Bao la nhân ái một con người

14:58 18/05/2018

TRẦN NGUYÊN HÀO  

Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Hồ Chủ tịch (5/1956). Ảnh tư liệu.

Người viết: “Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu của Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”; “Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau”.

Bác Hồ - người luôn luôn đề cao, trân trọng và quan tâm đặc biệt đến những người con đã cống hiến tuổi xuân, sức trẻ và cả cuộc đời cho Tổ quốc, cho cách mạng với một tấm lòng nhân ái bao la. Người thấu hiểu những nỗi đau và thiệt thòi mà mỗi con người Việt Nam phải trải qua khi đất nước bị chìm trong chiến tranh xâm lược. Người luôn nâng niu, quý trọng từng sinh mệnh trực tiếp xông pha trên các chiến trường khốc liệt. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ở cương vị Chủ tịch nước và Tổng tư lệnh của quân và dân Việt Nam, Bác luôn luôn chỉ đạo các tướng lĩnh tìm mọi cách tránh tổn hao xương máu, công sức, tránh tổn thất cho quân và dân. Khi Mỹ dùng thủy lôi phong tỏa cảng sông, cảng biển của ta, biết tin ở Bến Thủy các chiến sĩ của ta dũng cảm lái ca nô chạy qua bãi thủy lôi để tiêu diệt thủy lôi, rất nguy hiểm đến tính mạng, Bác gặp cán bộ có trách nhiệm căn dặn: “Ta đánh địch ta thừa dũng cảm, nhưng phải tiết kiệm xương máu, các chú tìm phương pháp để điều khiển ca nô tự động không người lái chạy qua bãi thủy lôi, chứ dùng người lái thì quá nguy hiểm”. Ngay sau khi thấm thía lời căn dặn của Người, chương trình ca nô tự động điều khiển mang tên T.5 đã được cán bộ và chiến sĩ ở Bến Thủy triển khai có hiệu quả(1). Sau mỗi trận đánh, Người bao giờ cũng quan tâm đến tổn thất của quân ta trước khi nắm thông tin về thiệt hại, thất bại của quân địch. Người đau lòng khi một chiến sĩ của đất nước phải ra đi, một chiến sĩ phải bỏ lại một phần cơ thể nơi chiến trường. Viết thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng khi nghe tin con trai của ông đã hy sinh, Người đã thể hiện sự đồng cảm đến tột cùng của mình: “Tôi được báo cáo rằng: con trai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái, nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột…”(2). Một lần, có đồng chí vào báo cáo Bác tình hình chiến sự miền Nam, về trận đánh lớn ta tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, đồng chí hết lời ca ngợi trận đánh rất đẹp, Bác với vẻ suy nghĩ và hỏi: “Chú hiểu thế nào là trận đánh đẹp”(3). Chúng ta hiểu Bác không bằng lòng với việc gọi một trận đánh tiêu diệt được nhiều sinh lực địch là một trận đánh đẹp vì như thế là không nhân văn, hơn nữa. Người biết địch bị tiêu diệt nhiều thì trận đánh đó cũng rất ác liệt, quân ta cũng thiệt hại không nhỏ, cũng có những chiến sĩ phải hy sinh, vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ bao dung.

Để phần nào giảm nhẹ nỗi đau và sự mất mát của gia đình các thương binh, liệt sĩ, Bác luôn quan tâm đến những người thân của thương binh, liệt sĩ, đồng thời nhắc nhở mọi người phải quan tâm, động viên và chăm sóc họ. Khi được biết bố đẻ liệt sĩ Lý Tự Trọng ra Hà Nội, Bác cho mời vào. Trong không khí hàn huyên của thủa hàn vi (thời kỳ Bác hoạt động ở Thái Lan thường đến nhà ông), Bác mời ăn những món ăn xưa để nhắc lúc nào cũng nhớ về nhau như đôi bạn tri kỷ. Hồi ở chiến khu, Bác tiếp anh hùng La Văn Cầu, khi anh qua một trận chiến đấu rất anh dũng. Bác mời anh ở lại ăn cơm cùng Bác và lưu anh Cầu ngủ lại qua đêm. Bác xem anh như con đẻ. Đối với những người đã bỏ lại chiến trường một phần cơ thể, những người đã mất đi một phần sức lực, Bác không những thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự chăm sóc tận tình, chu đáo khi có điều kiện về thời gian mà còn luôn động viên họ nêu cao ý chí, tự tin vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt. Tết năm 1956, đến thăm trường thương binh hỏng mắt, Bác vui vẻ nói chuyện, rất khen ngợi tinh thần khắc phục khó khăn, bệnh tật, luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Bác động viên: “Các chú được học chữ, học nghề sau này phục vụ nhân dân được tốt hơn, như vậy các chú ‘tàn nhưng không phế’”. Bác luôn nhắc nhở, căn dặn chính quyền địa phương phải quan tâm trước hết đến những gia đình có người thân chiến đấu xa nhà bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đầu năm mới Bác lên Vĩnh Phú thăm và chúc tết. Bác chưa đến những nơi mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh bố trí trước mà đến thăm một gia đình của một đồng chí đang chiến đấu ở miền Nam. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe gia đình, việc học hành của các cháu và sự quan tâm của địa phương ra sao. Chị chủ nhà nói những điều có thật, khác xa với sự báo cáo của địa phương. Nghe như vậy, Bác không vui, Bác phê bình thế là không tốt với dân, lừa dối cấp trên.

Trong kháng chiến, Bác cùng chịu đựng gian khổ, giá lạnh như người chiến sĩ. Bác không để lại gì cho riêng mình mà lo cho chiến sĩ trước. Bác là người khởi xướng phong trào “mùa đông binh sĩ”, vận động nhân dân không những lo cái ăn mà còn lo cái mặc cho chiến sĩ. Ở hậu phương, ai có thành tích lo cho chiến sĩ mặc ấm đều được Bác gửi thư khen ngợi(4). Bằng tình cảm nhân ái bao la và sự nâng niu, trân trọng những cống hiến, hy sinh của họ cho sự nghiệp cách mạng, bằng cách ứng xử thấm đẫm chất nhân văn và những lời dạy hết sức sâu sắc, tâm huyết, Bác Hồ đã khắc sâu vào tâm khảm và suy nghĩ của mỗi người dân về tình cảm, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, trong đó đặc biệt là vai trò của những chủ thể trực tiếp thực hiện các chính sách đối với những người có công. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho dân tộc Việt Nam, Người vẫn luôn băn khoăn, trăn trở đối với công tác đền ơn đáp nghĩa và căn dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể cần phải làm tốt hơn nữa công việc này và xem đây là công việc trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt, cụ thể, thiết thực đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà hy sinh. Theo Người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm. Người dạy: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh...

Đối với liệt sĩ, cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm...

Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh liệt sĩ thiếu sức lao động và túng thiếu thì phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp...

Đối với phụ nữ, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ..., bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên...”.

Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngay cả đối với những người Việt Nam lầm lỡ, trước đây làm việc cho chế độ cũ hoặc không lương thiện trong chế độ xã hội cũ, Bác chỉ gọi họ là “nạn nhân của chế độ xã hội cũ” và nhắc nhở phải quan tâm đến họ, hướng thiện và hướng nghiệp cho họ theo tinh thần “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”: “Nhà nước phải vừa dùng giáo dục vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chúng ta không bỏ sót những đối tượng cần quan tâm thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, từ “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình” (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong) đến gia đình của họ, từ nam giới cho đến phụ nữ, từ người già, người thiếu sức lao động cho đến thanh niên. Người căn dặn chúng ta rằng tất cả những con người đã cống hiến, hy sinh đều phải được quan tâm, động viên, giúp đỡ và hỗ trợ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần và cái chính không chỉ giúp họ giảm bớt những nỗi mất mát thiệt thòi mà là tạo những điều kiện thuận lợi để họ vươn lên, khắc phục khó khăn, sống có ích, tiếp tục cống hiến cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Đó chính là phẩm chất nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam tất cả vì con người, vì nhân dân.

T.N.H  
(TCSH351/05-2018)

-------------------
(1), (3), (4) Dẫn theo: Hồ Chí Minh, chân dung đời thường”, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1997.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, 2000, tập 5, tr.40.  






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI