Bỗng nhiên tôi cụt hứng

10:42 19/07/2010
CHÍ CÔNGNghe xã ấy chuẩn bị gặt chiêm, làm được nghĩa vụ lương thực, thuế nông nghiệp và hè thu 1983 sớm hơn các nơi khác, tôi cùng hai cán bộ cơ quan đi về đấy rút kinh nghiệm để có kế hoạch tuyên truyền sát thực tế.

Ảnh: Internet

Chuyến đi có tôi, Hòa và Minh, một già hai trẻ. Kẹp xắc vào "poóc ba ga" ngồi trên "ngựa sắt" xăm lốp tốt, phanh rất ăn, chúng tôi thong dong trên đường. Buổi sáng mùa hè ở Huế đẹp và mát. Nhưng cỏ cây và gió mơn man càng làm con người khoan khoái hơn.

Đến nơi, chúng tôi được biết xã đang họp hội đồng nhân dân, các đồng chí trong cấp ủy Đảng và ban quản trị đều bận dự họp. Chúng tôi thường quen với tình huống này nên không để lỡ cơ hội, liền gặp các anh văn phòng, kế toán, cán bộ kế hoạch; sau đó còn được đi thăm đồng, hỏi han một số xã viên, nghe chuyện làm phân, việc khoanh bảy vùng chống úng để đem giống lúa mới vào, rồi chuyện đời sống, lương thực, thuế nông nghiệp, tận mắt quan sát lúa cao sản, ruộng thanh niên, kênh mương thủy lợi, nhiều cái gây cho chúng tôi ấn tượng thích thú về con người, cuộc sống đang lên ở nơi này…

Chúng tôi trở lại trụ sở hợp tác xã đã gần trưa. Anh C. cán bộ văn phòng cho biết Đảng ủy và ban quản trị bận, chưa gặp được. Tin ấy không làm ai băn khoăn bởi chúng tôi đã nhất trí với nhau chỉ cần đến chỗ họp vào giờ nghỉ trưa, vừa trình diện, vừa tranh thủ các anh ấy một số ý kiến. Ý định vậy, nên anh em tôi lại kéo nhau đi xem tiếp nhà kho, sân phơi phía sau rồi mới vào nhà. Người nói chuyện cuối buổi này với chúng tôi là anh P. cán bộ kế hoạch của hợp tác xã vừa đi thăm đồng về. Lúc đầu anh có vẻ ngại ngần, anh nói: "Em là người ngoài Đảng giúp việc về kế hoạch, không có quyền hạn được báo cáo". Nhưng khi nghe chúng tôi nói rõ ràng chúng tôi không hỏi gì về các vấn đề Đảng, hay những chủ trương nhận định của cấp ủy và ban quản trị mà chỉ muốn nghe anh nói về những điều anh biết trong việc chuẩn bị vụ hè thu thì anh kể thực vui, thực chân chất. Điều mà chúng tôi đang cần biết, qua anh đã biết được khá sinh động.

Đúng trưa, sau khi đã tìm nơi ăn cơm, ba anh em trở lại đường quốc lộ, đến tận nơi xã họp. Chúng tôi đã cố tránh giờ ăn, bởi gặp ăn vốn phiền cho cả khách và chủ. Nhưng đến đây đã hơn 12 giờ mà qua trước cổng vẫn còn thấy nhiều nhóm bưng mâm bát đi vào đi ra ở các gian phòng, nên anh em đành rủ nhau đạp xe vượt lên quá cổng một đoạn, rồi dừng lại nghỉ và đợi dưới mấy gốc dương bên đường. Khi đã thấy nhiều người lục tục ra cửa, tôi dặn Hòa, Minh ngồi đợi và đi vào. Đến gần căn nhà sát đường phía phải, thấy bên trong có xa lồng, bộ bàn sáu ghế, quạt bàn và bốn năm người đang ngồi uống nước, trò chuyện tôi đi ngay vào đó.

- Xin chào các đồng chí, tôi vừa chào vừa cất chiếc mũ.

- Đồng chí cần gì? Hỏi ai ạ? Một người hỏi.

- Tôi ở cơ quan tuyền truyền của tỉnh, muốn xin được gặp đồng chí bí thư hoặc các đồng chí trong ban quản trị hợp tác một chút.

