Bên sông Bồ

16:41 19/01/2009
NGUYỄN QUANG HÀSông Bồ là con sông không dài, nhưng đẹp ở về phía Bắc Huế. Phía tả ngạn, hữu ngạn vùng thượng lưu sông là hai huyện Phong Điền và Hương Trà, vùng hạ lưu sông chảy qua Quảng Điền rồi đổ vào phá Tam Giang. Làng xóm hai bên bờ sông khá trù mật.

Chúng tôi về Quảng Thọ sau mùa mưa lũ, nước sông Bồ còn cao. Đồng đang còn mênh mông nước. Dân đang chờ nước xuống để vào vụ Đông Xuân. Các thôn Phò Nam A, Phò Nam B, Phước Yên, Lương Cổ, La Vân Thượng, La Vân Hạ... như những hòn đảo xanh nổi trên mặt nước.
Về Quảng Thọ lần này rất thú vị là Hội đồng nhân dân xã đang họp trên hội trường ủy ban xã với nội dung sôi nổi: xã muốn nghe các trưởng thôn báo cáo cho chính quyền biết nhân dân đang bức xúc điều gì, để xã tìm cách lo cho dân.
Tôi hỏi anh Minh, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Bí thư Đảng ủy xã:
- Nhân dân đang bức xúc điều gì vậy?
Anh Minh đáp:
- Chỉ bức xúc hai điều thôi, anh ạ. Một là sau lũ lụt, trên hai con đường Phò Nam A đi Phò Nam B dài 2 km và từ Phước Yên đi La Vân Hạ dài 5 km, đất bị sạt lở dữ quá, 9 hộ gia đình bị lở mới tạm ổn định. Điều thứ 2 là điện ở Quảng Thọ mất dữ quá! Có điện mà dân vẫn phải ăn cơm đèn dầu. Máy bơm nhiều lúc cần hoạt động lại không có điện. Đề nghị trên quan tâm cho cả hai điều đó.

Rõ ràng Quảng Thọ đang tiếp tục cần đầu tư. Tôi biết còn một điều thứ ba ở cuộc họp này dân không nói, nhưng ngồi đâu cũng thấy dân ca cẩm, đó là trạm y tế xã đã quá xuống cấp, nhiều lần đề nghị sửa chữa. Trên đã hứa, nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa được nâng cấp.
Dân Quảng Thọ trải bên sông Bồ đông đúc, có tới 7515 người của 1512 hộ. Và đất canh tác toàn xã 500 héc-ta. Nghề truyền thống trên đất ấy là nông nghiệp. Cho đến bây giờ người nông dân đang còn vất vả lắm. Theo như anh Hồ Huy Thạnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã 2 thì:
- Do đầu vào cho cây lúa quá đắt, từ nhân giống, thuốc trừ sâu, nước đều không thể thiếu vậy nên một sào lúa, dân chỉ lãi 150.000 đồng. Còn nuôi một con lợn suốt ba tháng, bán đi cũng chỉ lãi được 100.000 đồng. Mặc dù năng suất lúa rất cao, đạt tới 62 tạ một héc-ta.
 Anh Thạnh nói tiếp:
- Đợt các mặt hàng tăng giá vừa rồi, nông dân chúng tôi kinh hoàng. Không biết số phận cây lúa của mình ra sao.
Nghe một chủ nhiệm hợp tác xã nói như vậy, tôi thấy lo. Tôi băn khoăn hỏi:
- Vậy làm sao người nông dân Quảng Thọ sống được?
Anh Thạnh đáp:
- Quả thật nếu chỉ trông vào cây lúa thì lo quá. Song người nông dân chúng tôi bụng đói thì đầu gối phải bò. Trên đồng ruộng, chúng tôi thực hiện dồn điền, đổi thửa. Có chỗ vốn là đất lúa, bây giờ bỏ lúa, trồng màu, thậm chí đào ao thả cá nữa. Màu trồng đủ thứ rau, mỗi sào đạt từ 7 triệu đến 10 triệu đồng. Còn rất may chúng tôi có hệ thống nước sông Bồ, bà con thả cá. Hiện nay toàn xã có tới 230 lồng cá. Mỗi lồng một năm cũng lãi từ 7 đến 10 triệu đồng.
Anh Võ Lạc, Trưởng thôn La Vân Hạ cho biết thêm một điều tường tận:
- Đất chúng tôi ít, nên sau vụ cấy, vụ gặt, sau Tết, những lao động thừa của chúng tôi đi làm thuê, làm mộc, làm nề, số rất đông lên tận Tây Nguyên giúp họ trồng cà phê. Những gì dùng sức lao động để kiếm ra đồng tiền, chúng tôi làm hết. Có vậy mới mở mày mở mặt được.

