Backe backe Kuchen
Der Bäcker hat gerufen
Wer will backen guten Kuchen…
(đồng dao trẻ con của Đức, có thể mở nghe trong youtube, với tựa đề "Backe, backe Kuchen")
Ảnh: internet
Janos đang mê khóc,- khi hắn khóc thì thôi, như mê luôn...- bỗng nghe tiếng hát nhìn lên, tên nhóc bé tí mới hai tuổi giương to hai con mắt long lanh, đôi môi đỏ nhếch lên, rồi toét ra cùng với tiếng cười khoái chí, mặt còn nhòe nước mắt khóc nhè. Mẹ nó, Mai Lan con tôi, vừa hát vừa đong đưa cái khuôn bánh ga-tô làm trò với con „nướng bánh nè, nướng bánh đây, ai muốn nướng bánh ngon hầy, ông nướng bánh rao… nên có bảy thứ này, trứng với mỡ ngầy, đường và muối này, sữa và bột mì, thêm chút nghệ vàng cho bánh giòn tan… là la la…“ Mai Lan vung tay đẩy khuôn bánh vào lò vừa hét to… “cho vào lò nướng đây! nướng vàng đây!“ (lời bài hát). Thằng nhóc ngồi trong chiếc ghế trẻ con, được nịt chặt quanh bụng, nhún nhẩy, đập hai tay lên tấm gỗ dính vào ghế dùng làm bàn ăn, chân đạp loạn xạ miệng reo: Kuchen, Kuchen, bánh bánh – bé học nói rất sớm – Vừa dứt tiếng em đã kêu: NOCH (một lần nữa) và ba lần „noch noch noch“. Mai Lan hát lại và làm lại nữa, hắn vẫn còn kêu „Nữa! Nữa!“ Căn bếp nhộn tiếng cười…
Nơi ngưỡng cửa, nghe tiếng hò reo, nhìn vào thấy con mình đang làm mẹ, đang nướng bánh, vừa nướng vừa hát to, vừa làm trò dỗ con, điệu bộ ngộ nghĩnh như thế… Chợt nghĩ, thuở ấy đã bao lần mình cũng múa loạn xạ, cũng nhễ nhại mồ hôi làm bánh, cũng hát to dỗ cho con nín khóc, để có được nụ môi con cười. Thuở ấy, người mẹ này còn bé tí teo, và tôi, người mẹ ấy còn tập làm mẹ, cũng miên man trong tiếng hát tiếng ru, tiếng cười tiếng khóc, đong đưa chiếc võng, quấn quýt với nhau theo nhịp yêu thương, bàng hoàng từng phút từng giây thấy con khôn lớn… Lại thấy nơi đôi mắt to trong veo vừa khóc vừa cười của thằng bé, có tôi ngày nào như nó, hai tuổi rồi ba rồi bốn trong vòng tay của mẹ… bỗng thấy nao lòng… nhớ mẹ thuở ấy góa bụa, đơn chiếc, bốn bên đều có bốn tay con níu áo, tay bồng tay dắt… Thương quá Mạ ơi… Ngày ấy làm chi có bơ có sữa, mà sao bánh mạ thơm ngon làm cho tôi kiên nhẫn (chỉ những lúc ấy thôi) ngồi chờ bên lò lửa than… đợi mạ giáo bột làm bánh cho ăn…
Vuốt hột nổ
Đổ bánh bèo
Xao xác vạc kêu
Nồi đồng vung méo…
Không có lò nướng điện hiện đại đâu, vung méo nồi đất … Cũng không có máy đánh bột thay tay người, chỉ có hai đôi đũa bếp và đôi bàn tay. Vậy mà mạ đã hóa phép biết bao nhiêu chiếc bánh thần diệu, ngát thơm hương vị trong mồm, đến nỗi khứu giác bây giờ vẫn còn chỗi dậy khát khao khi nhớ về. Mà có là gì? Mưa đầu tháng bảy dạo ấy còn đúng hẹn về, xua đi cơn nóng lửa. Vườn cây sống lại màu xanh, bụi tre sau vườn được mưa vuốt vội vã đâm chồi, nếp thơm cũng vừa đến cữ, bình tinh cũng đã xay thành bột mới tinh. Hái mụt măng làm bánh măng cúng Vu Lan. Mụt măng mới bẻ từ bụi tre sau vườn, được bọc trong lớp vỏ phủ tơ mướt như nhung màu tim tím, vuốt tay lên là thấy êm, tôi chưa thấy có loại rau củ nào đẹp sang trọng như thế, mà lại từ một bụi tre… thứ nghèo nhất trong những cái nghèo làng quê, từ nó toát lên một thứ gì độc đáo cao sang làm cho tôi tiếc mãi khi thấy mẹ đưa dao cắt lớp vỏ, nhưng rồi lại vui tở mở được nhìn thịt măng non trắng ngần lộ ra thanh khiết, chơn chất như ngọc. Từ thuở xưa nào, ai đã nghĩ ra món bánh lạ lùng này? Lấy từ một khối „ngọc tre“ làm nên chiếc bánh. Hỏi mẹ thì mẹ bảo theo bà, hỏi bà thì bà bảo theo mẹ của bà…hỏi.. hỏi … là nghe mẹ của mẹ bà… và nếu hỏi thêm nữa thì… e chạm đến trái tim của những bà mẹ luôn sẵn sàng rung động nơi từng vị ngon của đạo nuôi nấng con người chăng? Chiếc bánh ấy ngày nay hầu như đã thất truyền, vì làm nó là cả một kỳ công. Ngày nay ai có công mà ngồi hàng giờ hàng đêm vì một món bánh nhỏ bé? Còn nhớ, quấn chân mẹ trố mắt nhìn, khi mẹ cả buổi ngồi chải măng ra từng sợi nhỏ như tóc tiên bằng chiếc lược dày (ngày xưa có hai thứ lược bằng tre, lược sưa và lược dày), trong khi nếp mới vừa xay xong đang treo trong bọc vải rỏ nước qua đêm. Quanh quẩn bên mẹ cả ngày, đến khi tóc măng đã chải hết, rồi luộc rồi rim… là lúc mắt tôi ríu lại không chịu nổi gục đầu vào lòng mẹ… Cho nên món bánh măng của mẹ, tôi chỉ học được nửa chừng… còn nửa chừng trong mơ thấy bà về cho bánh… những chiếc bánh măng vuông vức trắng trong ửng những đường gân măng vàng nhạt, được gói vuông vức đẹp mượt mà trong giấy màu hồng sen hay màu vàng trang nhã.
Chiếc bánh ấy thơm ngon đến nỗi, mãi đến chừ tôi chưa nghe chiếc bánh nào ngon thơm mùi vị tinh khiết thiên nhiên như thế… Hương nếp và hương măng quyện lấy nhau hồn nhiên không chút pha tạp một thứ hương giả tạo nào. Vị măng và vị nếp ngạt ngào thuần chất, tạo nên cảm giác khoan khoái an lành như nhiên… Cảm giác ấy đọng mãi trong ký ức của thời thơ ấu… nó hồn nhiên tinh khiết… như tình mẹ con… Mà tình ấy thời xưa cho đến thời này có khác chi nhau …
Mắt Janos long lanh nhìn chiếc bánh trong lò, e cũng như tôi dạo ấy và Mai Lan ngày ấy… ánh mắt Mai Lan nhìn con vui chiếc bánh e cũng gần như mẹ Mai Lan nhìn con thuở ấy… và chẳng khác mắt mẹ nhìn tôi, đứa con bé bỏng thuở nào… Một chuỗi mẹ con với tình thương ấm áp đùm bọc khắp bầu trời... mẹ của mẹ của mẹ của mẹ miên man vô tận trong mùa bánh ngọt hiền cho con… Nỗi trông mẹ làm cho chiếc bánh, thơm ngon dạt dào vô lượng kiếp, dù qua bao tầng địa ngục… mẹ bị đọa đày thì con vẫn tìm mẹ để mẹ trở về với con. Như chiếc bánh Vu Lan là nguồn suối mẹ vì con không dứt…
Hôm qua trời mưa một cơn giông dữ dội, sấm chớp long trời lở đất, cơn mưa tháng bảy trước Vu Lan phả hơi đất mù mịt không gian, một thứ mưa khô bằng những tia lửa và tiếng gầm, hạt mưa vừa chạm đất đã bốc hơi, như chưa bao giờ thấy ở Huế, trăng đã khuyết rồi tàn từ lâu… Trời Vu Lan đang héo úa chất độc cháy da người… địa ngục nhân gian đang đầy lo âu nghiệp chướng…
Nhưng mẹ Vu Lan, dù không tìm được mụt măng làm bánh, thì còn bột mì và sữa… Sữa mẹ vẫn dạt dào cho con… như tự muôn đời trước sau… hóa dữ làm lành…
Mùa Vu Lan Huế 2016
Viết nhớ Mai Lan và cháu ngoại Trinh Quý
THÁI KIM LAN
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.