Một bác tóc đã bạc, ngồi ở ghế xa lông chỉ về phía bàn gần đó:

- Ông ấy đấy, mời anh vào.

Tôi vừa gật đầu vừa cười vui vẻ chào mọi người và đi đến trước cái ghế đối diện đồng chí bí thư.

Đồng chí ấy trạc trên năm mươi tuổi, tóc hoa râm, cắt ngắn, mặc áo sơ mi cộc để lộ đôi bắt tay tròn to như bắp chuối mật. Hai khuy áo phía trên mở đổ lộ bộ ngực khá vạm vỡ, màu da thắm như màu gà. Một chiếc quạt bàn chạy rất êm cứ làm áo anh bay lất phất. Anh ngồi điềm nhiên, không cười, không chào lại và cũng không mời tôi ngồi. Vừa xỉa răng vừa hất hàm sang phía tôi, anh hỏi:

- Gì thế anh? Giọng thong thả, chữ sau hơi cao một chút.

Tôi trả lời mềm mỏng:

- Báo cáo anh, tôi tranh thủ đến thăm và gặp anh buổi trưa thế này cũng phiền anh, nhưng vì có điều cần…

- Tôi đã cho người báo cáo các anh là chúng tôi bận họp, chưa làm việc được, giờ là buổi trưa, tôi nghỉ.

Vẫn giữ mức mềm mỏng của mình, tôi khẩn khoản:

- Chỉ muốn xin anh mười lăm phút thôi, anh cho cái hướng làm việc hoặc anh cho đồng chí nào nắm được vấn đề tuyên truyền vừa qua cho chúng tôi được trao đổi khoảng vài chục phút, hoặc trước giờ họp hoặc buổi tối cũng được.

Giọng đồng chí bí thư càng to hơn.

- Giờ đang họp đây, không có thể để làm việc với các anh được, mà báo cáo gì thì tôi cũng thông qua đảng ủy, ít ra khi báo cáo cũng có hai người, mai thì chúng tôi bận khách Trung ương, ngày kia đoàn Đà Nẵng, các anh có làm thì ngày thứ tư.

- Anh thông cảm, ngày đó tôi lại phải về họp cơ quan mà kế hoạch tuyên truyền lương thực, thuế, hè thu cũng gấp. Nguyên tắc làm việc như anh nói là chặt chẽ, song anh em chúng tôi thì chỉ xin các anh một số ý kiến về các việc trên, nhanh thôi. Sáng nay chúng tôi cũng có tìm hiểu, nghe một số anh em cán bộ bà quần chúng được nhiều điều cụ thể.

- Ai báo cáo cho các anh?

- Số anh em ở chỗ làm việc và anh P. cán bộ và quần chúng được nhiều điều cụ thể.

- Hứ! Giọng anh trở nên gay gắt - Tôi đề nghị các anh xóa hết các điều ấy. Chúng tôi không công nhận những gì các anh lấy đó để tuyên truyền đâu đấy.

Một thắc mắc thoáng đến rất nhanh trong tôi. Không hiểu vì sao đồng chí bí thư lại không tin cán bộ dưới hợp tác xã, sợ họ báo cáo sai chăng?

Cách nói của anh khá căng nên số ngồi xung quanh cứ ngước nhìn rồi từ từ rút lui hết. Riêng tôi vẫn tự trấn tĩnh đáp:

- Không có gì không hay đâu, toàn chuyện tốt lành cả, anh đừng lo. Nhưng để cho chu đáo mà các anh lại bận thì chiều nay chúng tôi xin đi thăm đội 1 và đội 2, tôi xin gặp các anh có được không?

- Chưa làm với xã thì chưa đi đội được.

Nén một nỗi bực tức đang muốn bung ra, tôi nhìn thẳng mặt anh, cố ghìm giọng nói ở mức bình thường:

- Đi về thăm đội sản xuất mà, mà… không được hở anh?

- Tôi không có thì giờ nói với anh nữa, tôi về.

Thế là anh đứng lên đeo xắc vào vai, đội mũ, không tắt quạt, không nhìn tôi, vừa xỉa răng vừa đủng đỉnh ra cửa không hề ngoái lại.

Tôi xoay cái quạt điện về phía mình cho nó mát một chút rồi đè tay lên công tắc. Một tiếng "tách", vòng quạt chậm lại từ từ, tôi đi ra.

