NGUYỄN QUANG HÀ
Các bạn đi Mỹ về, hầu như ai cũng kể về một công trình độc đáo ở Washington, đó là đài tưởng niệm các chiến binh Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm không phải một tháp cao, mà là một bia đá.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà bên bia đá Washington ghi tên của 5 vạn 8 nghìn binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Việt Nam
Sự độc đáo đó gây tò mò cho người nghe, cho nên trong chuyến đi Washington vừa rồi, nơi đầu tiên chúng tôi đến thăm là đài kỷ niệm Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, khách Việt Nam đều gọi đó là tháp bút chì, bởi trông nó mỏng manh như chiếc bút chì dựng đứng. Điều đáng nói là quy định của Washington, tất cả kiến trúc ở thủ đô, không được cao hơn tháp bút chì này, nên nhà cửa ở thủ đô Mỹ rất nhẹ nhàng, mát mẻ.
Ngay sau khi đến thăm đài kỷ niệm Washington, chúng tôi đến thăm bia đá. Có thể gọi đây là bia đá, vì nó gồm những phiến đá cao l,8m ghép chặt lại với nhau tạo nên chiều dài của bia gần 100 mét. Đá màu đen, trên mặt bia khắc chữ trắng tên của 5 vạn 8 nghìn binh sĩ Mỹ đã chết trận ở Việt Nam. Ngay trước tấm bia dài ấy là con đường tuy không thật rộng, nhưng đủ không gian cho từng đoàn khách đi tham quan.
Hầu như khách đến Washington ai cũng tới thăm bia đá này, nên suốt ngày khách trên đường trước bia đá rất đông đúc. Mọi người đều đứng sát bia để đọc tên người được khắc màu trắng trên bia ấy. Và hầu như trên tay người nào cũng có máy ảnh nên chụp lia lịa, và nhờ bạn cùng đi chụp lại cho mình hình đứng bên bia để ghi lại kỷ niệm nơi mình đã đến.
Trên đường đến cả hai phía đầu bia đều có một giá sắt, đặt trên đỉnh giá là một quyển sách rất dày ghi tên đầy đủ 5 vạn 8 nghìn người trên bia. Sách được đặt trong hộp rất cẩn thận để tránh mưa gió.
Người đến thăm chỉ trỏ vào bia và nói với nhau rất nhiều chuyện. Câu được nói ra cùng một nội dung, với giọng điệu cùng một tâm trạng:
- Mỹ gây chiến với nhiều nước trên thế giới nhằm làm cho mình ngày một giàu lên để làm bá chủ thế giới. Hầu như Mỹ đã giành phần thắng hết cả, nhưng duy nhất cuộc chiến tranh Mỹ gây ra trên đất Việt Nam là Mỹ bị thua. Bia ghi tên những người chết trận này là bằng chứng cho cuộc thất bại ấy.
Người dẫn đường chúng tôi đi tham quan kể rằng Mỹ định lập tại Washington một nghĩa trang cho binh sĩ Mỹ tử trận, nhưng mất nhiều không gian quá, cuối cùng quyết định lập một đài tưởng niệm. Washington đã phát động, giống như một cuộc thi vẽ các ý tưởng về đài tưởng niệm Mỹ. Cuối cùng hình tượng bia đá này của nhà điêu khắc người Mỹ gốc Trung Hoa tên là Mai Gia đã được chọn và hình thành bia đá dài như ngày nay chúng ta được thấy.
Là những người Việt Nam, lại chính là những cựu chiến binh đã từng cầm súng đánh Mỹ, trong cuộc chiến tranh ái quốc, bây giờ lại được nghe ngay trên đất Mỹ nhận xét đó, chúng tôi nhìn nhau cười. Vì chính chúng tôi đã chứng kiến Mỹ giúp Ngụy đối đầu với dân Việt Nam, Ngụy thua, Mỹ phải đem quân sang thế chân Ngụy. Mỹ tưởng vũ khí hiện đại nhất thế giới trong tay người Mỹ sẽ bắt Việt cộng phải giơ tay đầu hàng, ai ngờ Mỹ thua, phải rút quân về thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, kết cục Ngụy đã phải cúi đầu để Việt Nam thống nhất. Ý đồ biên giới Hoa Kỳ kéo dài tới tận vĩ tuyến 17 đã thất bại hoàn toàn.
Với chúng tôi, hàng bia giữa Washington kia là một tượng đài chiến thắng. Chúng tôi nghĩ như vậy.
Chúng tôi được nghe kể lại rằng: Sau khi hàng bia kia được dựng lên phơi bày sự đau xót ấy ra giữa mảnh đất thiêng đầy nhạy cảm giữa Washington, nhiều người Mỹ thấy đau lòng, nhục nhã quá nên đề nghị chính quyền nghiên cứu lại. Trước tình hình ấy, chính quyền Washington đã cho dựng một cụm 4 tượng, có hai tượng đáng được kể, một là 3 người lính thủy quân lục chiến đang hăng hái lên đường và tượng thứ hai là một người lính Mỹ bị thương đang nằm trên tay người nữ cứu thương ngoài mặt trận.
