Bản hùng ca nơi Thành đồng Tổ quốc

15:53 11/08/2020

Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.

Nhà văn Nguyễn Thi và tác phẩm

“Những đứa con trong gia đình” cũng mang trong mình khát vọng khái quát ấy.

1. 

Trong Những đứa con trong gia đình, ý thức được vai trò là người truyền lửa, chú Năm đã từng nhắn nhủ hai chị em: Câu chuyện của gia đình chúng ta cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Mà con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm phù sa, nhiều nước bạc. Ruộng đồng mát mẻ sinh ra từ đấy, lòng tốt con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đều đổ về một biển. Con sông gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ngoài nước ta. Đằng sau đó, chú Năm dường như muốn gửi gắm tới hai chị em Việt và Chiến một thông điệp lớn hơn: Mỗi thế hệ đều phải gánh vác trách nhiệm với gia đình, với non sông đất nước. Cuộc trường chinh đánh Mĩ còn dài, còn gian khổ. Đó phải là cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ từ đời cha ông đến lớp lớp thế hệ cháu con.

Cao hơn thế, nhà văn Nguyễn Thi còn muốn khơi gợi lên ở người đọc về một tư tưởng mang tầm vóc khái quát: Câu chuyện về gia đình hai chị em Chiến và Việt thực chất là của tất cả các gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Đau thương, mất mát là cái hiện hữu trong từng ngôi nhà, miệt vườn, thôn xóm nhưng người dân miền Nam vẫn sống, chiến đấu kiên cường để làm nên truyền thống của mảnh đất Thành đồng Tổ quốc. Như dòng sông vươn mình ra biển cả, những con người trong gia đình Việt và Chiến luôn có ý thức kế tiếp dòng chảy truyền thống, viết tiếp những trang sử vẻ vang cho gia đình.

Hình ảnh biển cả trong câu nói của chú Năm đã trở thành biểu tượng cho Tổ quốc, dân tộc. Trong chiến tranh, số phận cá nhân gắn bó chặt chẽ, khăng khít với số phận của cộng đồng, dân tộc. Vì thế, Những đứa con trong gia đình dù chỉ viết về một câu chuyện gia đình với cuốn sổ ghi chép truyền thống nhưng nó gợi cho người đọc liên tưởng tới cả đất nước, dân tộc. Truyện viết về một dòng sông nhưng lại gợi liên tưởng tới biển cả. Truyện kể về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được một đất nước, một dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ trong chính những đau thương, mất mát!

Trở lại chiến khu. Ảnh tư liệu

2. 

Những con người xuất hiện trong Những đứa con trong gia đình đều thực sự là khuôn mặt ưu tú soi bóng cho cả thế hệ trẻ miền Nam thời đánh Mĩ. Chiến và Việt ra trận bằng sức mạnh sinh ra từ trong chính những đau thương, mất mát; từ lòng căm thù giặc và khao khát lập công để trả thù cho ba má, quê hương. Họ thực sự là những con người anh hùng của một thời máu lửa, sẵn sàng dàn hàng ngang gánh đất nước trên vai trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc. Lời nói khẳng khái của Chiến trước lúc lên đường ra mặt trận: Tao đã thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái, ra đi tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à! là lời thề quyết tâm, sắt đá mà cô đã tự hứa với lòng mình. Cô gái ấy ra trận bằng ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù, bằng ý thức sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

Việt cũng vậy. Trước lời căn dặn của chị Chiến: Chú Năm bảo, tao với mầy ra đi kì này là ra chân trời mặt bể. Xa nhà thì ráng học chúng, học bạn. Thù nhà chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu, Việt chỉ lăn kềnh ra ván, cười khì khì và bảo: Chị có bị chặt thì chặt chứ chừng nào tôi mới bị. Việt chỉ nói ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát bởi trong anh không bao giờ xuất hiện tư tưởng hèn nhát, run sợ trước kẻ thù. Ý chí ấy được tôi luyện từ khi còn nhỏ, lúc Việt đã dám đá vào chân thằng giặc chặt đầu ba mình bằng lòng căm thù dữ dội. Với Việt, ra trận là để chiến đấu, lập chiến công trả thù cho ba má, quê hương. Bởi vậy, Việt và Chiến thực sự là những biểu tượng hào hùng cho những con người miền Nam: Đảm đang, tháo vát mà kiên cường, dũng cảm; hồn nhiên, vô tư mà rất nặng nghĩa, nặng tình. Ở họ, lòng căm thù sâu sắc tội ác của kẻ thù đã trở thành những suy nghĩ, những hành động quyết liệt. Họ thực sự là những con người anh hùng đang đứng lên viết tiếp bản hùng ca của một thời đánh Mĩ!

