TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
Đại biểu học sinh trường trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc thọ Hồ Chủ tịch (5/1956). Ảnh tư liệu.
Người viết: “Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu của Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”; “Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau”.
Bác Hồ - người luôn luôn đề cao, trân trọng và quan tâm đặc biệt đến những người con đã cống hiến tuổi xuân, sức trẻ và cả cuộc đời cho Tổ quốc, cho cách mạng với một tấm lòng nhân ái bao la. Người thấu hiểu những nỗi đau và thiệt thòi mà mỗi con người Việt Nam phải trải qua khi đất nước bị chìm trong chiến tranh xâm lược. Người luôn nâng niu, quý trọng từng sinh mệnh trực tiếp xông pha trên các chiến trường khốc liệt. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ở cương vị Chủ tịch nước và Tổng tư lệnh của quân và dân Việt Nam, Bác luôn luôn chỉ đạo các tướng lĩnh tìm mọi cách tránh tổn hao xương máu, công sức, tránh tổn thất cho quân và dân. Khi Mỹ dùng thủy lôi phong tỏa cảng sông, cảng biển của ta, biết tin ở Bến Thủy các chiến sĩ của ta dũng cảm lái ca nô chạy qua bãi thủy lôi để tiêu diệt thủy lôi, rất nguy hiểm đến tính mạng, Bác gặp cán bộ có trách nhiệm căn dặn: “Ta đánh địch ta thừa dũng cảm, nhưng phải tiết kiệm xương máu, các chú tìm phương pháp để điều khiển ca nô tự động không người lái chạy qua bãi thủy lôi, chứ dùng người lái thì quá nguy hiểm”. Ngay sau khi thấm thía lời căn dặn của Người, chương trình ca nô tự động điều khiển mang tên T.5 đã được cán bộ và chiến sĩ ở Bến Thủy triển khai có hiệu quả(1). Sau mỗi trận đánh, Người bao giờ cũng quan tâm đến tổn thất của quân ta trước khi nắm thông tin về thiệt hại, thất bại của quân địch. Người đau lòng khi một chiến sĩ của đất nước phải ra đi, một chiến sĩ phải bỏ lại một phần cơ thể nơi chiến trường. Viết thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng khi nghe tin con trai của ông đã hy sinh, Người đã thể hiện sự đồng cảm đến tột cùng của mình: “Tôi được báo cáo rằng: con trai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái, nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột…”(2). Một lần, có đồng chí vào báo cáo Bác tình hình chiến sự miền Nam, về trận đánh lớn ta tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, đồng chí hết lời ca ngợi trận đánh rất đẹp, Bác với vẻ suy nghĩ và hỏi: “Chú hiểu thế nào là trận đánh đẹp”(3). Chúng ta hiểu Bác không bằng lòng với việc gọi một trận đánh tiêu diệt được nhiều sinh lực địch là một trận đánh đẹp vì như thế là không nhân văn, hơn nữa. Người biết địch bị tiêu diệt nhiều thì trận đánh đó cũng rất ác liệt, quân ta cũng thiệt hại không nhỏ, cũng có những chiến sĩ phải hy sinh, vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ bao dung.