Nguyên là người lính trên chiến trường đánh Mỹ, nay được chứng kiến toàn bộ khung cảnh đầy hoành tráng này, chúng tôi thầm hiểu phía đằng sau hàng bia và cụm tượng kia là sự phản kháng chiến tranh của nhân dân Mỹ trước biết bao cảnh đau thương mà Mỹ đã gây ra trên khắp thế gian này.
Và chúng tôi chợt nhớ, trên đất nước Việt Nam của chúng ta có tới 3000 nghĩa trang liệt sĩ, quả là chúng ta đã “sẵn sàng hy sinh tất cả để giành độc lập, tự do cho đất nước”. Đó là niềm tự hào, lòng quật cường của dân tộc ta trước bất cứ kẻ thù nào.
N.Q.H
(SH286/12-12)
Người phát ngôn của nhà xuất bản Penguin Random House Canada đã xác nhận tin Alice Munro (1931 - 2024) qua đời ngày 13/5 vừa qua tại quê hương Ontario, Canada. Bà là cây bút truyện ngắn đầu tiên, và cũng là nhà văn Canada đầu tiên đạt giải Nobel năm 2013.
NGUYỄN CHÍ NHÂN
Bài LA MARSEILLAISE đã được ROUGET DE LISLE, sĩ quan công binh đồn trú tại Strasbourg sáng tác ngày 26 tháng tư năm 1792.
A THỊNH (Đài Loan)
Thuở sinh viên, tôi được thầy kể chuyện Hồng Thừa Trù(1). Làm quan cuối thời Minh, ông đã từng nói: "Quân ân tự hải, thần tiết như sơn" (Ơn đức nhà vua mênh mông tựa biển, khí tiết bề tôi vững chãi như non).
Trí óc con người thật là thông minh và tuyệt vời, nhưng ta vẫn chưa thể hiểu nổi nó một cách tường tận. Đôi khi trí óc có thể làm được những điều đáng kinh ngạc.
NANCY REAGAN (Mỹ)
Ai theo dõi những cuộc họp cấp cao, chắc chắn sẽ nói rằng, cuộc gặp gỡ giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbachov tập trung vào hai vấn đề then chốt khác: Quan hệ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia và quan hệ giữa hai vị phu nhân của họ.
VŨ THƯỜNG LINH
NGUYỄN THỊ HIỀN LÊ - PHAN LÊ CHUNG
Motoi Yamamoto sinh năm 1966 tại Onomichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, là một nghệ sĩ đương đại có niềm đam mê nghệ thuật với sự sáng tạo kết hợp với chất liệu đặc biệt gắn liền với đời sống con người: muối.
ANNIE ERNAUX
Nobel Văn học 2022
ĐỖ QUANG HUY
Năm 2014, một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Pháp, bước ra ánh sáng. Một giờ chiều, ngày mùng chín tháng mười, Stockholm, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đưa ra thông báo ngắn gọn: Giải Nobel Văn học 2014 thuộc về Patrick Modiano.
Gia đình gốc người Liban, sinh tại Le Caire, Ai Cập (1920), học tiểu học tại quê nhà, trung học tại Paris, lại trở về Le Caire học Trường Đại học Mỹ ngành báo chí, cùng chồng chuyển sang sống tại Liban năm 1942, định cư tại Paris từ năm 1946, nhập quốc tịch Pháp và sống luôn ở đó cho đến khi qua đời (2011), Andrée Chedid đã bắc nhịp cầu nối liền hai nền văn hóa Pháp và Trung Đông bằng những tác phẩm của mình.
VÕ BÙI LÊ LAM
HÀN GIANG
Tôi thấy một nàng tiên nhỏ buồn bã
Dưới bóng cây giấy
Tôi biết một nàng tiên nhỏ buồn bã
Một đêm bị gió cuốn bay(1)
GÉRARD CHAPUIS
Judith Gautier là nữ văn sĩ Pháp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại Paris. Bà chết khi đang dàn dựng và trang trí một máng cỏ hang lừa bởi cơn nhồi máu cơ tim ngày 26 tháng 12 năm 1917 tại Saint-Énogat/Dinard, hưởng thọ 72 tuổi.
TÔ NHUẬN VỸ
Ghi chép
AK.DISKINDƠ
(Liên Xô cũ)
Xavêli Đrôdơđốp, một đạo diễn trẻ vừa mới tốt nghiệp trường Đại học sân khấu đến thành phố Dakơpersk để nhận công tác tại nhà hát kịch địa phương. Anh đến đây với những ý định dũng cảm, những kế hoạch đầy hứa hẹn và niềm hy vọng tràn trề.
LƯƠNG DUY THỨ
(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Quách Mạt Nhược 1892-1992)
Nói đến văn học Trung Quốc hiện đại không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mạo Thuẫn, Tào Ngu, Ba Kim v.v.. Quả vậy, Quách Mạt Nhược là lão gia lớn đứng ở vị trí thứ hai sau Lỗ Tấn.
HOÀNG LONG
Khi sáng tác văn chương hay một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ luôn muốn tác phẩm mình tạo ra sẽ hay để đời.