Ảnh tư liệu

3. 

Giọng điệu bao trùm truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là những lời thề dữ dội. Thuở còn sống, má Việt đã từng nói với anh: Để tao ráng nuôi cho bay khôn lớn xem bay có làm được gì cho ba mày vui không! Chú Năm, người thân duy nhất còn lại của hai chị em cũng đã từng nói với Việt và Chiến: Câu chuyện gia đình ta cũng dài như sông. Để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó! Đó thực sự là những lời nhắn nhủ, nhắc nhở, dặn dò, giao nhiệm vụ của những thế hệ đi trước để lại cho lớp lớp cháu con.

Ý thức rõ điều đó, trong tâm thức của cả hai chị em luôn có một ý nghĩ thường trực: Phải đi bộ đội để trả thù cho ba má, quê hương và gia đình. Với họ, ý nghĩ, hành động đều dứt khoát, rõ ràng bởi cả hai chị em đều ý thức rất rõ về vai trò và trách nhiệm của thế hệ mình. Vì vậy, nhà văn Nguyễn Thi đã để cho Việt và Chiến nói rất ngắn gọn, dứt khoát. Họ đã thề, đã sống và chiến đấu xứng đáng với niềm mong mỏi, gửi gắm từ các thế hệ cha ông: Chiến đã trở thành tiểu đội trưởng tiểu đội nữ dân quân du kích Bến Tre. Còn Việt đã trở thành một anh giải phóng quân chiến đấu dũng cảm, lập được chiến công xuất sắc. 

Trong cuộc chiến đấu ác liệt với quân thù, dù bị thương nặng, bị lạc đồng đội, nằm lại một mình giữa chiến trường, giữa bốn bề quân giặc, Việt cũng không bao giờ rời tay súng, hết sức bình thản và không hề run sợ trước kẻ thù. Hình ảnh ba má, gia đình, chị Chiến và lời thề quyết tâm vào cái đêm trước lúc lên đường ra mặt trận đã giúp cậu có thêm sức mạnh để chờ đợi giây phút quyết liệt nhất của đời mình, giây phút sống chết với kẻ thù xâm lược. Một lần nữa, âm hưởng của những lời thề lại xuất hiện: Trên trời có mày, dưới đất cũng có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Mày chỉ giỏi giết gia đình tao còn với tao, mày chỉ là thằng chạy...

Đằng sau những lời thề quyết liệt và dữ dội ấy, nhà văn Nguyễn Thi muốn ca ngợi những con người anh hùng của mảnh đất miền Nam. Ông đã tập trung tất cả bút lực của mình để khắc họa hình tượng Việt và Chiến và không khí thiêng liêng của buổi sáng hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm trước lúc lên đường ra trận. Trong khoảnh khắc ấy, hai chị em đã tự hứa với lòng mình: Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Những dòng văn thiêng liêng và cảm động ấy thể hiện cho niềm tin của nhà văn Nguyễn Thi về tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông tin vào những thế hệ đi sau như Việt và Chiến sẽ đủ sức gánh vác, tiếp bước nhiệm vụ mà biết bao lớp người đi trước vẫn còn dang dở. Họ sẽ đủ sức đẩy dòng sông gia đình đi xa hơn, hòa vào biển cả rộng lớn của đất nước và nhân dân!


Theo Minh Châu - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.

  • Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.

  • Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
    Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.

  • Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.

  • “Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.

  • Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.

  • “Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

  • Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.

  • Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...

  • PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…

  • Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...

  • Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...

  • Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.

  • Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.

  • Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

  • Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

  • Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.

  • Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.