Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
Chân dung vua Gia Long trên một tạp chí tiếng Pháp
Theo Nguyễn Phước Tộc giản yếu, vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh, sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức 8/3/1762). Ông là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân.
Ngày 1/2/1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long. Tháng 3/1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thiết lập lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám Huế, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai trị đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô sát viện; phân chia khu vực hành chính (tổng trấn, trấn, phủ, huyện, xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất…
Sau 18 năm trị vì, ngày Đinh Mùi tháng 12 năm, Kỷ Mão, Gia Long mất, thọ 57 tuổi dương (58 tuổi âm lịch), miếu hiệu là Thế tổ Cao Hoàng đế. Lăng vua Gia Long, hiệu là Thiên Thọ, tại làng Định Môn (nay thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế). Vua Gia Long có 31 người con, gồm 13 con trai và 18 con gái.
Vua mắc bệnh gì ?
Trong Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn có ghi chép việc Thái y viện chẩn trị cho vua Gia Long (từ ngày 15 tháng giêng năm Gia Long thứ 12 đến năm thứ 18), cho thấy việc khám bệnh và dâng thuốc diễn ra ngày một.
Lương y Phan Tấn Tô giới thiệu tư liệu châu bản liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn
Đặc biệt, năm Gia Long thứ 18, tức năm cuối cùng của nhà vua, các tờ châu bản đã mô tả ngự mạch của vua như sau: “Chúng thần kính cẩn ấn lên 3 bộ mạch trái, thấy trầm tế bình đẳng, duy chỉ mạch tả xích, đề nặng thiếu lực, 3 bộ mạch phải cũng trầm tế, duy mạch hữu quan, đè nặng chưa bình hòa. Chú trọng mạch thận (tả xích) mạch tì (hữu quan), tì thận hư là nguyên nhân của bệnh”. Tờ châu bản ngày 4.10 năm Gia Long thứ 18, do Thái y viện khải tâu: “Chúng thần ngu tối, tưởng rằng mạch trầm tế là do thấp hàn làm nê tì, thận chưa an, chúng thần hội lại kính xin được sắc dâng lên thang gia giảm Vị khai tiên, để bổ tì thận, từ từ giảm bệnh, đợi ngày đông chí thì thuyên giảm được”.
Và trong tất cả các bài ngự phương dâng lên vua thời điểm này đều có điểm chung là bổ tì thận, như: gia giảm Vị quan tiên (dùng trong tháng 10 năm Gia Long 18); gia giảm Thất vị thang, gia giảm Thọ tì tiễn (dùng cuối tháng 10 đến tháng 11 năm Gia Long 18).
Theo lương y Phan Tấn Tô, thường khi lập phương là căn cứ vào triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, mỗi ngày một thang, dùng trong vài ngày. Nhưng ở đây, thuốc có khi thay đổi hằng ngày và trong một ngày dùng đến 2 - 3 thang, sáng chiều khác nhau. Ngoài ra, các châu bản còn cho thấy nhà vua còn dùng cả thuốc của những thầy lang bên ngoài.
Cụ thể, tờ châu bản ngày 30 tháng 11 năm Gia Long thứ 18, ghi: Trực lệ dinh Quảng Đức, cai bạ Trần Vân Đại, khám và dâng thuốc. Hay như tờ châu bản ngày 2 tháng 2 năm Gia Long thứ 18, ghi: “Nguyễn Văn Thành, ở xã Quan Chiêm, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, dâng thuốc Hồng thăng đơn cho vua dùng”. Trong tờ châu bản ông này không ký mà điểm chỉ (lăn dấu tay) có lẽ không biết chữ (?). Từ những điểm trên có thể thấy các quan ngự y thời điểm này đã tỏ ra lúng túng, chỉ chạy theo triệu chứng mà không chú trọng trị gốc bệnh, đó là điều bất thường.
Cho đến khi mất, mặc dù các châu bản không ghi nhà vua bị bệnh gì, nhưng qua mô tả ngự mạch và ngự phương cho thấy các ngự y đã điều trị chứng “tì - thận dương hư” với các ngự phương chữa tì vị dư hàn và chữa thận dương hư.
Theo lương y Phan Tấn Tô, tì thận dương hư là bệnh ở gan, thận và lá lách, có liên quan đến tì vị với các triệu chứng tay chân lạnh, có thể mắc bệnh tiểu đường, suy thận… Còn lương y Lê Hưng, trong bài Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long (đăng trên trang Hội Laser y học Bình Dương) cho rằng quá trình chữa bệnh cho vua từ việc dùng những loại thuốc bôi để chữa ghẻ ngứa, đến việc lập phương chữa chứng tì thận dương hư cho thấy nhà vua bị nhiễm khuẩn lâu năm không chữa khỏi đã dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng.
Theo Bùi Ngọc Long (Thanhnien.vn)
Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu, Festival Huế 2023, tối 12/8, tại khu vực Công viên Lý Tự Trọng, TP. Huế đã diễn ra Lễ hội áo dài Huế 2023 với chủ đề "Áo dài Huế - chuyện kể từ dòng sông". Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Chương trình “Hue Jogging – Cùng chạy vì cộng đồng” lần thứ 4 - năm 2023 với chủ đề “Nâng bước em đến trường” sẽ được thành phố Huế tổ chức vào sáng sớm 20/8/2023 .
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ II năm 2023.
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.