- Thế nào chú? Hòa và Minh đều hỏi.

- Không đạt yêu cầu.

Tôi kể lại sơ sơ cho Hòa và Minh nghe.

Minh nói: "Giá sáng nay chú lấy xe con đi, xe dừng trước cổng rít một cái thì chắc họ không đón chú như thế!" Hòa cười tỏ vẻ đồng tình. Tôi nghĩ thầm: "Cũng có thể như vậy - Nếu mình dùng xe cơ quan đi sáng nay có khi công việc sẽ thuận lợi hơn, bởi thói thường vẫn còn cách xử thế của con người với nhau theo kiểu ấy".

Tôi ngồi im lặng. Những ý nghĩ tốt đẹp dấy lên trong tôi mới cách đây mười lăm phút về kế hoạch tuyên truyền sinh động kịp thời, bỗng nhiên như bị dội một gáo nước lạnh: Tôi còn cảm thấy lo cho anh P. và một số anh em ở hợp tác xã không khéo chiều nay sẽ bị đồng chí bí thư phê bình vì đã trao đổi công việc với chúng tôi!

Trên đường về, ba chúng tôi không còn giữ được tâm trạng vui vẻ như lúc ra đi. Hai đồng chí bạn trẻ của tôi nôn nóng đưa ra những nhận xét. Riêng tôi cứ băn khoăn không rõ vì sao ở một xã đang lên, được nhiều tiếng khen, mà đồng chí bí thư Đảng ủy xã lại đối xử với cán bộ như vậy? Có phải đây là một nét biểu hiện quy luật tư tưởng mà Đảng thường nhắc nhở là trong phong trào đang lên, nếu không biết ngăn ngừa có thể phát sinh những mầm xấu như chủ quan, tự mãn, quan liêu, coi thường quần chúng vv… Thực tiễn cũng đã có điển hình tiên tiến nổi danh một thời rồi tụt xuống chỉ vì ở đấy không kịp thời nhìn ra những điều đó. Tôi hiểu trong công lao rất lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tạo nên sự tiến bộ nhiều mặt của xã này, không thể không nói đến vai trò của đồng chí bí thư. Đồng chí ấy hẳn là người có công, nhưng hôm nay, đã có sự biểu hiện không bình thường trong một trường hợp cụ thể. Dù còn vì căn nguyên gì khác nữa thì một đồng chí lãnh đạo tiêu biểu của một xã cũng không bao giờ buông thả mình theo kiểu ấy.

Đó là điều đã làm tôi bỗng nhiên cụt hứng trưa hôm ấy.

C.C.
(2/8-83)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • JEAN-CLAUDE GUILLEBAUDLà một nhà báo - nhà văn Pháp thuộc “thế hệ Việt Nam”, thế hệ những người Pháp mà dấu ấn của cuộc chiến Đông Dương đã và sẽ in đậm trong suốt cuộc đời. Ông có mặt ở Việt Nam vào nhiều mốc lịch sử trước 1975, và từ đó ý định trở lại đất nước Việt Nam vẫn luôn thôi thúc ông. Cuốn “Cồn Tiên” được viết sau chuyến đi Việt Nam từ Nam chí Bắc của ông năm 1992. Bản Công-xéc-tô vĩnh biệt này, có thể nói, nó là nỗi ám ảnh của người pháp về Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Hiện Guillebaud đang công tác tại Nhà Xuất bản Le Seuil (Paris).

  • PHẠM THỊ ANH NGA15-12-2002Hình như trong đám đông tôi vẫn luôn là một bóng mờ. Một bóng dáng nhạt mờ, lẩn trong vô vàn những bóng dáng nhạt mờ khác, mà giữa trăm nghìn người, ai cũng có thể “nhìn” mà không “thấy”, hoặc có vô tình “thấy” cũng chẳng bận lòng, chẳng lưu giữ chút ấn tượng sâu xa nào trong tâm trí.

  • PHẠM THỊ CÚC                       KýTôi sinh ra ở một làng quê, không những không nhỏ bé, hẻo lánh mà còn được nhiều người biết đến qua câu ca dao "Ai về cầu ngói Thanh Toàn/ Cho em về với một đoàn cho vui".

