Quả cầu buồn bã quay, loài người nhỏ nhoi, tuyệt vọng. Trẻ hay già không nhiều ý nghĩa trước câu hỏi: người đã làm được gì và chúng ta, những thế hệ nối tiếp, sẽ làm được gì nữa? “Thế giới và tôi” có lẽ là tập thơ lớn của anh. Bản thân thơ là mê hoặc và tự mê hoặc, phát sinh cân bằng và tiêu diệt cân bằng, gốc và ngọn, tự chủ và mất tự chủ... Mong manh, khôn lường như thế, thử hỏi, con người lúc đa cảm, lúc quả cảm, như anh, làm sao cưỡng lại? Thơ đã chiếm lấy anh, chiếm lấy chúng ta bằng sức mạnh tự thân, bằng sự nhạy bén của tâm hồn thi sĩ, mặc sức lan toả trên những trang viết và lưu luyến mãi trong tâm tưởng. Trong cơn mê hoặc của thơ, Ngô Tự Lập viết: “Thế giới và tôi - Hai miền hoang tưởng - Có phải sinh năm 1962?” Một phát hiện tinh tế về sự phát sinh của thế giới: khi ta sinh ra thì thế giới của ta mới được sinh ra. “Có phải” buông giữa “hai miền hoang tưởng”, cho ta một cảm giác lạc lõng. Hết phần một, quá đủ. “Thế giới và tôi”. “Tôi” ở đây - một con người nhạy cảm, “thậm chí không phải là hạt bụi”, hơi ngô nghê mà chân thật. Ấn tượng chiến tranh thật nhiều, tôi không nhắc nữa. Và bản thân anh có lẽ cũng nhận ra một chân trời mới cần phải tới. “Đến từ chân trời, tôi đi về một chân trời khác”. “Những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, những bầu trời đang cuồn cuộn trôi, chúng phải mang những nỗi buồn vĩnh cửu”. “Những bầu trời” hay chính anh với nỗi buồn gần nửa đời người? Anh sẽ về đâu? Sẽ nằm dài trên lưng “Trung du”? Hay nằm xuống rồi còn giật mình vùng dậy, tê tái thấy “Bóng mẹ đi qua sườn đồi như một đám mây lớn”? Anh đã thật cố gắng mang “nỗi buồn” ấy trên lưng, trong tim và (biết đâu) ngay cả trong cái chết. Nhưng sẽ còn gì nếu cứ u uẩn thế? Anh đã tìm thấy giá trị thực sự của hôm qua, hôm nay và ngày mai nữa. Tôi ôm cây đàn của tôi Như ôm tháng năm hạnh phúc Anh thốt lên cùng John Lennon và Paul Mc Cartney về nhưng điều kì diệu: “Ôi, tôi tin vào ngày hôm qua”. Chẳng có ngày hôm nay nào lại không trở thành ngày hôm qua cả. Ám ảnh mãi với “hôm nay”, “hôm qua”, “gieo hạt”, “rạ khô”, “chân trời”, rồi quanh quất đâu đây những niềm đau quá khứ, xin nhà thơ của chúng ta hiểu rằng anh có thể thốt lên, nhưng lời anh bay mất rồi, anh có thể viết ra, nhưng thơ anh đã là của thời khắc trước. Anh phải sống trẻ trung hoành tráng chứ đừng vội nhắc đến hai từ “Số phận”. “Thuyền trưởng” có lẽ là một bài thơ xuất sắc. Tôi nói đến: “Chiều thứ bảy cuối cùng trên trái đất”. Anh liên tưởng thế giới tuyệt diệu của chính bản thân. Anh sẽ vẫn là thuyền ttrưởng trên con tàu đó chứ? Dù sao trái đất cũng lỡ quay rồi. Cái ao nhỏ trong vắt, bấy lâu lặng yên, giờ ghé thêm một vài vòng nước lăn tăn, lan rộng. Con chuồn chuồn hạ cánh, rồi bay lên. Bay cao thì nắng... NGUYỄN VĨNH TIẾN (nguồn: TCSH số 143 - 01 - 2001) |
NGUYỄN VĂN SƯỚNG
Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.
TRUNG TRUNG ĐỈNH
Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.
LIỄU TRẦN
Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).
HOÀNG THỤY ANH
Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.
DO YÊN
Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.
TRẦN HOÀNG
(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)
LÊ KHAI
"Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.
NGUYÊN HƯƠNG
1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.
NGUYỄN VĂN CƯƠNG
Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.
NGUYỄN PHÚC VĨNH BA
Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.
ĐỖ HẢI NINH
Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).
ĐỖ LAI THÚY
Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).
HỒ TẤT ĐĂNG
"Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).
PHẠM PHÚ PHONG
Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.