Bữa rượu cao hổ cốt cuối năm

14:37 10/02/2010
ĐỖ XUÂN THU      Truyện vui thành ngữ Chiều cuối năm. “Rét như cắt da cắt thịt”. Quán thịt chó bà Ba béo đông hơn mọi ngày. Bước vào quán, Chõe bò em gặp ngay một toán nhậu đã nhừa nhựa, mặt người nào người nấy “đỏ đinh căng”, ai cũng “hùng hùng hổ hổ” như muốn “ăn sống nuốt tươi” người khác.

Tác phẩm Nhìn lại của họa sĩ Nguyễn Công Trạng

Em thoáng rùng mình rồi tặc lưỡi: “Thây kệ họ. Cơm ai nấy ăn, bàn ai nấy ngồi. Mi không động đến ta thì ta cũng không đụng đến mi. Đừng có làm ảnh hưởng đến hoà bình thế giới là được”.

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, em chọn cái bàn góc quán có thế “rồng chầu, hổ phục’ để ngồi. Đối với bọn bợm rượu đang cơn “hổ ngôn loạn ngữ” này thì không nên “vuốt râu hùm, sờ dái ngựa” làm gì, chúng “dữ như beo” sẵn sàng khẩu chiến rồi ẩu đả với mình ngay. Bề ngoài, trông em có tướng “râu hùm, hàm én, mày ngài” ra dáng phết nhưng thực ra thì… em rất sợ chốn “hang hùm, miệng sói” nên toàn “dựa hơi hùm vểnh râu cáo” thôi.

“Ngồi chưa ấm chỗ” thì mấy em tiếp viên “đẹp như trong mộng” đến chìa bảng “me nìu” ỏn ẻn: “Mời anh chọn món”. Ra vẻ tay chơi sành điệu, em chỉ đại vào mấy món gia truyền của quán. Thì cũng tổng kết một năm viết lách của mình, tự thưởng tươi tươi một tí có sao. Cả năm “nhịn mồm nhịn miệng” “nam thực như hổ, nữ thực như miu” mà mình thì “miu” mới yếu lính chứ. “Loáng một cái” “cầy tơ bảy món” nghi ngút khói đã được bê ra. Em nuốt nước miếng ừng ực. Chưa kịp lên đũa thì một giọng lè nhè ngay sau lưng:     

- Chào bác Chõe! Sành điệu gớm nhỉ? Sao lại chỉ có một mình thế này? Cho thằng em ngồi ghé cho vui nhé!.

Chết tiệt cái thằng “Tư  híp” “cọp tha ma bắt”, “khách không mời mà đến” này. Lại “ấm ớ hội tề” gạ ăn đây. Hắn mặc bộ quần áo “loang lổ như da cọp” trông đã ghê ghê. Xóm Cổ Cò em xếp hắn vào dạng “lục lâm thảo khấu”, “ăn vi chủ, ngủ vi tiên”, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện đánh chén. Suốt ngày hắn lê la quán bà Ba béo này để chầu hẫu, gạ gẫm đám nọ, đám kia ăn uống “say bét nhè” rồi huyên thuyên “ba hoa chích choè” đủ thứ chuyện. Đúng là “tránh ông cả lại ngã phải ông ba mươi”. Định “toạ sơn quan hổ đấu” thế mà nó lại vác mặt sang với mình.

- Bác Chõe sướng thật. Tuổi thân, sinh giờ dần, tuy không quan chức nhưng giời cho bác cái đường viết lách, làm thơ. Tha hồ nhuận bút mà tiêu xài, bác nhẩy?

Hắn đưa chuyện và nhúp miếng dồi chó đút vô mồm. Vừa nhai hắn vừa nghêu ngao hát: “Tuổi thân thì mặc tuổi thân/ Sinh phải giờ Dần thì vưỡn làm thơ”. Em bực quá. Ăn nói bỗ bã lại còn ví với von, học đòi nhại theo các cụ. Tuy nhiên, theo phép lịch sự, em cũng bắt nhời:

- Trời sinh hùm chẳng có vây/ Hùm mà có cánh hùm bay lên giời.

- Hay! Hay quá! Đúng là nhà thơ có khác. Thưởng bác một chén.