Tôi có cảm giác người nông dân Quảng Thọ đang tiếp tục vắt sức để nâng cao đời sống của mình.
Đi vào đời sống hết sức cụ thể, quả là dân Quảng Thọ có ý thức đầu tư cho tương lai. 100 phần trăm các cháu đến tuổi, đều đưa tới lớp mẫu giáo, cấp một và trung học phổ thông cơ sở. Không kể mẫu giáo, hai trường tiểu học và một trường Trung cấp cơ sở đã có 790 cháu đến học (có một số cháu ở 2 xã bên các thôn gần Trường cũng có cho con tới học). Riêng năm 2007, Quảng Thọ có 50 cháu thi đỗ đại học và 70 cháu đỗ vào trung cấp. Cứ tính sơ sơ, cứ 10 người dân Quảng Thọ thì có một người cắp sách tới trường. Đó là một con số đáng mừng.
Tôi hỏi anh Thạnh:
- Anh có thể nói đời sống cụ thể của dân Quảng Thọ hiện nay như thế nào?
Anh Thạnh đáp:
- Nhà nào cũng có con em đến trường. Cứ 100 hộ thì 90 hộ có ti vi, 70 hộ có xe máy, và hầu như nhà nào cũng có điện sáng, tuy chưa sáng đều như chúng tôi đã nói. Anh đi lại khắp xã mà xem, nhà tranh tre nứa lá hầu như không còn, tất cả đã được thay bằng nhà xây. Gió bão không đến nỗi lo nữa.

Các anh trưởng thôn ngồi xung quanh, đều nhất trí: đời sống nhân dân còn khó khăn nhưng gia đình nào cũng cố gắng tổ chức một đời sống cho ổn định. Có không ít gia đình cho con đi học đại học phải vay tiền, kể cả vay ngân hàng. Nhưng không một ai không lo cho con, đó là tương lai của mình.
Anh Võ Lạc kể:
- Điều dân chúng tôi rất mừng là xã có ý thức sắp xếp, tổ chức cho dân sống bằng tập tục của dân làng đã hàng mấy trăm năm tề tựu với nhau. Các tộc họ quây quần, tháng 8, tế lễ ngài khai canh cho con cháu nhớ tổ tiên. Tết có lễ hội ngày xuân vào 20 tháng Giêng, lễ hội xuống đồng, cầu mong mưa thuận gió hòa. Ngày ấy, chúng tôi tổ chức đua ghe, thanh niên cho đá bóng. Bà con nhắc nhau thực hiện các chủ trương của nhà nước như một cặp vợ chồng chỉ nên có hai con. Nếp sống văn hóa ấy bà con thấy gần nhau, điều quan trọng là mọi người ý thức được mình nên sống với nhau như thế nào cho đúng là phải “xóm giềng tắt đèn tối lửa có nhau”.

Lúc đợi các trưởng thôn họp hội đồng nhân dân, chúng tôi có đi một vòng quanh làng Phước Yên, làng xóm rất sạch sẽ, nhà nhà ăn ở ngăn nắp. Sáng rực các đường xóm là các nhà thờ họ, không đồ sộ, nhưng đẹp, các màu xanh đỏ vàng và bố cục hình khối rất hài hòa. Rõ ràng các dòng họ đã quy tụ lại để con cháu biết phận mình. Điều chúng tôi thầm hiểu là các dòng tộc ở Quảng Thọ rất có ý thức về dòng máu của mình. Đó là một nét văn hóa rất đặc trưng của Việt . Bên cạnh nhà thờ họ, đình chùa các làng cũng được xây cất đàng hoàng.
Tôi khen:
- Nhà thờ họ ở Quảng Thọ rất đẹp.
Một người đàn ông đi bên đường đáp:
- Chúng tôi thường nghe hát trên đài: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Gia đình, họ tộc chính là quê hương chứ gì.
Tôi nói:
- Người dân Quảng Thọ nào cũng nghĩ được như ông, thì rất mừng.
- Dân chúng tôi đều nghĩ vậy cả. Và mọi người đều sống bằng quy ước do chính dân làng mình bàn bạc và quy định với nhau.
Không nghi ngờ gì, nếp sống ở Quảng Thọ đã ổn định.
Tôi hỏi anh Minh:
- Sự nỗ lực của dân là rất quan trọng, nhưng sự đầu tư của nhà nước cho Quảng Thọ ra sao?
Anh Minh đáp:
- Không có nhà nước đầu tư, thì quả thật khó có một Quảng Thọ như ngày nay. Chắc anh đi đến đâu cũng nghe 4 chữ: điện, đường, trường, trạm. Hệ thống điện, và đường trong xã có thể gọi tạm thời bằng lòng với nhau. Đường các thôn đã được thay đường đất bằng đường xi măng, nhà nước cho 7 phần, dân góp 3 phần. Còn trạm y tế, trường học, do nhà nước cấp hết. Toàn bộ hệ thống kênh mương đã đạt 60% yêu cầu. Trong hai năm nữa chúng tôi sẽ hoàn chỉnh. Anh về nông thôn vào vụ mùa, anh sẽ thấy nông nghiệp đã được hiện đại hóa khá tốt, máy nước đổ nước vào đồng. Nông dân không dùng trâu kéo cày nữa, mà cày máy hết, rồi gặt cũng bằng máy, tuốt lúa cũng bằng máy. Canh tác miền quê cũng được thay đổi nhiều.

Các trưởng thôn ngồi quanh tôi kể chuyện mỗi lúc một hào hứng. Nhất là xã tổ chức cho dân góp ý với các cán bộ xã, từ chủ tịch tới mặt trận, thanh niên phụ nữ... xã cho dân nói hết. Sai đâu cán bộ xã sửa đấy. Nghe chuyện mà tôi thấy tiếc là giá mình được dự những cuộc họp đầy màu sắc dân chủ ấy.
Anh Minh chỉ người trưởng thôn ngồi trước mặt tôi:
- Anh Trần Phùng Phú đó, một trưởng thôn, không phải do Đảng cử, mà các đoàn thể và nhân dân đề cử, và bầu bằng phiếu, trúng trưởng thôn.
Anh Phú nói:
- Đúng như anh Minh nói anh ạ. Muốn dân bầu, thì dân phải tin, phải gởi gắm được quyền lợi họ trong đó. Tôi sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, không thể phụ lòng tin của dân được, mặc dù tôi chỉ là quần chúng, không là đảng viên.
Anh Minh nhấn mạnh:
- Nhiều đảng viên của ta còn trẻ quá, chưa có kinh nghiệm, mà dân đã không tin ai thì người đó khó mà hoàn thành nhịêm vụ của mình. Ví dụ như một việc thôi, anh nói “chuyển đổi cây trồng” mà anh không có kinh nghiệm làm sao anh thuyết phục nổi người ta. Anh nói: phải cấy giống mới, mà chưa trồng, chỉ nói theo sách, chắc chắn không thể thuyết phục người nông dân kinh nghiệm đầy mình. Vì vậy điều trước tiên của trưởng thôn là phải được dân tin, dân yêu.

Chuyện xoay quanh người nông dân với làng quê và nghề nông của họ tưởng như không thể dứt.
Tôi chợt hỏi:
- Dân mình có đề xuất ý kiến gì với trên không?
Mọi người đều hăng hái phát biểu. Ý kiến xoay xung quanh mấy điểm. Một là phụ cấp trưởng thôn 540.000 đồng thì ít quá. Lương cho các cán bộ đoàn thể chưa hề có. Hai là hệ thống cơ sở hạ tầng đã có nhưng còn cần bổ sung, nhất là đường sá, nước ngọt. Ba là đề nghị nhà nước đầu tư kỹ càng về vốn, về khoa học kỹ thuật, về chuyển đổi cây trồng. Có vậy người dân mới có điều kiện để nâng cao đời sống cho mình. Bốn là cần có chính sách bù lỗ để khuyến khích nông nghiệp. Nghe nhiều nước đã làm, ta có làm được không?