Để phần nào giảm nhẹ nỗi đau và sự mất mát của gia đình các thương binh, liệt sĩ, Bác luôn quan tâm đến những người thân của thương binh, liệt sĩ, đồng thời nhắc nhở mọi người phải quan tâm, động viên và chăm sóc họ. Khi được biết bố đẻ liệt sĩ Lý Tự Trọng ra Hà Nội, Bác cho mời vào. Trong không khí hàn huyên của thủa hàn vi (thời kỳ Bác hoạt động ở Thái Lan thường đến nhà ông), Bác mời ăn những món ăn xưa để nhắc lúc nào cũng nhớ về nhau như đôi bạn tri kỷ. Hồi ở chiến khu, Bác tiếp anh hùng La Văn Cầu, khi anh qua một trận chiến đấu rất anh dũng. Bác mời anh ở lại ăn cơm cùng Bác và lưu anh Cầu ngủ lại qua đêm. Bác xem anh như con đẻ. Đối với những người đã bỏ lại chiến trường một phần cơ thể, những người đã mất đi một phần sức lực, Bác không những thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự chăm sóc tận tình, chu đáo khi có điều kiện về thời gian mà còn luôn động viên họ nêu cao ý chí, tự tin vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt. Tết năm 1956, đến thăm trường thương binh hỏng mắt, Bác vui vẻ nói chuyện, rất khen ngợi tinh thần khắc phục khó khăn, bệnh tật, luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Bác động viên: “Các chú được học chữ, học nghề sau này phục vụ nhân dân được tốt hơn, như vậy các chú ‘tàn nhưng không phế’”. Bác luôn nhắc nhở, căn dặn chính quyền địa phương phải quan tâm trước hết đến những gia đình có người thân chiến đấu xa nhà bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đầu năm mới Bác lên Vĩnh Phú thăm và chúc tết. Bác chưa đến những nơi mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh bố trí trước mà đến thăm một gia đình của một đồng chí đang chiến đấu ở miền Nam. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe gia đình, việc học hành của các cháu và sự quan tâm của địa phương ra sao. Chị chủ nhà nói những điều có thật, khác xa với sự báo cáo của địa phương. Nghe như vậy, Bác không vui, Bác phê bình thế là không tốt với dân, lừa dối cấp trên.
Trong kháng chiến, Bác cùng chịu đựng gian khổ, giá lạnh như người chiến sĩ. Bác không để lại gì cho riêng mình mà lo cho chiến sĩ trước. Bác là người khởi xướng phong trào “mùa đông binh sĩ”, vận động nhân dân không những lo cái ăn mà còn lo cái mặc cho chiến sĩ. Ở hậu phương, ai có thành tích lo cho chiến sĩ mặc ấm đều được Bác gửi thư khen ngợi(4). Bằng tình cảm nhân ái bao la và sự nâng niu, trân trọng những cống hiến, hy sinh của họ cho sự nghiệp cách mạng, bằng cách ứng xử thấm đẫm chất nhân văn và những lời dạy hết sức sâu sắc, tâm huyết, Bác Hồ đã khắc sâu vào tâm khảm và suy nghĩ của mỗi người dân về tình cảm, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, trong đó đặc biệt là vai trò của những chủ thể trực tiếp thực hiện các chính sách đối với những người có công. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho dân tộc Việt Nam, Người vẫn luôn băn khoăn, trăn trở đối với công tác đền ơn đáp nghĩa và căn dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể cần phải làm tốt hơn nữa công việc này và xem đây là công việc trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt, cụ thể, thiết thực đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà hy sinh. Theo Người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm. Người dạy: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh...
Đối với liệt sĩ, cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm...
Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh liệt sĩ thiếu sức lao động và túng thiếu thì phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp...
Đối với phụ nữ, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ..., bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên...”.
Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngay cả đối với những người Việt Nam lầm lỡ, trước đây làm việc cho chế độ cũ hoặc không lương thiện trong chế độ xã hội cũ, Bác chỉ gọi họ là “nạn nhân của chế độ xã hội cũ” và nhắc nhở phải quan tâm đến họ, hướng thiện và hướng nghiệp cho họ theo tinh thần “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại”: “Nhà nước phải vừa dùng giáo dục vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chúng ta không bỏ sót những đối tượng cần quan tâm thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, từ “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình” (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong) đến gia đình của họ, từ nam giới cho đến phụ nữ, từ người già, người thiếu sức lao động cho đến thanh niên. Người căn dặn chúng ta rằng tất cả những con người đã cống hiến, hy sinh đều phải được quan tâm, động viên, giúp đỡ và hỗ trợ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần và cái chính không chỉ giúp họ giảm bớt những nỗi mất mát thiệt thòi mà là tạo những điều kiện thuận lợi để họ vươn lên, khắc phục khó khăn, sống có ích, tiếp tục cống hiến cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Đó chính là phẩm chất nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam tất cả vì con người, vì nhân dân.
T.N.H
(TCSH351/05-2018)
-------------------
(1), (3), (4) Dẫn theo: Hồ Chí Minh, chân dung đời thường”, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1997.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, 2000, tập 5, tr.40.
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG