Tuy đã được duy trì và phát triển qua cả nghìn năm, nhưng ngày nay, các tài liệu lịch sử về các giá trị di sản phi vật thể không còn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống... Nhìn chung, các giá trị di sản Phi vật thể của Huế đã bộc lộ những hạn chế về mặt tư liệu. 1.2. Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm thu hút khách du lịch không phải chỉ dựa vào trí tuệ một cá nhân, một tập thể, cũng không phải là công việc một sớm một chiều, mà phải có sự nỗ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà quản lý và của tất cả mọi người. Một trong những vấn đề then chốt là phải tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan đến Huế, tổ chức các cuộc hội thảo để tìm giải pháp… Vậy, làm thế nào để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phi vật thể của Huế trong việc thu hút khách du lịch là một vấn đề cần được xem xét trong bối cảnh hiện nay. 1.3. Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Năm 2008, Nhã nhạc được UNESCO đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của nhân loại. Vì thế, nhiều dự án và đề tài nghiên cứu nhằm phục hồi và phát huy giá trị di sản đã được hình thành. Đặc biệt, sự tài trợ của Dự án quốc gia về bảo tồn nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 với tổng mức kinh phí khoảng 350.000 USD, trong đó Quỹ ủy thác Nhật Bản tài trợ thông qua UNESCO gần 155.000 USD, số còn lại là vốn đối ứng từ phía Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn loại hình âm nhạc bác học này. Sau 5 năm thực hiện, dự án đã phục dựng thành công Thái Bình Cổ Nhạc và phục chế một số nhạc cụ âm nhạc cung đình; hoàn thành bước đầu một số hồ sơ khoa học về nhạc cụ, nhạc khí; thành lập phòng lưu trữ về Nhã nhạc, sưu tầm hơn 1.000 trang tư liệu - thư tịch về Nhã nhạc, âm nhạc truyền thống và cung đình. Đồng thời, dự án đã đào tạo được 20 nhạc công một cách bài bản. Những người này thường xuyên biểu diễn phục vụ du khách tại Nhà hát Duyệt Thị Đường. Đây chính là cơ sở để khách du lịch biết và hiểu hơn về những giá trị di sản phi vật thể của Huế. II. Du lịch Huế và du khách với việc tiếp cận nghệ thuật diễn xướng cung đình 2.1. Du lịch Huế “So với phương Tây, hoạt động du lịch và nhất là tổ chức của ngành du lịch ở phương Đông ra đời muộn hơn nhiều. Ở Việt Nam nói chung, ở Thừa Thiên Huế nói riêng, hoạt động du lịch cũng chỉ mới manh nha sau khi theo bước chân xâm lược của người Pháp đến nước ta vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, và tổ chức du lịch được hình thành một cách chính thức sau khi thực dân Pháp thiết lập xong nền đô hộ trên toàn cõi Đông Dương vào những năm đầu thế kỷ XX”(1). Guide de l’ Annam - cuốn sách giới thiệu và tuyên truyền chính thức về Trung kỳ nói chung và Huế nói riêng của tác giả Philippe Eberhardt viết rằng: “Nay là lúc các du khách bắt đầu tăng lên mỗi năm một nhiều trên các chuyến tàu đi Viễn Đông, cần làm ra những sách hướng dẫn để họ đến tham quan thuộc địa của chúng ta bằng những phương cách tiện lợi nhất, và chỉ trong một thời gian hạn chế, nhưng thu được những hiểu biết chính xác và rõ ràng về cả phương diện lịch sử và kinh tế lẫn vẻ đẹp của các phong cảnh”(2). Tuy vậy, ngày 9/3/1945, các tổ chức và hoạt động du lịch của chính quyền Pháp ở Huế cũng đã bị giải thể sau khi xảy ra cuộc binh biến của quân đội Nhật tại Đông Dương. Hiện nay, theo thống kê chưa chính thức của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế có khoảng hơn 50 trung tâm lữ hành, nhưng làm thế nào để Huế có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch vẫn là một điều nan giải. Trong Hội nghị của ngành du lịch được tổ chức gần đây, số lượt khách đến Huế hàng năm vẫn tăng đều, cụ thể như sau: năm 2006 gồm 1,1 triệu lượt khách, năm 2007 là 1,5 triệu lượt khách và các năm kế tiếp đều tăng đều từ 18% đến 20%. Tuy nhiên, ngày lưu trú của mỗi du khách khi đến Huế chỉ là 01 đến 02 ngày. Con