Bay cao thì nắng

11:12 21/04/2008
(Đọc tập thơ “Thế giới và tôi” của Ngô Tự Lập)Tôi kém Ngô Tự Lập hơn chục tuổi nhưng không “trẻ” hơn anh. Tuổi trẻ làm ta cao ngất lên, tuổi già đôi khi cũng vậy. Nhưng cao ngất lên ta thấy gì nào?
Quả cầu buồn bã quay, loài người nhỏ nhoi, tuyệt vọng. Trẻ hay già không nhiều ý nghĩa trước câu hỏi: người đã làm được gì và chúng ta, những thế hệ nối tiếp, sẽ làm được gì nữa?
“Thế giới và tôi” có lẽ là tập thơ lớn của anh.
Bản thân thơ là mê hoặc và tự mê hoặc, phát sinh cân bằng và tiêu diệt cân bằng, gốc và ngọn, tự chủ và mất tự chủ... Mong manh, khôn lường như thế, thử hỏi, con người lúc đa cảm, lúc quả cảm, như anh, làm sao cưỡng lại? Thơ đã chiếm lấy anh, chiếm lấy chúng ta bằng sức mạnh tự thân, bằng sự nhạy bén của tâm hồn thi sĩ, mặc sức lan toả trên những trang viết và lưu luyến mãi trong tâm tưởng. Trong cơn mê hoặc của thơ, Ngô Tự Lập viết: “Thế giới và tôi - Hai miền hoang tưởng - Có phải sinh năm 1962?”
Một phát hiện tinh tế về sự phát sinh của thế giới: khi ta sinh ra thì thế giới của ta mới được sinh ra. “Có phải” buông giữa “hai miền hoang tưởng”, cho ta một cảm giác lạc lõng.
Hết phần một, quá đủ.
“Thế giới và tôi”. “Tôi” ở đây - một con người nhạy cảm, “thậm chí không phải là hạt bụi”, hơi ngô nghê mà chân thật.
Ấn tượng chiến tranh thật nhiều, tôi không nhắc nữa.
Và bản thân anh có lẽ cũng nhận ra một chân trời mới cần phải tới. “Đến từ chân trời, tôi đi về một chân trời khác”. “Những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, chúng phải mang những nỗi buồn vĩnh cửu”. “Những bầu trời” hay chính anh với nỗi buồn gần nửa đời người? Anh sẽ về đâu? Sẽ nằm dài trên lưng “Trung du”? Hay nằm xuống rồi còn giật mình vùng dậy, tê tái thấy “Bóng mẹ đi qua sườn đồi như một đám mây lớn”?
Anh đã thật cố gắng mang “nỗi buồn” ấy trên lưng, trong tim và (biết đâu) ngay cả trong cái chết.
Nhưng sẽ còn gì nếu cứ u uẩn thế? Anh đã tìm thấy giá trị thực sự của hôm qua, hôm nay và ngày mai nữa.
            Tôi ôm cây đàn của tôi
            Như ôm tháng năm hạnh phúc
Anh thốt lên cùng John Lennon và Paul Mc Cartney về nhưng điều kì diệu: “Ôi, tôi tin vào ngày hôm qua”. Chẳng có ngày hôm nay nào lại không trở thành ngày hôm qua cả.
Ám ảnh mãi với “hôm nay”, “hôm qua”, “gieo hạt”, “rạ khô”, “chân trời”, rồi quanh quất đâu đây những niềm đau quá khứ, xin nhà thơ của chúng ta hiểu rằng anh có thể thốt lên, nhưng lời anh bay mất rồi, anh có thể viết ra, nhưng thơ anh đã là của thời khắc trước. Anh phải sống trẻ trung hoành tráng chứ đừng vội nhắc đến hai từ “Số phận”.
“Thuyền trưởng”
có lẽ là một bài thơ xuất sắc. Tôi nói đến: “Chiều thứ bảy cuối cùng trên trái đất”. Anh liên tưởng thế giới tuyệt diệu của chính bản thân. Anh sẽ vẫn là thuyền ttrưởng trên con tàu đó chứ?
Dù sao trái đất cũng lỡ quay rồi. Cái ao nhỏ trong vắt, bấy lâu lặng yên, giờ ghé thêm một vài vòng nước lăn tăn, lan rộng. Con chuồn chuồn hạ cánh, rồi bay lên. Bay cao thì nắng...


NGUYỄN VĨNH TIẾN
(nguồn: TCSH số 143 - 01 - 2001)
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • BÙI NGUYÊN

    Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    1.
    Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY      

    Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)

  • TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG

    Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.

  • MỘC MIÊN (*)

    Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.


  • (Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)

  • Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

  • LÊ MINH PHONG

    (Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.

  • BÙI KIM CHI

    “Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).

  • TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI

    Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.

  • NGUYỄN THẾ QUANG

    Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.

  • NGUYỄN HỮU SƠN

    Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.

  • NGUYÊN QUÂN

    Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.

  • TUỆ AN

    Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.

  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.