GS.Bs Bùi Minh Đức tại buổi giới thiệu sách
“Văn hóa ẩm thực Huế” là một tác phẩm được Gs.Bs Bùi Minh Đức viết trong nhiều năm, với gần 600 trang, khổ 16x24cm, Nxb Văn Hóa - Văn Nghệ (2011). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc về văn hóa ẩm thực, một bộ phận cấu thành Văn hóa Huế.
Cuốn sách được mở đầu bằng những lời mộc mạc, tha thiết: “Kính dâng hương hồn ba tôi…Kính dâng hương hồn mẹ tôi… Trìu mến tặng người vợ hiền… Thương mến tặng các con…” và kết thúc bằng hai câu lục bát thấm đẫm hồn quê xứ Huế: “Chữ thương đi với chữ tình Xin dâng quê mẹ, Huế mình, Huế ta.” Trừ phần lời tựa, lời mở đầu, nguồn tài liệu “Văn hóa ẩm thực Huế” có đến 30 đề mục, đưa ra những luận điểm khái quát về Ẩm thực xứ Huế dưới góc nhìn văn hóa và khoa học, và những bài chi tiết từ các món ăn dân gian, ăn chay đến những món cao lương mỹ vị. Tác giả dành nguyên một số đề mục để nói đến ẩm thực Huế khiến người đọc phải ngạc nhiên vì tính dân dã của nó như “Hột muối sống ở Huế”, “Những ngọn rau độn bụng ở Huế”, “Huế, ăn nên thuốc” đến các vấn đề có vẻ gai góc như “Chiến trường trên mâm cỗ”, “Ảnh hưởng Chăm trong văn hóa ẩm thực Huế” và những góc nhìn biện chứng bằng các triết lí văn hóa như “Khẩu vị người Huế”, “Triết lí ẩm thực của người Huế”…
Bác sĩ Bùi Minh Ðức là con thứ 2 trong một gia đình công chức nghèo ở Thành Nội (Huế). Năm 1960, ông tốt nghiệp Ðại học Y khoa Sài Gòn. Năm 1972, ông tốt nghiệp Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Ðại học Wurzburg (Ðức) và trở thành Hội viên Hội Tai Mũi Họng Ðức. Ông tiếp tục sang Mỹ nghiên cứu. Năm 1973, ông trở về nước làm Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng tại Ðại học Y khoa Huế. Đến Tháng 2.1975, cùng với gia đình, bác sĩ Bùi Minh Ðức sang Mỹ lần thứ hai và làm việc làm tại trường Ðại học Louisville cho đến ngày về hưu.
Ngoài lĩnh vực chuyên môn của một bác sỹ, ông còn có nhiều đóng góp trên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Huế cũng như nhiều nhiều báo cáo khoa học về Văn hóa Huế tại các Hội nghị Quốc tế về Việt Nam học và các hội thảo về Văn hóa Huế. Đến nay, Bác sỹ Bùi Minh Đức đã có gần 4000 trang “Từ điển tiếng Huế”, 300 trang sách “Dấu ấn văn hóa Huế”, 400 trang sách về “Chữ nghĩa tiếng Huế”, 450 trang về “Dấu tích văn hóa Huế”, 600 trang về “Văn hóa ẩm thực Huế”. Tính từ cuốn “Từ điển tiếng Huế” in lần thứ nhất chỉ 531 trang đến nay (2011) vừa tròn 10 năm, Bác sỹ Bùi Minh Đức đã kịp viết biên khảo cho Huế gần 6000 trang sách. 10 năm và 6000 trang sách được xuất bản, với nhiều tư liệu, biên khảo công phu, có giá trị cao thật sự là một đóng góp đồ sộ cho văn hóa Huế. Các công trình của Bác sỹ Bùi Minh Đức được thực hiện xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với Mẹ yêu thương, đã làm cho người ta hiểu hơn về văn hóa Huế, làm cho người ta sợ mất đi những giá trị đã được ghi nhận...
Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí thân tình, độc giả và những người yêu Huế đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về công trình của Gs.BS Bùi Minh Đức, đó là phát biểu của bác sỹ Dương Đình Châu, TS. Thái Kim Lan, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn Bửu Ý… và thưởng thức một vài món ăn đặc trưng tiêu biểu của ẩm thực Huế. Với những gì mà Bác sỹ Bùi Minh Đức đã làm được, chúng tôi nghĩ rằng mảnh đất xứ Huế nên có động thái tôn vinh xứng đáng những đóng góp của riêng cá nhân ông. PV |
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10/2024 tại Nhà hát Sông Hương số 1 Lê Lợi, Tp. Huế, Học viện Âm nhạc Huế đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và trao bằng tốt nghiệp với một chương trình nghệ thuật công phu, hoành tráng và đa dạng thể loại.