Hắn cầm chén rượu dí vào mặt em. Rượu của em mà hắn lại thưởng cho em mới tức chứ. Tay hắn run run làm rượu sóng sánh cả ra ngoài. Đón chén rượu, em dốc tuột vào miệng định uống cho xong rồi tống khứ hắn, nào ngờ hắn lại nghêu ngao hát tiếp:

- Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/ Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn.

Ái chà, đối đáp ra phết. Cứ đà này hắn chén “âm ti củ tịt” túi tiền của em mất. Cả  năm “com cóp cho cọp nó xơi”. Đúng là “không cái dại nào giống cái dại nào”. Em bèn cạnh khóe hắn:

- Hổ dữ còn ẩn bóng cây. Huống chi anh chẳng chờ ngày lập thân?

Rồi chẳng hiểu sao hắn tu tu khóc. Em hoảng quá. Có bao giờ hắn thế này đâu? Em chống đũa trân trân nhìn hắn:

- Bác văn thơ chữ nghĩa nhưng có hiểu gì em đâu. Lên bãi vàng tưởng “thả hổ về rừng” tha hồ vùng vẫy, “anh hùng nhất khoảnh” bốc giời ngay được thế mà bọn bưởng trưởng, lũ đầu gấu “miệng hùm, nọc rắn”, chúng “mài nanh, giũa vuốt” “ác như hổ như báo” đã làm cho bọn em “thân tàn ma dại” “tay trắng vẫn hoàn trắng tay”. Bác bảo “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” huống hồ bọn em “cáo giả oai hùm”. Làm được bao nhiêu chúng trấn lột hết. “Cọp về đồng bằng bị chó ăn hiếp” bác ạ.

Cứ thế hắn tồng tộc kể hết chuyện trên bãi đào vàng. Nào là: “Hùm thiêng mắc bẫy mọi”, trông em hầm hố thế thôi nhưng thực chất cũng chỉ hạng “miệng hùm gan sứa”, nói thì mạnh mồm nhưng nhát lắm”. Nào là: “Hổ dữ không ăn thịt con” thế mà bọn chúng đâm chém nhau như ngoé. Bác phải thâm nhập thực tế trên đó mà viết bài “kêu thay lạy đỡ” cho bọn em với”. Em lựa lời an ủi hắn:

- Thân tớ “hoạ hổ bất thành hổ”, dăm bài thơ vườn phỏng có ích gì? Biết chú “miệng hùm không sợ, vảy rồng chớ ghê” song ở vào hoàn cảnh “mãnh hổ bất như quần hổ”, con hổ mạnh không bằng một đàn chồn cáo thế thì phải chịu vậy. “Nợ mười hùm chưa đủ đâm một thỏ thấm chi”. Thôi, đừng thâm thù chúng nữa. Và cũng đừng “hùm mất hươu hơn mèo mất thịt nữa” về quê mà cày cấy giúp vợ giúp con. “Dĩ nông vi bản” không chết đói đâu mà sợ chú à. “Cọp chết để da, người chết để tiếng” đừng lao vào con đường ấy nữa mà khổ.

- Bác nói chí phải - Hắn quệt nước mắt nói - Nhưng mà “cọp chết để da ma chết mất miệng” nữa cơ bác ạ. Thôi, kệ cha nó. Em sẽ không bao giờ vào chốn “hang hùm miệng sói” ấy nữa. Không đâu bằng quê ta bác nhỉ? Người ta bảo “Mèo theo thịt mỡ ồn ào/ Cọp tha con lợn thì nào thấy chi”. Em tiếng thế thôi cũng chỉ phận mèo, phận chó chứ làm sao bì được với hổ với hùm.

Hắn vẫn tu tu khóc, khiến bọn say rượu mâm bên cũng phải giương cặp mắt “là đà lờ đờ” ngó sang. Phải dùng kế “điệu hổ ly sơn” với hắn, lôi hắn ra khỏi miền ký ức u buồn của hắn thôi. Em chủ động rót rượu và mời hắn:

- Ăn đi chú! Năm mới sắp tới rồi kìa, khóc lóc làm gì cho ngao ngán mất dông ra. Năm con hổ đấy. Anh em ta phải “cưỡi trên lưng hổ”, như “Võ Tòng đả hổ” để chiến đấu chứ.

