Quả cầu buồn bã quay, loài người nhỏ nhoi, tuyệt vọng. Trẻ hay già không nhiều ý nghĩa trước câu hỏi: người đã làm được gì và chúng ta, những thế hệ nối tiếp, sẽ làm được gì nữa? “Thế giới và tôi” có lẽ là tập thơ lớn của anh. Bản thân thơ là mê hoặc và tự mê hoặc, phát sinh cân bằng và tiêu diệt cân bằng, gốc và ngọn, tự chủ và mất tự chủ... Mong manh, khôn lường như thế, thử hỏi, con người lúc đa cảm, lúc quả cảm, như anh, làm sao cưỡng lại? Thơ đã chiếm lấy anh, chiếm lấy chúng ta bằng sức mạnh tự thân, bằng sự nhạy bén của tâm hồn thi sĩ, mặc sức lan toả trên những trang viết và lưu luyến mãi trong tâm tưởng. Trong cơn mê hoặc của thơ, Ngô Tự Lập viết: “Thế giới và tôi - Hai miền hoang tưởng - Có phải sinh năm 1962?” Một phát hiện tinh tế về sự phát sinh của thế giới: khi ta sinh ra thì thế giới của ta mới được sinh ra. “Có phải” buông giữa “hai miền hoang tưởng”, cho ta một cảm giác lạc lõng. Hết phần một, quá đủ. “Thế giới và tôi”. “Tôi” ở đây - một con người nhạy cảm, “thậm chí không phải là hạt bụi”, hơi ngô nghê mà chân thật. Ấn tượng chiến tranh thật nhiều, tôi không nhắc nữa. Và bản thân anh có lẽ cũng nhận ra một chân trời mới cần phải tới. “Đến từ chân trời, tôi đi về một chân trời khác”. “Những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, chúng phải mang những nỗi buồn vĩnh cửu”. “Những bầu trời” hay chính anh với nỗi buồn gần nửa đời người? Anh sẽ về đâu? Sẽ nằm dài trên lưng “Trung du”? Hay nằm xuống rồi còn giật mình vùng dậy, tê tái thấy “Bóng mẹ đi qua sườn đồi như một đám mây lớn”? Anh đã thật cố gắng mang “nỗi buồn” ấy trên lưng, trong tim và (biết đâu) ngay cả trong cái chết. Nhưng sẽ còn gì nếu cứ u uẩn thế? Anh đã tìm thấy giá trị thực sự của hôm qua, hôm nay và ngày mai nữa. Tôi ôm cây đàn của tôi Như ôm tháng năm hạnh phúc Anh thốt lên cùng John Lennon và Paul Mc Cartney về nhưng điều kì diệu: “Ôi, tôi tin vào ngày hôm qua”. Chẳng có ngày hôm nay nào lại không trở thành ngày hôm qua cả. Ám ảnh mãi với “hôm nay”, “hôm qua”, “gieo hạt”, “rạ khô”, “chân trời”, rồi quanh quất đâu đây những niềm đau quá khứ, xin nhà thơ của chúng ta hiểu rằng anh có thể thốt lên, nhưng lời anh bay mất rồi, anh có thể viết ra, nhưng thơ anh đã là của thời khắc trước. Anh phải sống trẻ trung hoành tráng chứ đừng vội nhắc đến hai từ “Số phận”. “Thuyền trưởng” có lẽ là một bài thơ xuất sắc. Tôi nói đến: “Chiều thứ bảy cuối cùng trên trái đất”. Anh liên tưởng thế giới tuyệt diệu của chính bản thân. Anh sẽ vẫn là thuyền ttrưởng trên con tàu đó chứ? Dù sao trái đất cũng lỡ quay rồi. Cái ao nhỏ trong vắt, bấy lâu lặng yên, giờ ghé thêm một vài vòng nước lăn tăn, lan rộng. Con chuồn chuồn hạ cánh, rồi bay lên. Bay cao thì nắng... NGUYỄN VĨNH TIẾN (nguồn: TCSH số 143 - 01 - 2001) |
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.