Rõ ràng về nông dân, nông thôn nông nghiệp cần được điều tra thật kỹ càng để nghị quyết của trên thật sát, mới có hiệu quả, chứ nói xong quên ngay, hoặc nói xong bỏ đó, thì nông dân còn vất vả lắm.
Sau cuộc gặp gỡ, lúc sắp ra về, anh Minh nói tâm trạng mình như một lời tâm sự:
- Quảng Thọ có 13 chi bộ, mà chỉ có 2 chi bộ được công nhận là trong sạch, vững mạnh. Bây giờ đã đến lúc nói thật với nhau rồi anh ạ.
Như thế có nghĩa là 11 chi bộ còn yếu kém.
Ở nông thôn không chỉ chú ý đến tam nông, mà rất cần chú ý đến chi bộ đảng kề ngay bên nách người nông dân nữa.
                      N.Q.H

(nguồn: TCSH số 239 - 01 - 2009)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.

  • MINH CHUYÊNCảnh làng mới Trà Tân cuối chiều mùa đông. Con suối chảy qua nước trong veo, róc rách. Phía tây con suối cách làng chừng nửa tầm mắt là rừng Sắc Rông, đủ các loại cây tầng tầng, lớp lớp. Cánh rừng đang chìm trong sương chiều. Rừng hoang vắng, huyền bí. Người ta kể sau ngày chiến tranh chấm dứt, rừng Sắc Rông càng trở nên bí ẩn. Người chỉ có vào mà không có trở ra. Vậy mà mấy tháng gần đây lại thường xuyên xuất hiện một người đàn bà ở đó.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGNgày xưa nhà mẹ nghèo hung, cơm không có ăn, khố không có mặc, suốt ngày lang thang trong rừng đào củ mài củ sắn kiếm cái cho vào bụng. Có ngày không tìm được chi, bụng đói lắc lư.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrước ngày Huế khởi nghĩa 23/8/1945, có một sự kiện khiến cả thành phố náo nức vui mừng: đó là việc lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Huế ngày 21/8 thay cho cờ quẻ ly. Người chiến sĩ được đồng chí Trần Hữu Dực trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng ấy là chàng thanh niên 25 tuổi Đặng Văn Việt (ĐVV).

  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí văn nghệ của 6 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Sông Hương có một cam kết thú vị, luôn luôn trong nỗi chờ mong là mỗi năm anh chị em trong tạp chí thay nhau đăng cai luân phiên, mỗi năm gặp nhau một lần, ở thời điểm thích hợp nhất do tạp chí đăng cai tự chọn.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOTháng bảy, nồng nàn hương lúa mới trên những ruộng lúc mới vừa mùa gặt tháng 5, mùi rơm rạ kéo tôi ra khỏi thế giới của những đường phố xênh xang, đầy bụi và chật người. Tôi leo lên một tầng gác và nhìn về hướng quê tôi, hình dung đủ thứ nhưng nhớ vẫn là khói lam chiều với dáng mẹ tôi gầy cong như đòn gánh.

  • VĨNH NGUYÊNPhải nói tôi có ý định dông một chuyến xe máy ra Bắc đã lâu mà chưa có dịp. Nay có điều kiện để đi song tôi vẫn băn khoăn, không hiểu chuyến đi này mình sẽ gặp những ai đây? Hay là phải thở dài dọc đường xa với những cảnh đời khốn khó? Thôi thì tôi chỉ biết đi và đi.

  • VÕ MẠNH LẬP                Ghi chépNhân vật Mười Hương nhiều người đã biết đến qua sách báo và đặc biệt là vùng đất Nam Bộ - Sài Gòn.

  • DƯƠNG THÀNH VŨTrong đêm mỏng yên tĩnh dịu dàng, một mình một cõi với ly rượu trắng, cùng mùi hương của hoa rộn ràng, huy hoàng phát tiết; tôi miên man nhớ tới cõi người đến- cõi người đi nơi xa chốn gần, thời gian tuyến tính lẫn thời gian phi tuyến tính.

