Bụi Cây

09:46 22/05/2008
Maisa thích những cái cây đó dù cô không biết chúng tên gì và cũng không tính xem chúng có bao nhiêu nữa. Các thân cây quyện vào nhau rồi lại tách ra, tán lá xoè xuống trải rộng trên mặt đất, những cái lá hình nón xào xạc trong cơn gió chiều.

Vào mùa thu, khi những đợt gió ùa về, bụi cây trơ trụi vẫy vùng trong cái ẩm ướt của những cơn mưa thu. Nhưng khi tháng hai đến, cành cây dường như chuyển mình kêu rắc rắc trong tuyết lạnh như hứa hẹn sự hồi sinh sau giấc ngủ dài.
Vào những đêm hè khi đứa bé đã say giấc nồng, cô thường lắng nghe tiếng chim ca vang lên từ chỗ những cành cây rậm rạp, tiếng những chú chuột đồng đi ăn đêm đùa giỡn giữa những thân cây và cả tiếng rễ cây đâm mình vào sâu trong lòng đất. Khi nhắm mắt lại, cô vẫn mường tượng ra tiếng nhựa sống chuyển động dưới lớp vỏ cây. Cô run rẩy thấy mình vẫn bồi hồi khi nhớ lại kỷ niệm xưa.
Maisa vừa định rời bàn thì thấy một người đàn ông đứng dưới của sổ, ông có bộ ria mép quặp xuống, cái áo ấm da dường như quá chật với ông, còn đôi ủng thì lại quá cỡ. Ông cầm cái cưa máy với vẻ bồn chồn như thể đang cầm quả bom vậy.
Theo sau ông ta là một người đàn bà với làn da sạm nắng dù giờ chỉ mới cuối tháng năm, bà cầm cái cào chỉ trỏ lung tung. Nghểnh cổ lên, cô mới thấy điều gì đang xảy ra: đằng sau người đàn bà còn có bảy, tám người nữa, cả đàn ông lẫn đàn bà, đang đẩy xe kút kít, tay mang xuổng và một đám trẻ con hiếu kỳ.
Maisa nhận ra người láng giềng của cô và nhớ đến mẩu thông báo được đóng khung bằng những dấu chấm than trên bản tin ở hành lang “Lao động tập thể! Đề nghị mọi người tham gia!”.
Nhóm người dừng lại dưới cửa sổ nhà bếp của cô và đứng nhìn vào lùm cây. Maisa có thể nghe thấy tiếng tíc tắc của cái đồng hồ treo tường, tiếng ngáy của đứa bé vang lên từ vách bên kia. Cô mở hé cửa sổ, lắng nghe người đàn bà da sạm nắng nói: “Nào ta bắt đầu làm việc thôi.”
Người đàn bà vung vẩy cánh tay như cánh quạt trong máy sấy, còn người đàn ông thì múa cái cưa máy đến những nhánh cây thấp nhất và bắt đầu tỉa từ dưới lên, tách bỏ các thân cây nhỏ rồi tiến đến những cái cây kế đó. Ông làm một cách nhịp nhàng, không nghỉ mãi cho đến khi chặt hết những thứ vướng víu làm cho bụi cây trở nên quang đãng.
Miệng Maisa bật ra một nụ cười, tiếng cười vang lên từ thẳm sâu trong lồng ngực cô nhưng lại tắc nghẽn nơi cổ họng. Cô lật đật mở cửa sổ, chồm người ra:
“Này, mấy người làm gì thế?”
Giọng cô vang lên the thé, méo mó. Người đàn ông cầm cưa máy liếc nhìn lên, rồi những người khác. Có người còn nhăn nhó mặt mày trêu cô.
“Chúng tôi chỉ tỉa bớt cái đống này thôi mà.” Người đàn bà da bánh mật vừa rống lên vừa đá những nhánh cây sang một bên.
“Ai... ai cho phép mấy người...”
Có lần trong mơ, cô thấy ai đó trùm cái bao nhựa lên đầu cô, hơi thở cô bám rít vào da mặt. Khi tỉnh dậy, mặt cô đầm đìa mồ hôi. Giờ cũng vậy, gò má cô nóng bỏng, nhức nhối. Cơn đau nhói lên ở nơi xương sống.
“Chúng tôi cùng hội ý với nhau và quyết định đấy.”
Người đàn ông đeo kính bước lên trước, nói bằng giọng trầm tĩnh: “Bụi cây này bắt đầu mọc lan ra, trông không có thẩm mỹ tý nào cả. Chính cô cũng thấy đấy thôi. Chúng mọc san sát nhau làm cản trở sự sinh trưởng của các loài khác. Khoảng đất đằng kia không nhận được tý ánh sáng nào cả. Cái đống cây rối bù này đã hút hết các chất dinh dưỡng trong đất nên không có thứ gì khác mọc lên được”.
“Đi mà giữ lấy mấy cái hoa chết tiệt của ông đi.” - Maisa gào lên.
Bọn trẻ bụm miệng cười khúc khích.
“Im đi cho bọn này nhờ.” - Tiếng ai đó la lên.
“Đây là một quyết định dân chủ. Cô chỉ nên mở miệng khi được phép thôi.”
“Tại sao cô không tham gia với chúng tôi mà đứng đó lải nhải chứ?” - giọng người đàn bà đứng kế bên ông đeo kính. Tiếng trẻ nít vang lên: “Nếu bà không im đi, bọn tôi sẽ cắt hết chỗ còn lại cho mà xem.”
“Mẹ!” - thằng bé sợ hãi thét lên từ phòng nó.
Maisa vội rụt đầu lại, cô đóng cửa sổ và kéo màn.
“M...ẹ!”
Có sự hoảng hốt trong giọng thằng bé. Maisa đến bên nó, vuốt tóc dỗ dành nó, cô khe khẽ hát và xoa gáy cho nó mãi cho đến khi nhịp thở của nó trở lại đều đều.
“Con ngủ có say không, con yêu?” cô nói.
Mọi vật nhảy múa trước mắt cô, đầu cô bắt đầu nặng dần. Thằng bé đứng dậy, đi xuống nhà bếp rót nước uống ừng ực. Rồi nó ngồi lên ghế bành đòi xem nốt đoạn phim còn lại, cô nghĩ tại sao lại không chứ và bật video lên, con trai cô sẽ dán mắt vào bộ phim còn cô sẽ ngồi thêu bên nó.
Trên giường của con trai cô có một khung ảnh. Ảnh chụp lúc nó còn bé, nằm trần như nhộng trên giường, đầu đội mũ Giáng Sinh. Cha nó nằm bên nó, nịt lệch sang một bên, nhìn con trai trong nụ cười toe toét. Cô mặc bộ đầm xanh đứng trong góc bức ảnh mỉm cười nhìn thẳng về phía máy ảnh.
“Giáng Sinh tới chúng ta có thể đi gặp Ông Già Nô-en được rồi.” - cha thằng bé cười to, tung nó lên không.
Nhưng đã nhiều mùa đông trôi qua mà điều này vẫn chưa xảy ra.
Cô bỏ băng video vào máy rồi đi đến cánh cửa sổ và nhìn xuyên qua khe hở trên tấm màn. Dấu vết của buổi lao động đã được dọn sạch, ai đó vẫn còn đang cào các nhành cây. Bụi cây còn lại đang đong đưa trong gió. Giờ thì cô có thể phóng tầm mắt ra xa tít, nơi có con đường dài chạy qua. Cô nhìn mãi cho đến khi thấy mỏi mắt.
NGUYỄN THỊ HỒNG MINH dịch

