viết lời chào đầu tiên trên tờ báo La Gazette de Hué, Bùi Huy Tín đã cất lời say sưa ca ngợi Huế:
“Huế! Huế! Cái tên ngân lên vô cùng êm ái bên tai và lay động đến mê man trái tim những người dù chưa biết Huế vẫn hình dung ra trong trí tưởng tượng đầy mơ mộng của họ, hay những người sống xa Huế nghe gọi tên với lòng nhiệt thành êm dịu qua ảo vọng của hoài niệm khôn nguôi về quê hương.
Huế là tổng hợp tất cả những gì ngoạn mục nhất và thành công nhất mà thiên nhiên đã tạo ra. Huế quy tụ trong một khung cảnh mê ly tất cả những kỳ quan có được của thế giới: một vùng biển êm như lụa, rực rỡ và lấp lánh những vệt trắng như bông tuyết, gần kề bên những ngọn đồi nhấp nhô và những khu rừng rậm rạp ngay cửa ngõ thành phố, một bên là một vành đai núi non với hình dáng uy nghi, được bố trí trong một bối cảnh được sắp xếp một cách tuyệt vời, và bên kia là đồng quê xanh mướt, đẹp như tranh vẽ, được vun trồng một cách tỉ mỉ, và băng qua đồng quê như một dải khăn quàng lung linh là dòng Hương Giang ngọt ngào và độc nhất vô nhị, với nét bình lặng và trong suốt lý tưởng, trải dài một cách quyến rũ dưới ánh mặt trời và phản chiếu trong những làn sóng trong như thủy tinh của nó màu xanh tinh khiết của bầu trời...
Huế là bình minh trên núi Ngự Bình, là sáng trăng dưới rừng thông Nam Giao, là du ngoạn bằng thuyền trên sông Hương với những âm điệu u hoài của một bài tình ca, được êm đềm phụ họa bởi điệu nhạc tuyệt vời làm ngây ngất say, là những giây phút mơ mộng dài bên hồ Tịnh Tâm, trên chiếc cầu nhỏ đơn sơ bắc qua hồ sen đang nở hoa, là vẻ buồn lãng đãng an nhiên của các lăng tẩm, là nét duyên dáng đầy màu sắc và cổ kính của đền chùa và lâu đài vua chúa.
Đó là tất cả và còn có những điều khác”. (Bản dịch của Phạm Thị Anh Nga).
Có thể những câu chữ tiếng Pháp không phải do chính Bùi Huy Tín viết ra? Có thể có vài ý ca ngợi Huế quá đà? Nhưng qua “Lời chào đầu tiên” (Premier salut) trên tờ báo do Bùi Huy Tín làm Chủ nhiệm, chắc chắn đó phải là tấm lòng của Bùi Huy Tín, một người từng nặng lòng với Huế!
N.X.H
(TCSH48SDB/03-2023)
HOÀNG NGỌC CƯƠNG
LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.
TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
CAO THỊ THƠM QUANG
Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.
TRẦN VĂN DŨNG
Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.
TRẦN VĂN DŨNG
Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.
THANH HOA - LÊ HUỆ
Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.
VÕ QUANG YẾN
Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.
“Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế, từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.
PHẠM HỮU THU
Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.
LÊ QUANG THÁI
Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:
Một số thông tin chung
Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết.
LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.
ĐỖ XUÂN CẨM
TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI
Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.
NGUYỄN XUÂN HOA
Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.
Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.