  • NHẬT HOA KHANH Mười năm những mấy ngàn ngày... (Tố Hữu: Mười năm )

  • TRUNG SƠNĐoàn văn nghệ sĩ Thừa Thiên - Huế (TTH) lên đường “đi thực tế” một số tỉnh phía Bắc vào lúc lễ giỗ Tổ ở đền Hùng (10 tháng 3 âm lịch) vừa kết thúc. Tiền có hạn, thời gian có hạn chưa biết sẽ tới được những đâu, nhưng ai cũng “nhất trí” là phải lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, dù lễ hội đã qua.

  • ALẾCHXĂNG GRINTại Luân Đôn, mùa xuân năm 1921, có hai ngài trung niên ăn mặc sang trọng dừng chân ở góc đường, nơi phố Pakađilli giao nhau với một ngõ nhỏ. Họ vừa ở một tiệm ăn đắt tiền đi ra. Ở đó, họ đã ăn tối, uống rượu vang và cùng đám nghệ sỹ của nhà hát Đriuđilenxky đùa cợt.

  • PHONG LÊQuê tôi là một xã nghèo ven chân núi Mồng Gà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ Hà Nội, việc về thăm quê, đối với tôi không mấy khó khăn. Hồi là sinh viên thì mỗi năm hai lần, lần nghỉ hè lần nghỉ Tết. Khi đã là cán bộ, có gia đình thì mỗi năm một lần, cả nhà dắt díu về, với hai hành trình là tàu hoả từ Hà Nội vào Vinh, rồi là xe đạp từ Vinh về nhà.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ ông hay, nổi tiếng, nhiều người ái mộ. Thời buổi “nhuận bút không đùa với khách thơ”, kinh tế khó khăn, gia đình ông vẻ như cũng “rất ư  hoàn cảnh”.

  • ĐẶNG NHẬT MINHGia đình tôi ở Huế có một cái lệ: cứ vào dịp trước Tết tất cả nhà cùng nhau lên núi Ngự Bình quét dọn, làm sạch cỏ trên những nấm mộ của nhũng người thân đã khuất. Sau đó trở về nhà thờ của dòng họ, cùng nhau ăn một bữa cơm chay. Cái lệ đó người Huế gọi là Chạp. Ngày Chạp hàng năm không cố định, có thể xê dịch nhưng nhất thiết phải trước Tết và con cháu trong gia đình dù đi đâu ở đâu cũng phải về để Chạp mộ.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUMùa xuân năm Đinh Mùi, 1307, tức là chỉ sau có mấy tháng kể từ ngày Công chúa Huyền Trân xuất giá qua xứ Chàm làm dâu, thì những cư dân Đại Việt đầu tiên gồm cả quan binh gia quyến của họ, đã rời khỏi vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã theo chân Hành khiển Đoàn Nhữ Hài, vượt qua ngàn dặm rừng rậm, núi cao, biển rộng đến đây cắm cây nêu trấn yểm, xác lập chủ quyền quốc gia.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhững ngọn gió heo may cuối cùng đã tắt. Nắng buổi sáng hanh vàng ngoài bến sông. Hàng cây trên phố Huế đã chừng như thay lá, lung linh một màu lá tơ non, mỏng như hơi thở của bầy con gái trường Hai Bà Trưng đang guồng xe đạp đến trường. Mùa xuân đã về bên kia sông. Đã về những cánh én nâu đen có đôi mắt lay láy màu than đá. Đã về những đóa hoa hoàng mai, vàng rưng rức như một lời chào ngày tao ngộ...

  • TÔ VĨNH HÀCon chó Giắc nhà tôi đẹp nhưng mà hư quá. Tôi hét nó nằm thì nó cứ giương mắt ra, rồi ngồi. Tôi không cho nó chạy vào nhà vì sợ nó làm bẩn cái nền nhà vừa lau thì nó đi vòng cửa sau, khi tôi ra cửa trước. Bực nhất là ngày lễ - nói chung là những ngày có việc, bất cứ ai vào nó cũng sủa rộn ràng. Tôi thì không muốn xóm giềng để ý. Vậy mà chó có biết cho tôi đâu...

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGGhi chép 1.Tôi tự đặt ra một “hạng mục” đinh cho chuyến đi thực tế sáng tác ở A Lưới lần này, và hạ quyết tâm thực hiện bằng được, đó là: phải lên được Đồi Thịt Băm!

  • LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.