SARI MALKAMKI (Phần Lan)
(nguồn: TCSH số 149 - 07 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • AMBROSE BIERCE   

    Năm 1861, chàng trai Barr Lassiter sống cùng cha mẹ và người chị ở gần Carthage, Tennesse.

  • Nassar Ibrahim là nhà văn, nhà báo người Palestine. Ông còn là nhà hoạt động xã hội, nguyên Tổng Biên tập báo El Hadaf tại Palestine. Truyện ngắn dưới đây được in lần đầu bằng tiếng Ả Rập trong tạp chí Masharef 28, số mùa thu 2005, được Taline Voskeritchian dịch sang tiếng Anh, in trong tạp chí Wordswithoutborders số tháng 11/2006.

  • THOMAS VINT

    L.T.S: Thomas Vint người Estonia, năm nay 49 tuổi. Hiện ông viết văn và sống ở Estonia (Liên Xô). Ngoài khả năng viết văn xuôi, ông còn thích vẽ. Ông đã từng triển lãm tranh ở Pháp vào năm 1988. Ông cũng đã tự minh họa cho tập truyện ngắn đầu tiên của mình.

  • JOSHUA BROWN (Mỹ)  

    “Con sẽ làm vua!” một chú lợn con nói với bố mẹ.
    Lợn Mẹ mỉm cười nhìn con. “Làm sao con có thể thành vua được khi con chỉ là một chú lợn con?”

  • RAY BRADBURY

    Theo Ray Bradbury, truyện khoa học giả tưởng khác với sự tưởng tượng thuần túy ở chỗ nó là "một dự phóng hợp lý của thực tại". Vì vậy cuộc đi dạo ngắn ngủi này nói lên những gì ông suy nghĩ - hay lo sợ - có thể dễ dàng trở thành một bức tranh thật.