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG                                        Bút kýNhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế. Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi; nhưng ở đấy, hình tượng của cây anh đào và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại.

  • THÁI VŨ        Ghi chépNhững năm đầu kháng chiến chống Pháp, từ Quảng Nam- Đà Nẵng vào Bình Thuận lên Tây Nguyên được chia ra làm 3 Quân khu thuộc Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, cụ Cố vấn Phạm Văn Đồng là đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ. Qua năm 1947, 3 Quân khu (QK 5, 6 và Tây Nguyên) hợp nhất thành Liên khu (LK) 5.

  • PHƯƠNG HÀ                     (truyện ký)Cho anh em trong phân đội trở về các vị trí giấu quân xong thì trời cũng vừa sáng. Đang giăng võng để ngủ lấy sức sau một đêm trinh sát, tôi chợt nhớ phải đến thăm Hoà vì Hoà sắp đến ngày sinh nở. Chúng tôi đang ở ngay làng của mình nhưng làng không còn nhà, dân bị giặc lùa đi hết, muốn tìm nhau thì phải tìm đến những căn hầm.

  • LÊ TRỌNG SÂMTrong cuộc đời của mỗi chúng ta, khi Bác Hồ còn sinh thời, được gặp Bác một lần đã quý. Trong cuộc sống của tôi, do có nhiều hoàn cảnh, nhiều duyên may lại được gặp Bác đến ba lần thì càng quý biết bao nhiêu. Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn Đảng, cảm ơn Bác đã cho tôi ba lần vinh dự như vậy. Và những kỷ niệm đó vẫn còn tươi nguyên.

  • PHẠM THỊ CÚC                         Ký…Tôi chưa thấy ai hay ở xứ nào làm các tác phẩm mỹ thuật từ cây với dây... Nếu gọi là tranh thì là một loại tranh ngoài trời, lấy tạo hoá, thiên nhiên làm cốt, không giới hạn, dãi nắng, dầm mưa, đu đưa theo chiều gió, màu sắc cũng thay đổi từng giờ, từng phút, tuỳ theo ánh sáng mặt trời hay mặt trăng. Cho nên, tác phẩm rất linh động…

  • LÊ VĨNH THÁI                Ghi chép Sau chặng đường dài gần 20 km vượt qua các con dốc cao ngoằn ngoèo, hiểm trở, tôi đã đến “hành lang” công trình hồ Tả Trạch, nằm giữa vùng rừng núi bạt ngàn thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ. Công trình hồ Tả Trạch được khởi công xây dựng ngày 26/11/2005, là công trình trọng điểm của Thừa Thiên Huế và của cả nước, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, với tổng mức đầu tư khổng lồ 2659 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình lớn của vùng Đông Nam Á.

  • TRƯƠNG ĐÌNH MINH                                 Ký Đợt này trở lại Trường Sơn, tìm hiểu thêm các tấm bê tông xi măng vắt qua đỉnh Trường Sơn, lượn quanh các đèo U Bò, Cù Đăng, A Dớt - A Tép mưa mù phủ trắng... Có đỉnh như đỉnh Sa Mù cao trên 1400m mà đợt tháng 3/2003 vừa rồi chúng tôi đã có mặt. Song do mưa liên miên, xe vận chuyển vật liệu, vật tư đi lại co kéo quá nhiều, đường lầy lội. Các đơn vị thi công chưa hoàn thiện phần nền...

  • DƯƠNG PHƯỚC THU                              Bút kýNhiều năm rồi tôi vẫn nghe, đồng chí đồng đội, nhân dân Dương Hoà và những người từng ở hoặc đã qua lại nơi đây trước chiến tranh, khẳng định rằng: Sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Ngô Hà được đơn vị tổ chức an táng tại sườn tây núi Kệ, nơi có khe suối Ngân Hàng chảy qua thuộc vùng chiến khu Dương Hoà. Trước ngày giải phóng miền Nam, mỗi lần ngang qua chỗ ông nằm mọi người lại tự ý đắp thêm một viên đá nhỏ, để cho ngôi mộ ấy sớm trở thành hòn núi như mới mọc lên từ đất, ghi dấu chỗ ông yên nghỉ ... Chờ ngày chiến thắng.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNăm cuối cùng của bậc học phổ thông, tôi được học 2 tiết văn giới thiệu về "Dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945". Cũng không có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi được tuyển chọn để phân tích, bình giảng như bây giờ. Ngày ấy - những năm chống Mỹ cứu nước, thơ văn lãng mạn được xem là điều cấm kỵ.

