Biên giới của những con chữ

07:53 10/02/2017


NHƯ QUỲNH DE PRELLE

Minh họa: Nhím

Biên giới của những con chữ

Tiếng vọng xuyên không gian
xuyên thời gian xé tan màn đêm
một người đàn ông bay
trên không trung với những nụ hôn của gió
hôn mãi hôn mãi
neo trên một cành cây
nỗi buồn không biến mất
không bao giờ
và rồi một ngày hạ xuống mặt đất
nở hoa
bừng lên những mầm xanh
có bao giờ mất đi


người đàn ông mọc cánh trên những con chữ
tìm ra tình yêu của ngày thường
trên những luống rau thơm bên cạnh cỏ non
và những hàng rào thép


bước sang bên này biên giới
ở lại phía bên kia chân trời
một một hai
hay năm sáu bảy
đếm bằng phép tính
hay bằng sự phi lý vô thường
đếm bằng đốt ngón tay hay những trò domino kinh điển
một một hai ba bốn năm
hay n lần đếm
n lần trọng lượng trên những bàn cân


người đàn ông nằm yên
tĩnh lặng
giữa ánh sáng của mùa trôi ngang qua bất thường như bình thường
có còn như nhau không trong một đôi mắt nhân sinh
người đàn ông ngồi trong rừng trước mùa lá chín
tìm hoài chiếc lá cô liêu
chiếc lá diệp lục không bao giờ úa tàn
như mãi là mầm xanh nghìn năm tuổi


người đàn ông đi trên những con đường mơ
như trên giây tơ
chạm vào mùi hương
của sự tồn tại yên tĩnh
Thiền


nỗi buồn trên cây
không tuổi
không niềm tin
không hoài niệm


tiếng vọng còn mãi
trên đôi bàn tay đầy máu và mồ hôi
của những trang viết còn dấu son ai


(TCSH335/01-2017)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.

  • LTS: Hoàng Vũ Thuật, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam sinh năm 1945 ở Lệ Ninh - Bình Trị Thiên. Xuất thân là một giáo viên, sau chuyển qua làm công tác văn nghệ. Bạn đọc đã quen tên anh trên các mặt báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Tập thơ “Những bông hoa trên cát” xuất bản 1980 đã khẳng định bước đi ban đầu khá vững tay của anh.

  • THANH THẢOKhối vuông ru-bích

  • Lý Hoài Xuân - Nguyễn Loan - Trương Kiến Giang - Xuân Diệu - Chế Lan Viên - Nguyễn Hới Thọ - Nguyễn Hoa - Nguyễn Hữu Quý - Dương Toàn Thắng

  • ĐINH CƯỜNGCào lá ngoài sân đêm

  • Đức Sơn - Nguyễn Trường - Phan Lệ Dung - Nguyễn Đông Nhật - Kiêm Thêm - Nhất Lâm - Nguyễn Man Kim - Phạm Thị Điểm

  • Thu Bồn - Nguyễn Duy - Ngô Thế Oanh - Nguyễn Thụy Kha - Thế Dũng - Đỗ Văn Khoái - Mai Văn Hoan

  • NGUYỄN NGỌC PHÚBuổi sáng

  • LƯU QUANG VŨ...Và anh tồn tại

  • LƯU TRỌNG LƯCó những vườn

  • NGUYỄN VĂN DINHCây Huế Trong vườn Bác

  • Văn Lợi - Tôn Nữ Thu Thủy - Võ Quê - Phạm Hữu Xướng

  • LTS: Trần Thị Hiền sinh ngày 4-9-1955 tại Bình Trị Thiên. Chị là cây bút nữ có nhiều triển vọng. Thơ Trần Thị Hiền hồn hậu, trong sáng, tinh tế. Chị là người viết nhiều về đề tài lâm nghiệp. Trong hai cuộc thi của Bộ lâm nghiệp, Trần Thị Hiền hai lần được trao giải thưởng.

  • LÊ VĂN NGĂNNgười phu xe, từ biệt

  • TRỊNH QUANG QUỲNHBài thơ người tìm hạt giống

  • Huy Cận - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Trọng Tạo - Trần Hải Sâm - Lâm Hồng Tú

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNGGiấc mơ của Kafka

  • Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Ngô Thị Thục Trang - Trần Văn Lợi - Từ Hoài Tấn - Hoàng Xuân Thảo - Ngô Kim Đỉnh