Bữa rượu cao hổ cốt cuối năm

14:37 10/02/2010
ĐỖ XUÂN THU      Truyện vui thành ngữ Chiều cuối năm. “Rét như cắt da cắt thịt”. Quán thịt chó bà Ba béo đông hơn mọi ngày. Bước vào quán, Chõe bò em gặp ngay một toán nhậu đã nhừa nhựa, mặt người nào người nấy “đỏ đinh căng”, ai cũng “hùng hùng hổ hổ” như muốn “ăn sống nuốt tươi” người khác.

Tác phẩm Nhìn lại của họa sĩ Nguyễn Công Trạng

Em thoáng rùng mình rồi tặc lưỡi: “Thây kệ họ. Cơm ai nấy ăn, bàn ai nấy ngồi. Mi không động đến ta thì ta cũng không đụng đến mi. Đừng có làm ảnh hưởng đến hoà bình thế giới là được”.

“Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, em chọn cái bàn góc quán có thế “rồng chầu, hổ phục’ để ngồi. Đối với bọn bợm rượu đang cơn “hổ ngôn loạn ngữ” này thì không nên “vuốt râu hùm, sờ dái ngựa” làm gì, chúng “dữ như beo” sẵn sàng khẩu chiến rồi ẩu đả với mình ngay. Bề ngoài, trông em có tướng “râu hùm, hàm én, mày ngài” ra dáng phết nhưng thực ra thì… em rất sợ chốn “hang hùm, miệng sói” nên toàn “dựa hơi hùm vểnh râu cáo” thôi.

“Ngồi chưa ấm chỗ” thì mấy em tiếp viên “đẹp như trong mộng” đến chìa bảng “me nìu” ỏn ẻn: “Mời anh chọn món”. Ra vẻ tay chơi sành điệu, em chỉ đại vào mấy món gia truyền của quán. Thì cũng tổng kết một năm viết lách của mình, tự thưởng tươi tươi một tí có sao. Cả năm “nhịn mồm nhịn miệng” “nam thực như hổ, nữ thực như miu” mà mình thì “miu” mới yếu lính chứ. “Loáng một cái” “cầy tơ bảy món” nghi ngút khói đã được bê ra. Em nuốt nước miếng ừng ực. Chưa kịp lên đũa thì một giọng lè nhè ngay sau lưng:     

- Chào bác Chõe! Sành điệu gớm nhỉ? Sao lại chỉ có một mình thế này? Cho thằng em ngồi ghé cho vui nhé!.

Chết tiệt cái thằng “Tư  híp” “cọp tha ma bắt”, “khách không mời mà đến” này. Lại “ấm ớ hội tề” gạ ăn đây. Hắn mặc bộ quần áo “loang lổ như da cọp” trông đã ghê ghê. Xóm Cổ Cò em xếp hắn vào dạng “lục lâm thảo khấu”, “ăn vi chủ, ngủ vi tiên”, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện đánh chén. Suốt ngày hắn lê la quán bà Ba béo này để chầu hẫu, gạ gẫm đám nọ, đám kia ăn uống “say bét nhè” rồi huyên thuyên “ba hoa chích choè” đủ thứ chuyện. Đúng là “tránh ông cả lại ngã phải ông ba mươi”. Định “toạ sơn quan hổ đấu” thế mà nó lại vác mặt sang với mình.

- Bác Chõe sướng thật. Tuổi thân, sinh giờ dần, tuy không quan chức nhưng giời cho bác cái đường viết lách, làm thơ. Tha hồ nhuận bút mà tiêu xài, bác nhẩy?

Hắn đưa chuyện và nhúp miếng dồi chó đút vô mồm. Vừa nhai hắn vừa nghêu ngao hát: “Tuổi thân thì mặc tuổi thân/ Sinh phải giờ Dần thì vưỡn làm thơ”. Em bực quá. Ăn nói bỗ bã lại còn ví với von, học đòi nhại theo các cụ. Tuy nhiên, theo phép lịch sự, em cũng bắt nhời:

- Trời sinh hùm chẳng có vây/ Hùm mà có cánh hùm bay lên giời.

- Hay! Hay quá! Đúng là nhà thơ có khác. Thưởng bác một chén.

Hắn cầm chén rượu dí vào mặt em. Rượu của em mà hắn lại thưởng cho em mới tức chứ. Tay hắn run run làm rượu sóng sánh cả ra ngoài. Đón chén rượu, em dốc tuột vào miệng định uống cho xong rồi tống khứ hắn, nào ngờ hắn lại nghêu ngao hát tiếp:

- Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu/ Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn.

Ái chà, đối đáp ra phết. Cứ đà này hắn chén “âm ti củ tịt” túi tiền của em mất. Cả  năm “com cóp cho cọp nó xơi”. Đúng là “không cái dại nào giống cái dại nào”. Em bèn cạnh khóe hắn:

- Hổ dữ còn ẩn bóng cây. Huống chi anh chẳng chờ ngày lập thân?

Rồi chẳng hiểu sao hắn tu tu khóc. Em hoảng quá. Có bao giờ hắn thế này đâu? Em chống đũa trân trân nhìn hắn:

- Bác văn thơ chữ nghĩa nhưng có hiểu gì em đâu. Lên bãi vàng tưởng “thả hổ về rừng” tha hồ vùng vẫy, “anh hùng nhất khoảnh” bốc giời ngay được thế mà bọn bưởng trưởng, lũ đầu gấu “miệng hùm, nọc rắn”, chúng “mài nanh, giũa vuốt” “ác như hổ như báo” đã làm cho bọn em “thân tàn ma dại” “tay trắng vẫn hoàn trắng tay”. Bác bảo “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” huống hồ bọn em “cáo giả oai hùm”. Làm được bao nhiêu chúng trấn lột hết. “Cọp về đồng bằng bị chó ăn hiếp” bác ạ.

Cứ thế hắn tồng tộc kể hết chuyện trên bãi đào vàng. Nào là: “Hùm thiêng mắc bẫy mọi”, trông em hầm hố thế thôi nhưng thực chất cũng chỉ hạng “miệng hùm gan sứa”, nói thì mạnh mồm nhưng nhát lắm”. Nào là: “Hổ dữ không ăn thịt con” thế mà bọn chúng đâm chém nhau như ngoé. Bác phải thâm nhập thực tế trên đó mà viết bài “kêu thay lạy đỡ” cho bọn em với”. Em lựa lời an ủi hắn:

- Thân tớ “hoạ hổ bất thành hổ”, dăm bài thơ vườn phỏng có ích gì? Biết chú “miệng hùm không sợ, vảy rồng chớ ghê” song ở vào hoàn cảnh “mãnh hổ bất như quần hổ”, con hổ mạnh không bằng một đàn chồn cáo thế thì phải chịu vậy. “Nợ mười hùm chưa đủ đâm một thỏ thấm chi”. Thôi, đừng thâm thù chúng nữa. Và cũng đừng “hùm mất hươu hơn mèo mất thịt nữa” về quê mà cày cấy giúp vợ giúp con. “Dĩ nông vi bản” không chết đói đâu mà sợ chú à. “Cọp chết để da, người chết để tiếng” đừng lao vào con đường ấy nữa mà khổ.

- Bác nói chí phải - Hắn quệt nước mắt nói - Nhưng mà “cọp chết để da ma chết mất miệng” nữa cơ bác ạ. Thôi, kệ cha nó. Em sẽ không bao giờ vào chốn “hang hùm miệng sói” ấy nữa. Không đâu bằng quê ta bác nhỉ? Người ta bảo “Mèo theo thịt mỡ ồn ào/ Cọp tha con lợn thì nào thấy chi”. Em tiếng thế thôi cũng chỉ phận mèo, phận chó chứ làm sao bì được với hổ với hùm.

Hắn vẫn tu tu khóc, khiến bọn say rượu mâm bên cũng phải giương cặp mắt “là đà lờ đờ” ngó sang. Phải dùng kế “điệu hổ ly sơn” với hắn, lôi hắn ra khỏi miền ký ức u buồn của hắn thôi. Em chủ động rót rượu và mời hắn:

- Ăn đi chú! Năm mới sắp tới rồi kìa, khóc lóc làm gì cho ngao ngán mất dông ra. Năm con hổ đấy. Anh em ta phải “cưỡi trên lưng hổ”, như “Võ Tòng đả hổ” để chiến đấu chứ.

- Bác Chõe nói phải đấy - Chủ quán lên tiếng - Em xin chiêu đãi tất cả các bác bình rượu cao hổ cốt này để các bác “mạnh gân, khoẻ cốt” bước vào năm mới cho khí thế. Riêng chú Tư, tôi chúc chú năm Dần sinh con hổ mới, “hổ phụ sinh hổ tử” làm ăn tấn tới, phát lộc phát tài. Mọi người đồng ý chứ?

Em tròn mắt ngạc nhiên trước câu nói hay như thơ và ý tưởng độc đáo của tay chủ quán. Tay em run run đón chén rượu đặc sản gia truyền của hắn và cũng cất cao giọng tây tây:

- Hoan hô ông chủ quán! Nào anh em! Ta nâng chén chúc tất cả năm mới “dũng mãnh như hổ” “kiến công lập nghiệp” “công thành danh toại” cùng “cưỡi trên lưng hổ” nào!

Tất cả cầm chén đứng dậy hô “dô dô” rất khí thế. “Tư híp” xăng xái hẳn lên. Em cũng lâng lâng thả hồn trên chín tầng mây. Rượu cao hổ cốt có khác. Hứng chí, em xua tay ra hiệu cho mọi người yên lặng rồi ông ổng ngâm bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Trong mơ màng của cơn say, em và mọi người đều trông thấy nàng Xuân đang cưỡi hổ phi về trước ngõ. Phải rồi, mùa Xuân đã về!

