Bs Bùi Minh Đức trình làng sách “Văn hóa ẩm thực Huế”

16:53 30/05/2011
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.

GS.Bs Bùi Minh Đức tại buổi giới thiệu sách

“Văn hóa ẩm thực Huế” là một tác phẩm được Gs.Bs Bùi Minh Đức viết trong nhiều năm, với gần 600 trang, khổ 16x24cm, Nxb Văn Hóa - Văn Nghệ (2011). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc về văn hóa ẩm thực, một bộ phận cấu thành Văn hóa Huế.

Cuốn sách được mở đầu bằng những lời mộc mạc, tha thiết: “Kính dâng hương hồn ba tôi…Kính dâng hương hồn mẹ tôi… Trìu mến tặng người vợ hiền… Thương mến tặng các con…” và kết thúc bằng hai câu lục bát thấm đẫm hồn quê xứ Huế:
“Chữ thương đi với chữ tình
Xin dâng quê mẹ, Huế mình, Huế ta.”
 
Trừ phần lời tựa, lời mở đầu, nguồn tài liệu “Văn hóa ẩm thực Huế” có đến 30 đề mục, đưa ra những luận điểm khái quát về Ẩm thực xứ Huế dưới góc nhìn văn hóa và khoa học, và những bài chi tiết từ các món ăn dân gian, ăn chay đến những món cao lương mỹ vị. Tác giả dành nguyên một số đề mục để nói đến ẩm thực Huế khiến người đọc phải ngạc nhiên vì tính dân dã của nó như “Hột muối sống ở Huế”, “Những ngọn rau độn bụng ở Huế”, “Huế, ăn nên thuốc” đến các vấn đề có vẻ gai góc như “Chiến trường trên mâm cỗ”, “Ảnh hưởng Chăm trong văn hóa ẩm thực Huế” và những góc nhìn biện chứng bằng các triết lí văn hóa như “Khẩu vị người Huế”, “Triết lí ẩm thực của người Huế”…

                Ts. Thái Kim Lan phát biểu tại buổi giới thiệu
 
Bác sĩ Bùi Minh Ðức là con thứ 2 trong một gia đình công chức nghèo ở Thành Nội (Huế). Năm 1960, ông tốt nghiệp Ðại học Y khoa Sài Gòn. Năm 1972, ông tốt nghiệp Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Ðại học Wurzburg (Ðức) và trở thành Hội viên Hội Tai Mũi Họng Ðức. Ông tiếp tục sang Mỹ nghiên cứu. Năm 1973, ông trở về nước làm Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng tại Ðại học Y khoa Huế. Đến Tháng 2.1975, cùng với gia đình, bác sĩ Bùi Minh Ðức sang Mỹ lần thứ hai và làm việc làm tại trường Ðại học Louisville cho đến ngày về hưu.
 
Ngoài lĩnh vực chuyên môn của một bác sỹ, ông còn có nhiều đóng góp trên lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Huế cũng như nhiều nhiều báo cáo khoa học về Văn hóa Huế tại các Hội nghị Quốc tế về Việt Nam học và các hội thảo về Văn hóa Huế.

Đến nay, Bác sỹ Bùi Minh Đức đã có gần 4000 trang “Từ điển tiếng Huế”, 300 trang sách “Dấu ấn văn hóa Huế”, 400 trang sách về “Chữ nghĩa tiếng Huế”, 450 trang về “Dấu tích văn hóa Huế”, 600 trang về “Văn hóa ẩm thực Huế”. Tính từ cuốn “Từ điển tiếng Huế” in lần thứ nhất chỉ 531 trang đến nay (2011) vừa tròn 10 năm, Bác sỹ Bùi Minh Đức đã kịp viết biên khảo cho Huế gần 6000 trang sách. 10 năm và 6000 trang sách được xuất bản, với nhiều tư liệu, biên khảo công phu, có giá trị cao thật sự là một đóng góp đồ sộ cho văn hóa Huế. Các công trình của Bác sỹ Bùi Minh Đức được thực hiện xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với Mẹ yêu thương, đã làm cho người ta hiểu hơn về văn hóa Huế, làm cho người ta sợ mất đi những giá trị đã được ghi nhận...
 

                    Khách mời và độc giả tham dự tại buổi giới thiệu

    
Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí thân tình, độc giả và những người yêu Huế đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về công trình của Gs.BS Bùi Minh Đức, đó là phát biểu của bác sỹ Dương Đình Châu, TS. Thái Kim Lan, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn Bửu Ý… và thưởng thức một vài món ăn đặc trưng tiêu biểu của ẩm thực Huế.

Với những gì mà Bác sỹ Bùi Minh Đức đã làm được, chúng tôi nghĩ rằng mảnh đất xứ Huế nên có động thái tôn vinh xứng đáng những đóng góp của riêng cá nhân ông.

PV















Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…

  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.