số này còn quá khiêm tốn so với phố cổ Hội An, chứ chưa nói đến các nước lân cận. Huế đang nắm giữ hai giá trị di sản văn hóa bao gồm: Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình. Như vậy trên thực tế, khi đến Huế du lịch, ngoài thưởng thức các danh lam thắng cảnh, thưởng thức các món ẩm thực, thì việc tìm hiểu về giá trị văn hóa của hai di sản này theo ước tính cũng phải mất từ 04 đến 05 ngày đối với mỗi một du khách. Thế thì tại sao du khách chỉ lưu trú chỉ 01 đến 02 ngày? Ông Trịnh Quang Thang - Đại diện Công ty du lịch Việt Nam đã phát biểu khi nói về du lịch Huế: “Đây là mảnh đất của huyền thoại, đi đâu cũng gặp huyền thoại. Nhưng hai, ba chục năm rồi, sông vẫn vậy, núi vẫn vậy, biển vẫn vậy, chúng ta vẫn chỉ khai thác những cái mình có. Nhiều người chưa đến Huế hoặc chỉ đến Huế một lần là vì Huế thiếu đột phá, vẫn chỉ thành nội, lăng tẩm, ca Huế… Tôi coi Huế là thánh địa của du lịch, nhưng thánh địa này ảm đạm quá”. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thừa nhận: du lịch Huế chưa phát triển đúng với tiềm năng. Có thể nói, du khách đang “quay lưng” lại trên truyền hình trong nước cũng như nước ngoài… Ngoài ra, chúng ta cần phải hướng cho du khách hiểu hơn về các giá trị di sản văn hóa của Huế khi họ có điều kiện tiếp cận. Để làm được điều đó, Huế cần phải có những hướng dẫn viên có tâm với nghề, am hiểu thật sự về các giá trị văn hóa của Huế vì hướng dẫn viên chính là cầu nối để truyền cảm hứng cho du khách khi họ muốn khám phá các giá trị di sản văn hóa của Huế… 2.2. Du khách với việc tiếp cận nghệ thuật diễn xướng cung đình Năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và 10 năm sau (năm 2003), Nhã nhạc - một loại hình diễn xướng cung đình đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Như vậy, Huế đang nắm giữ trong mình hai giá trị di sản, trong đó Nhã nhạc được xem là một “điểm nhấn”; và đã có nhiều dự án mang tính bảo tồn và phát huy Nhã nhạc nhằm giới thiệu loại hình nghệ thuật này đến với du khách. Đây cũng là một hình thức giúp du khách tiếp cận dần với các giá trị di sản phi vật thể của Huế. Trong bài, Sau hơn nửa thế kỷ Duyệt Thị Đường lại sáng đèn, nhà báo Kim Oanh đã viết: “Đã hơn 10 giờ đêm. Đại Nội bắt đầu vắng vì tất cả các xuất diễn tại đây trong chương trình Festival Huế 2002 đã vãn. Thế nhưng, ở Nhà hát Duyệt Thị Đường, khán giả vẫn nán lại cho đến phút chót, ngồi chật kín cả tầng trệt. Một khán giả đã lớn tuổi ở phường Phú Cát với nghề trồng rau đã bỏ ra 70.000 đồng chỉ để vào xem chương trình Nhã nhạc Huế tại Duyệt Thị Đường. Cụ bảo: vốn rất mê ca Huế và Nhã nhạc, hễ khi nào có điều kiện, cụ lại đi xem. Nhưng được nghe những giai điệu réo rắt vừa buồn, vừa giục giã, níu kéo của những nhạc cụ tam, tỳ, nhị, nguyệt… làm nên Nhã nhạc cung đình Huế thì đây lại là lần đầu”(3). Ngày 6/6/2006, lần đầu tiên một buổi giao lưu âm nhạc cung đình của ba nước đồng văn như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chương trình đêm Hoàng cung được tổ chức tại Đại Nội - Huế. Từ trước đến nay, nhiều du khách nước ngoài chỉ có điều kiện để tiếp xúc với Nhã nhạc Nhật Bản, nay qua buổi giao lưu này họ cũng đã ngạc nhiên vì các giá trị của Nhã nhạc đã được bảo tồn, phục dựng để biểu diễn phục vụ dân chúng, phục vụ du khách quốc tế. Cuối năm 2009, trong cuộc họp tổng kết của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế (NHNTTTCĐ Huế) thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị trực tiếp bảo tồn, biểu diễn, giới thiệu đến du khách các giá trị di sản của Nhã nhạc và Ca múa cung đình đã thống kê, hàng năm nhà hát đã biểu diễn từ 1500 - 2000 suất, đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước, và tổng doanh thu từ năm 2006 - 2009 là hơn 6 tỷ đồng. Thông qua việc thống kê các suất biểu diễn, doanh thu của NHNTTTCĐ Huế và những câu chuyện mà chúng tôi vừa nêu ra, chúng ta có thể thấy rằng, du khách và người dân