Đ.X.T
(252/02-2010)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI BÁ TÂNTháng trước, ở phường B. thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, nơi tôi về nghỉ hưu mấy năm nay, đã xẩy ra một vụ trọng án có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, có thể nói bí ẩn không sao giải thích nổi, đến mức cuối cùng người ta quay sang cho rằng nhất định phải có yếu tố thần linh ma quỷ trong vụ này.

  • PHẠM THỊ ANH NGA                  Truyện ngắn...trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào biết được...

  • PHAN VĂN LỢIBuổi giao lưu và trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do Hội Nhà văn tổ chức đã tiến hành được gần nửa giờ. Gã nhấp nhỏm trên chiếc ghế kê phía sau cánh gà sân khấu, bồn chồn không yên. Chừng thông cảm với tâm trạng của gã, cô gái phục vụ mặc áo dài đỏ bưng tới cho gã ly nước, nhẹ nhàng nói: "Chú cứ yên tâm ngồi nghỉ cho khoẻ. Giải A bao giờ cũng trao cuối cùng, chú ạ!"

  • KHẢI NGUYÊN Pa-ri, mùa hạ năm 198...Vườn Bách thảo giữa thành phố kề sông Xen phía tả ngạn. Ông đến đây như một kẻ lánh đời, sợ nơi đông người. Thật ra, phần lớn đường phố Pa-ri trong giờ làm việc không ồn, không thừa thãi người đi nhong như ở Việt Nam. Em ông ở quê ra Hà Nội chơi đứng ngắm dòng người và xe nườm nượp qua lại cứ tự hỏi: những con người này đi đâu, về đâu mà tuôn mãi như là chẳng ai về nhà cả, như là cái "nghiệp" trời đày phải đi.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNhiều năm trôi qua tôi đã trở thành người đàn ông đứng tuổi. Có một mái ấm gia đình, vợ con hạnh phúc. Nhưng mỗi lần nghĩ về nàng, một người đàn bà chỉ kịp quen trên chuyến đò từ Huế ra Phong Điền, chia tay nàng để nhiều năm sau, tôi mới được gặp lại nàng trong một hoàn cảnh khác, tôi vẫn giữ nguyên một cảm giác hết sức lạ lùng. Một ý nghĩa luôn ám ảnh tôi khá kỳ quặc rằng: Tôi đã bị nàng hiểu lầm, là một chàng lính giải phóng “hám gái, dại khờ”... Bởi vì sau vụ việc ấy, chính tôi cũng rủa thầm mình là ngu ngốc.

  • NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.

  • HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...

  • HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.

  • PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.

  • THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.

  • PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.

  • PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.

  • HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.

  • BÙI MINH QUỐCNgày hôm ấy là một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống cực nhọc, buồn tẻ của giáo sư Lê Khương- một ông già ngót sáu mươi tuổi mà vẫn sống độc thân. Nhưng rồi có một sự đặc biệt đến với ông vào lúc gần nửa đêm. Sau khi rà sửa lại lần thứ ba mấy chục trang cuối tập bản thảo một công trình mới nhất của mình, giáo sư đặt lưng xuống giường ngủ thiếp đi. Và, như thường lệ, ông bắt đầu thấy chiêm bao.

  • DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết    (René Char)

  • ĐOÀN BÍCH HỒNGBà lão ngồi bất động nơi cây cầu giơ một khúc gỗ khẳng khiu đỡ lấy sàn nhà. Trong lúc liếc nhìn bóng mình lao chao trong cái màu xanh rêu đùng đục của dòng sông đang gắng gỏi vài mét nước cuối cùng trước khi nhập vào lòng biển, bà cố ghi nhận cái thời khắc quan trọng mà bà cảm thấy nó đang đến gần.

  • NHƯ BÌNH1. Đực và cái. Một đứa con trai đứng bên một đứa con gái là giống đực đặt bên giống cái. Còn nhỏ chúng là những đứa trẻ, không ngại ngùng bởi vấn đề giới tính. Trưởng thành, hai giống bên nhau tạo sức hút và nảy sinh cái gọi là tình yêu. Các cụ ta xưa rất hiểu quy luật giới tính này. Chả thế mà cứ nhốt hai giống vào một phòng là thành vợ chồng.Bố mẹ tôi cũng là một cặp như thế.

  • NGUYỄN VĂN ĐỆThuần ra bến thuyền vào lúc thuỷ triều đang lên. Lúc này là nửa đêm. Trăng hạ tuần trong như con cá mòi tháng bảy nhảy hất lên từ mặt biển treo mình giữa nền trời xanh ngát. Gió tây se lạnh, gió thổi từ đất liền ra giộng rừng phi lao reo lên cùng với tiếng vi vu, vi vút, gió thổi vào ngọn sóng làm hắt lên những tia sáng.

  • NGUYỄN THANH MỪNGĐã bát tuần, ông vẫn chưa nghĩ đến cái già. Đó là ông nói vậy, bô lô ba la trước bàn dân thiên hạ, trong đó tất nhiên không thiếu cả bạn bè, nhất là những người đáng tuổi con cháu nhưng được ông tôn vinh là thần tượng của quốc gia, thậm chí quốc tế nữa.

  • NHẤT LÂM          Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.