- Bác Chõe nói phải đấy - Chủ quán lên tiếng - Em xin chiêu đãi tất cả các bác bình rượu cao hổ cốt này để các bác “mạnh gân, khoẻ cốt” bước vào năm mới cho khí thế. Riêng chú Tư, tôi chúc chú năm Dần sinh con hổ mới, “hổ phụ sinh hổ tử” làm ăn tấn tới, phát lộc phát tài. Mọi người đồng ý chứ?

Em tròn mắt ngạc nhiên trước câu nói hay như thơ và ý tưởng độc đáo của tay chủ quán. Tay em run run đón chén rượu đặc sản gia truyền của hắn và cũng cất cao giọng tây tây:

- Hoan hô ông chủ quán! Nào anh em! Ta nâng chén chúc tất cả năm mới “dũng mãnh như hổ” “kiến công lập nghiệp” “công thành danh toại” cùng “cưỡi trên lưng hổ” nào!

Tất cả cầm chén đứng dậy hô “dô dô” rất khí thế. “Tư híp” xăng xái hẳn lên. Em cũng lâng lâng thả hồn trên chín tầng mây. Rượu cao hổ cốt có khác. Hứng chí, em xua tay ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi ông ổng ngâm bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Trong mơ màng của cơn say, em và mọi người đều trông thấy nàng Xuân đang cưỡi hổ phi về trước ngõ. Phải rồi, mùa Xuân đã về!

Đ.X.T
(252/02-2010)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • QUỐC THÀNH Năm ấy lên cao nguyên thăm anh bạn, biết tôi lần đầu đến anh dẫn ra trung tâm xã coi cho biết, cũng là lúc dân đi rẫy về. Ngược chiều chúng tôi là một ông già, mắt nhìn xuống miệng cứ lẩm bẩm: "Muộn rồi, Muộn rồi". Tôi nghĩ ông vội đi đâu đó, chắc nóng lòng lắm.

  • ĐÀO DUY HIỆPNgày xưa có một chàng trai rất lịch sự. Anh thường có nhiều khách đến nhà chơi.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGCái tin đám ma ông S chỉ có chiếc quan tài rỗng dù dấu kín đến mấy cũng cứ lan đi. Mấy "nhà báo trẻ" cứ nhớn nha nhớn nhác muốn gặp thân nhân phỏng vấn, ghi hình nhưng nhìn thấy cái vẻ lãnh đạm của H. bác sĩ quân y, con trai ông, liền co cả lại.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGChao ơi? Xin chào Thầy, lâu ngày ghê.Tôi lúng túng một hồi mới nhận ra cô Sen. Trước mắt tôi bây giờ là một thiếu phụ với nụ cười tươi, rạng rỡ, nhưng vẫn không làm phai đi trên khuôn mặt gầy những vết hằn khốn khó.

  • ĐOÀN LÊ               Tặng anh tôi Anh làm khoa học, tôi là diễn viên nhà hát. Riêng điều đó đã không hợp nhau. Nhưng tuổi trẻ không chịu nghĩ chín chắn, chúng tôi cứ yêu nhau bất chấp mọi giông bão ở cả hai phía gia đình.

  • NGUYỄN NGỌC LỢITối đó bản Phiệt có buổi liên hoan văn nghệ. Cơm chiều xong Tản đưa tôi vào đó chơi. Chúng tôi đang chuẩn bị đi thì một cô đang dẹp đám cuốc xẻng trong góc lán nói vọng ra. Anh Tản mà đưa anh ấy đi thì có mà... Anh ấy đẹp trai, gái bản theo hết, mất phần đấy... Tản cười, cho theo bớt chứ một mình tôi... mệt lắm.

  • LÊ NGUYÊN NGỮTrong bối cảnh rạt rào gió bấc và nắng trải vàng như mật bên ngoài báo hiệu Tết sắp vê, con ngựa cũng đứng dạng bốn chân như lắng nghe câu chuyện đầy hoài niệm mà Tư Gồng bắt đầu kể tôi nghe. Giản dị vì đây là câu chuyện về chính nó, Tư Gồng trước kia đã lần khân hẹn khất với tôi chờ đến Tết Con Ngựa. Mà lúc này thì đã là cuối tháng chạp rồi.