  • TRƯỜNG ANChúng ta đang sống giữa những ngày rực lửa truyền thống hào hùng của Tháng Năm trong lịch sử cách mạng Việt và thế giới. Trước hết, hãy nhắc đến một sự kiện lớn của giai cấp công nhân quốc tế. Ngày 1.5.1886, do yêu cầu không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”.

  • PHẠM THỊ ANH NGA       Gởi hương hồn bạn cũTôi qua đến Pháp ngày hôm trước thì hôm sau ba tôi mất. Cái tin khủng khiếp đó đối với tôi vẫn không đột ngột chút nào, bởi từ những ngày hè về thăm nhà, tôi đã biết trước ba tôi sẽ sớm ra đi.

  • TÔ VĨNH HÀEm hẹn gặp tôi ở quán cà phê Trung Nguyên. Đó là địa điểm em tự chọn. Cái tên ấy cho tôi biết rõ là giữa hai chúng tôi không có gì nhiều hơn một cuộc trao đổi bình thường. Tuy nhiên, sự mách bảo từ nơi nào đó của linh cảm và cả ước muốn, cứ làm cho tôi tin rằng đó là điểm khởi đầu. Đêm cuối xuân, Huế gần như ít buồn hơn bởi cái se lạnh của đất trời. Huế bao giờ cũng giống như một cô gái đang yêu, đẹp đến bồn chồn. Nếu được phép có một lời khuyên thì chắc hẳn tôi đã nói với tất cả những người sẽ được gần nhau rằng, họ hãy cố chờ đến một đêm như thế này để đến bên nhau. Bầu trời mà Thượng đế đã tạo ra sẽ cho mỗi con người biết cách đến gần hơn với những lứa đôi.

  • CAO SƠNChuyện xưa: Vua Hùng kén tìm phò mã cho công chúa Ngọc Hoa, đồ lễ vật phải có gà chín cựa ngựa chín hồng mao? Thôi thúc Lạc dân xưa kia, đánh thức tiềm năng người dân phải tìm hiểu, lặn lội từ đời này sang đời kia chưa thấy. May sao với thú đi để biết, anh Trần Đăng Lâu, cựu chiến binh, hiện Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ cho hay: Vườn quốc gia nguyên sinh anh Lâu đang quản lý, mới phát hiện giống gà lạ ấy. Con vật đặc biệt chưa có ai biết tới, chưa được phổ biến rộng rãi, thương trường chưa có cuộc trao bán...

  • NGUYỄN HỮU THÔNG                             Bút ký"Buổi mai ăn một bụng cơm cho noChạy ra bến đòMua chín cái tráchBắc quách lên lò

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG                                                Bút kýTrong hồi ức của một số cán bộ lão thành cách mạng ở A Lưới kể lại rằng: “Hồi đó có một số người ở đồng bằng tản cư lên sống cùng đồng bào; qua họ, đồng bào nghe đến tên Cụ Hồ, nhưng đồng bào chỉ biết đầy đủ về Bác cũng như thấu hiểu được những điều Bác dạy qua các cán bộ người Kinh lên hoạt động ở đây vào khoảng những năm 1945-1946. Cán bộ bảo: Cụ Hồ muốn nhân dân mình học lấy cái chữ để biết bình đẳng. Muốn bình đẳng còn phải đánh Pháp. Nếu đoàn kết đánh Pháp thì ai ai cũng đánh Pháp và khi đó đồng bào ta nhất định thắng lợi” (1)

  • PHAN TÂM        (Kỷ niệm 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du 1765-2005)Tháng Hai 1994:Từ Vinh qua cầu Bến Thủy, rẽ trái độ mười cây nữa, đến xã Xuân Tiên (Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Khu đất cao ráo ở ngay đầu xã, bên bờ sông Lam, cạnh bến Giang Đình, là khu nhà cũ, khu lưu niệm Nguyễn Du.

  • LTS: Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là cuốn sách duy nhất (có thể nói như vậy) gây được xúc động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lược và chống xâm lược nhờ tính chân thực của nó.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và hai bài viết liên quan đến cuốn sách