Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
Chân dung vua Gia Long trên một tạp chí tiếng Pháp
Theo Nguyễn Phước Tộc giản yếu, vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh, sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức 8/3/1762). Ông là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân.
Ngày 1/2/1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long. Tháng 3/1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thiết lập lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám Huế, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai trị đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô sát viện; phân chia khu vực hành chính (tổng trấn, trấn, phủ, huyện, xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất…
Sau 18 năm trị vì, ngày Đinh Mùi tháng 12 năm, Kỷ Mão, Gia Long mất, thọ 57 tuổi dương (58 tuổi âm lịch), miếu hiệu là Thế tổ Cao Hoàng đế. Lăng vua Gia Long, hiệu là Thiên Thọ, tại làng Định Môn (nay thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế). Vua Gia Long có 31 người con, gồm 13 con trai và 18 con gái.
Vua mắc bệnh gì ?
Trong Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn có ghi chép việc Thái y viện chẩn trị cho vua Gia Long (từ ngày 15 tháng giêng năm Gia Long thứ 12 đến năm thứ 18), cho thấy việc khám bệnh và dâng thuốc diễn ra ngày một.
Lương y Phan Tấn Tô giới thiệu tư liệu châu bản liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn
Đặc biệt, năm Gia Long thứ 18, tức năm cuối cùng của nhà vua, các tờ châu bản đã mô tả ngự mạch của vua như sau: “Chúng thần kính cẩn ấn lên 3 bộ mạch trái, thấy trầm tế bình đẳng, duy chỉ mạch tả xích, đề nặng thiếu lực, 3 bộ mạch phải cũng trầm tế, duy mạch hữu quan, đè nặng chưa bình hòa. Chú trọng mạch thận (tả xích) mạch tì (hữu quan), tì thận hư là nguyên nhân của bệnh”. Tờ châu bản ngày 4.10 năm Gia Long thứ 18, do Thái y viện khải tâu: “Chúng thần ngu tối, tưởng rằng mạch trầm tế là do thấp hàn làm nê tì, thận chưa an, chúng thần hội lại kính xin được sắc dâng lên thang gia giảm Vị khai tiên, để bổ tì thận, từ từ giảm bệnh, đợi ngày đông chí thì thuyên giảm được”.
Và trong tất cả các bài ngự phương dâng lên vua thời điểm này đều có điểm chung là bổ tì thận, như: gia giảm Vị quan tiên (dùng trong tháng 10 năm Gia Long 18); gia giảm Thất vị thang, gia giảm Thọ tì tiễn (dùng cuối tháng 10 đến tháng 11 năm Gia Long 18).
Theo lương y Phan Tấn Tô, thường khi lập phương là căn cứ vào triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, mỗi ngày một thang, dùng trong vài ngày. Nhưng ở đây, thuốc có khi thay đổi hằng ngày và trong một ngày dùng đến 2 - 3 thang, sáng chiều khác nhau. Ngoài ra, các châu bản còn cho thấy nhà vua còn dùng cả thuốc của những thầy lang bên ngoài.
Cụ thể, tờ châu bản ngày 30 tháng 11 năm Gia Long thứ 18, ghi: Trực lệ dinh Quảng Đức, cai bạ Trần Vân Đại, khám và dâng thuốc. Hay như tờ châu bản ngày 2 tháng 2 năm Gia Long thứ 18, ghi: “Nguyễn Văn Thành, ở xã Quan Chiêm, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, dâng thuốc Hồng thăng đơn cho vua dùng”. Trong tờ châu bản ông này không ký mà điểm chỉ (lăn dấu tay) có lẽ không biết chữ (?). Từ những điểm trên có thể thấy các quan ngự y thời điểm này đã tỏ ra lúng túng, chỉ chạy theo triệu chứng mà không chú trọng trị gốc bệnh, đó là điều bất thường.
Cho đến khi mất, mặc dù các châu bản không ghi nhà vua bị bệnh gì, nhưng qua mô tả ngự mạch và ngự phương cho thấy các ngự y đã điều trị chứng “tì - thận dương hư” với các ngự phương chữa tì vị dư hàn và chữa thận dương hư.
Theo lương y Phan Tấn Tô, tì thận dương hư là bệnh ở gan, thận và lá lách, có liên quan đến tì vị với các triệu chứng tay chân lạnh, có thể mắc bệnh tiểu đường, suy thận… Còn lương y Lê Hưng, trong bài Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long (đăng trên trang Hội Laser y học Bình Dương) cho rằng quá trình chữa bệnh cho vua từ việc dùng những loại thuốc bôi để chữa ghẻ ngứa, đến việc lập phương chữa chứng tì thận dương hư cho thấy nhà vua bị nhiễm khuẩn lâu năm không chữa khỏi đã dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng.
Theo Bùi Ngọc Long (Thanhnien.vn)
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.