  • NGUYỄN QUANG LẬPChiều ba mươi tết, Quỳ đạp xích lô ra ga, tính đón khách chuyến tàu vét rồi gửi xích lô, bắt xe đò về quê. Vừa vào sân ga, tàu chưa về đã có khách gọi, may thế. Khách là một trung niên mặt rỗ, quần bò áo thun, kính đen gọng vàng.

  • ĐỖ KIM CUÔNG1... Cho đến lúc sực tỉnh, tôi mới nhận ra con đường ra cánh đồng tôm và những vườn dừa dưới chân núi Đồng Bò.

  • HỒNG NHU Xóm phố nằm trên một khu đất trước đây là một dẫy đồi nghe nói vốn là nơi mồ mả dày đặc, phần lớn là mồ vô chủ không biết từ bao đời nay; và cũng chẳng biết nơi nào có nơi nào không, bởi vì gần như tất cả mồ mả ở đó đều đã bị thời gian mưa gió bào mòn, chẳng còn nấm ngôi gì cả.

  • TRẦN HẠ THÁP1*Gã nằm xuống thoải mái. Cảm giác mát lạnh của ghế đá còn rịn hơi sương buổi sớm thu giúp gã chợp mắt ngay. Công viên thành phố không chỉ là bạn đời của những ai không nhà, các tên chích choác, kẻ sống ngoài vòng luật pháp... Đây cũng là nơi khá thân quen đối với người như gã. Ít ra đã hơn bốn tháng qua, từ khi gã rời một khách sạn năm sao trong thành phố.

  • THÁI KIM LAN"Làm sao biết từng nỗi đời riêngĐể yêu thương yêu cho nồng nàn”                              Trịnh Công Sơn

  • THÁI KIM LAN(tiếp theo)

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNGLGT: Cuộc sống cứ lao về phía trước, song những tâm hồn đa cảm thì lại hay ngoảnh nhìn về phía sau. Nước nhảy lên bờ là ánh nhìn về những ngày đã qua giữa một vùng quê bình yên của “đêm trước đổi mới”. Một bức tranh quê sống động, dung dị song ngổn ngang những cảnh đời, những cảnh tình mà chúng ta không được phép quên, bởi tư duy đổi mới của đất nước hãy còn tiếp diễn...

  • VĨNH NGUYÊNNgô - bạn tôi rủ tôi về làng Chẻ.Đến thành phố H.H., tôi mượn chiếc xe máy của một người quen. Tôi chở Ngô về làng An Hải Trung.

  • I. Nàng là nhân vật chính của vở kịch. Vở kịch đang diễn ra. Những chủ đề về tình yêu và hôn nhân, về ước mơ và sự thật, về hoài vọng và định mệnh, về sinh ly và tử biệt, v.v và v.v... đan chéo và quyện chặt vào nhau, tạo nên một trường nghĩa lơ mơ lan man đầy ảo dị mà qua đó, những nhân vật còn lại cứ tông tốc xoay xỏa quanh một nhân vật trung tâm đang chơi trò mê hoặc: nhân vật chính.

  • Đó là lần thứ mười Malio quay về góc phố ấy. Phố hẹp, những căn nhà mặt tiền nhấp nhô, khách sạn lấp lánh đèn chen cửa hàng tơ lụa, phòng tranh sơn mài phương Đông sát với những quán cà phê nho nhỏ bài trí kiểu Tây phương...

  • Năm 1966 thầy Phan Linh dạy Toán lớp 7A tại trường cấp II xã Phúc Giang. Đó là năm chiến tranh phá hoại rất ác liệt. Máy bay Mỹ cứ nhằm những tụ điểm đông người thả bom. Học sinh đến trường phải đội mũ rơm. Để tránh bom đạn trường Phúc Giang phải sơ tán về các làng, các xóm học tạm. Lớp 7A của Phan Linh sơ tán về làng Mai.

  • Gió từ đại dương lồng lộng thổi qua cửa sông, qua bãi cát trắng xoá rồi vỗ đập vào những tàu lá dài ngoằng của loài dừa nước, oà vỡ những thanh âm xạc xào.

  • Đúng sáu năm tôi không trở lại thành phố ấy dẫu rằng trong lòng tôi luôn luôn có một nỗi ham muốn trở lại, dù trong sáu năm tôi giấu kín trong lòng mình điều đó, chôn thật sâu trong suy nghĩ của mình, chẳng hề nói ra.