vẫn đang quan tâm và mong muốn tiếp cận để tìm hiểu về những giá trị nghệ thuật của chốn cung đình xưa, nhưng hiện nay chỉ có NHNTTTCĐ Huế là đơn vị duy nhất biểu diễn tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội) với giá vé từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng để phục vụ cho những ai biết và tìm đến với những giá trị của di sản phi vật thể mà thôi. Đây cũng là mặt trái của vấn đề, bởi cũng có nhiều khách du lịch, nhiều người dân không biết đến sự hồi sinh của loại hình nghệ thuật này, hoặc biết nhưng chưa có điều kiện để xem và tìm hiểu về những giá trị di sản quý báu mà cha ông chúng ta để lại. III. Một số đề xuất để du khách và người dân có cơ hội tiếp cận với loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình 1. Để những giá trị di sản phi vật thể của Huế vẫn giữ được những lợi thế trong việc phát triển du lịch, Huế cần có một Hội nghị bàn tròn giữa các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch… nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện và mới mẻ về việc quảng bá hình ảnh của các loại hình diễn xướng cung đình trong việc phát triển du lịch của Huế. 2. Cần có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân, nghệ sĩ, và xây dựng chiến lược lâu dài để nghệ thuật diễn xướng cung đình có thể phục vụ du khách và người dân mà không phụ thuộc vào kinh tế. 3. Trong quá trình bảo tồn và phát huy, chúng ta cần phải chú ý đến tính nguyên bản để người thưởng thức không hiểu sai về loại hình di sản. Chúng tôi đề cập đến vấn đề này, bởi hiện nay, các loại hình nghệ thuật của diễn xướng cung đình Huế đang có nhiều dị bản, và các trung tâm lữ hành, khách sạn khi phục vụ theo nhu cầu của du khách chỉ chú ý tới giá cả hợp đồng của các suất diễn, chứ không hề quan tâm đến chất lượng của nghệ thuật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến loại hình nghệ thuật diễn xướng của cung đình Huế nhàm chán và “rẻ tiền” trong mắt du khách. 4. Tiền nhân của chúng ta đã để lại một nền nghệ thuật đồ sộ, nhưng cũng để lại rất ít sách, vở và tư liệu để hậu thế nghiên cứu nhằm khôi phục lại vốn cổ của tiền nhân. Chính vì vậy, khi nghiên cứu và bảo tồn các giá trị di sản của nghệ thuật diễn xướng cung đình, trong đó có việc đưa loại hình nghệ thuật này vào các tour, tuyến du lịch để giới thiệu với du khách, chúng ta cần phải tư duy và hướng cho du khách biết đâu là giá trị đích thực của loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đích mà Huế đang nắm giữ. TRỌNG BÌNH (262/12-10) --------------- (1) Phan Thuận An, Du lịch Huế thời Pháp thuộc, Di sản văn hóa Huế Nghiên cứu và bảo tồn, do Trung tâm BTDT Cố đô Huế ấn hành, tr.383. (2) Philippe Eberhardt, Guide de l’ Annam (Hướng dẫn du lịch Trung Kỳ), Nxb.Augustin Challamel, Pari,tr.7. (3) Kim Oanh, Sau hơn nữa thế kỷ Duyệt Thị Đường lại sáng đèn. Di sản văn hóa Huế 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị, do Trung tâm BTDT Cố đô Huế ấn hành, tr.560. |
Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.
Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.
Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.
“Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.
Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.
Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.
Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.
Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.
Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.
Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…
Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.
Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.
Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.
“Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.
Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.
Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?
Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.