  • Thomas Burke (1886 - 1945) sinh tại Clapham, ngoại ô thành phố Luân Đôn, nước Anh. Cha chết khi còn rất nhỏ, ông sống với người chú, sau được gởi vào một cô nhi viện.

  • JORGE LUIS BORGES

    Jorge Luis Borges (tên đầy đủ là Jorge Francisco Isidoro Luis Borges Acevedo) sinh ngày 24 tháng 8 năm 1899 tại Buenos Aires, Argentina.

  • CLAUDE FARRÈRE

    Những kẻ văn minh là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Claude Farrère (1876 - 1957) đã nhiều năm sang Việt Nam mô tả vạch trần và lên án sâu sắc chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương trong hơn 80 năm đô hộ.

  • HERMANN HESSE
    (Nhà văn Đức, Nobel văn học năm 1946)    

    Trước đây, một chàng trai trẻ có tên là Ziegler đã sống ở ngõ Brauer. Anh là một trong những người thường xuyên ngày nào cũng gặp chúng tôi ở trên đường phố và chưa bao giờ chúng tôi có thể ghi nhớ chính xác khuôn mặt của những người ấy, vì tất cả bọn họ cùng có khuôn mặt giống nhau: một khuôn mặt bình thường ở giữa đám đông.

  • Nhà văn Nenden Lilis A. sinh tại Malangbong-Garut (Tây Java) năm 1971, là giảng viên khoa Giáo dục và Văn chương tại Indonesian Education University ở Bandung.
    Truyện ngắn và thơ của bà đã in trên nhiều ấn phẩm trong nước. Bà cũng thường được mời nói chuyện tại các hội nghị văn học cả ở trong nước và nước ngoài (như Malaysia, Hà Lan và Pháp). Thơ của bà đã được dịch sang tiếng Anh, Hà Lan và Đức.
    Truyện ngắn dưới đây được John H. McGlynn dịch từ tiếng Indonesia sang tiếng Anh.

  • ALEKSANDAR HEMON

    Đám đông xôn xao trong bầu bụi chiều nâu xỉn; họ đợi đã quá lâu rồi. Cuối cùng, Quan tổng trấn bước xuống bậc thang áp chót, dạng chân và chống nạnh ra vẻ quyền chức thường thấy. 

  • Lời dẫn: Cách đây 475 năm, vào ngày 22 tháng 2, tại thành phố Xenvia đã qua đời một người Italia tên Amêrigô, một người đã từng giong buồm liền 7 năm trời trên những vịnh ở phía Bắc và Tây châu Nam Mỹ.

  • LTS: Issac Bashevis Singer sinh tại Ba Lan. Ông là một nhà văn lớn của Do Thái. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, tức tiếng Do Thái cổ. Với lối văn trong sáng, giản dị, có tính cách tự sự, ông thường viết về cuộc sống của những người dân Do Thái cùng khổ. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978.

  • LTS: Giải thưởng danh giá Goncourt của văn chương Pháp năm 2015 với tác giả là nhà văn Mathias Enard do Nxb. Actes Sud (Pháp) xuất bản.

  • Sinh ở Manzanillo năm 1907, Loló de la Torriente sống ở Havana từ thuở nhỏ. Bà đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu chống lại Machado và các chế độ ủng hộ đế quốc sau đó. Bà trở thành giáo viên và là một đảng viên của Đảng Cộng sản Cuba.

  • Michel Déon sinh năm 1919 tại Paris. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, ông tòng quân cho đến tháng 11 năm 1942. Ở lại vùng phía nam nước Pháp bị tạm chiếm, ông cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác nhau.

  • LGT: Alissa York sinh tại Australia và lớn lên tại tỉnh bang Edmonton, Canada, và là tác giả của năm tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm bán chạy: The Naturalist, Fauna, Effigy, Mercy, Any Given Power. Cô nhận giải Bronwen Wallace Memorial Award vào năm 1999, và đã từng được đề cử giải văn chương danh giá Scotiabank Giller Prize.

  • LGT: “Cơn Giông” là một trong các tác phẩm Nabokov, văn hào Mỹ gốc Nga, viết trong thời kỳ ông còn sáng tác bằng tiếng Nga, và được đăng lần đầu trên báo Đỵíÿ (Hôm Nay) vào ngày 28 tháng 9 năm 1924. Sau này, nó được Dmitri Nabokov, con trai tác giả, dịch lại qua tiếng Anh và đăng trong một số tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của Nabokov. Bản dịch dưới đây được dịch giả Thiên Lương, người từng dịch Lolita, thực hiện từ bản gốc tiếng Nga.