(SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.
Nghệ nhân Trương Khiếm trình tấu bản Nhã nhạc Cung Ai.
Và theo sự giới thiệu của nghệ nhân Trần Thảo, chúng tôi tìm về miền biển Thuận An thuộc huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế) để gặp nghệ nhân Trương Khiếm.
Nghệ nhân Trương Khiếm ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi những con người suốt cuộc đời bôn ba với biển cả chỉ mong kiếm được cái ăn, cái mặc. Không sống nhờ và dựa vào biển giống như những gia đình khác, gia đình ông sống dựa vào tiếng đàn, tiếng sáo của người bố khi làng, xã có tổ chức các nghi lễ thờ cúng, ma chay… Ông kể, ngày ấy gia đình ông nghèo lắm, mới lọt lòng mẹ ông đã được nghe âm thanh ọ í e từ người bố, ông cũng không biết bố mình học nhạc từ ai, chỉ nghe kể rằng, bố ông là truyền nhân của một ca công xuất thân trong chốn cung đình triều Nguyễn. Nghe thì nghe vậy chứ ông chẳng quan tâm, nhưng ông đâu ngờ những tiếng đàn tam, tỳ, nhị, nguyệt… của người bố từ lâu đã chảy trong huyết quản của ông, và như một qui luật tự nhiên, 15 tuổi ông theo bố mình để học nhạc và hành nghề. Nhờ có năng khiếu bẩm sinh, ông học đâu nhớ đấy, dần dần tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn của ông ngày một vang xa. Chính vì vậy, ở nơi đâu có trai đàn chẩn tế, có ma chay, có tế làng,… là họ mời ông cho bằng được. Đặc biệt, dù chỉ là một nhạc công nhưng ông có thể nhớ tất cả cách tiến hành các nghi lễ, thuộc tất cả các bài kinh, kệ, giai điệu tụng niệm của các vị thầy tu. Ông bảo rằng, người nhạc công khi đã cùng với thầy chùa hiện diện trong các dịp trai đàn chẩn tế tuy hai nhưng là một, bởi vì những lời tán, tụng muốn hay hơn thì phải được quyện chung trong tiếng đàn, và người nhạc công muốn réo rắt tiếng đàn để không lạc nhịp thì phải thuộc kinh kệ và nghi lễ của nhà chùa. Tuy vậy, có mấy người biết rằng, dù đã hơn một đời người đánh đàn cho các nghi lễ nhưng ông là người có đạo, bạn nghề của ông đã nhiều lần muốn hỏi, muốn chất vấn ông “cái sự lạ đời của một người làm nhạc” như ông, nhưng ông chỉ cười: “đạo nào cũng hướng con người đến chân – thiện – mỹ”.
Nghệ nhân Trương Khiếm cho biết, đã từ lâu lắm ông không còn tham gia vào các nghi lễ nữa, nhưng ông đã đào tạo được 5 người con trai của mình theo nghiệp tổ và cũng như một sự sắp đặt, cháu nội đích tôn của ông là một trong 20 nhạc công Nhã nhạc được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tuyển chọn và đào tạo theo Công ước quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) mà Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước này.
Ngày chúng tôi về miền biển Thuận An để gặp ông, ông vui lắm, bởi cũng đã lâu lắm rồi mới có người ngồi nghe ông trình tấu tất cả những nhạc cụ. Khi chúng tôi hỏi đến cái kèn bầu và bản Nhã nhạc Cung Ai, mắt ông trầm ngâm: “Bản Nhã nhạc ni buồn lắm, đó là tiếng khóc trong tang lễ của người con đối với bậc sinh thành, là tiếng nấc nghẹn ngào trong phút biệt ly, là nỗi buồn sâu thăm thẳm trong các nghi lễ hiếu hỷ của chốn cung đình và dân gian”. Tuy nhiên, người nhạc công muốn học được bài bản này phải là người có bàn tay thon, ngón tay dài. Theo lý giải của ông, cây kèn bầu – nhạc cụ dùng để thổi bản Cung Ai dài và to gấp nhiều lần cây kèn bình thường nên khoảng cách các lỗ nhạc tương ứng cũng xa hơn và nếu không có bàn tay thon với những ngón tay dài thì không thể thực hiện được bài bản này.
Đã hơn 87 tuổi, nhiều đêm nhớ nghề, ông lại tìm đến với cây đàn. Người dân sống nơi đây đã quen với chuyện “nhớ nghề” của ông Khiếm ọ í e nên chẳng ai nói gì, họ chỉ tặc lưỡi, thôi kệ, cụ cũng đã già quá rồi! Và cũng nhiều đêm như vậy, bài bản Nhã nhạc Cung Ai được ông tấu lên trong cùng với tiếng rì rầm của sóng biển Thuận An.
Từ sau khi nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích từ giã cõi đời, hằng năm đến ngày giỗ tổ của Hội ca nhạc truyền thống Huế (16/3 âm lịch) được tổ chức tại nhà thờ Cổ nhạc thuộc phường Thuận Hòa, nghệ nhân Trương Khiếm là người thay nghệ nhân Trần Kích làm chủ lễ tế (chánh bái). Đây như là một sự công nhận của đồng nghiệp đối với uy tín và trình độ nghề nghiệp của ông.
Theo baovephapluat.vn
Tối nay (25.1), vào lúc 20 giờ 5 phút, bộ phim tài liệu 12 tập “Mậu Thân 1968” sẽ lên sóng VTV1. Đạo diễn Lê Phong Lan đã trò chuyện với báo giới về quá trình thực hiện bộ phim.
Sáng 18/1/2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Thủ đô Hà Nội), Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử Vietnamnet tổ chức lễ trao giải VNR500.
Với chủ đề hướng về biển đảo quê hương, trong các ngày 17 - 19/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã tổ chức đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác theo dọc duyên hải và phá Tam Giang qua địa bàn các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tối 05/1, tại Sân vận động Tự Do Huế, gần 7000 khán giả đất Cố đô đã quên đi cái buốt lạnh của mùa đông để bùng cháy đam mê với 6 band nhạc: Black Infinity, Oringchains, KOP, Ngũ Cung, Microwave, Bức Tường trong cảm xúc RockStorm “ Khát khao đột phá”.
Tại Khách sạn Mercure (TP Đà Nẵng), Công ty Bia Huế vừa tổ chức Hội nghị Khách hàng năm 2012. Các đại lý cấp 1, ban lãnh đạo và đại diện các phòng, ban liên quan trực thuộc Công ty Bia Huế đã về dự Hội nghị này.
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa phối hợp với Ban liên lạc Cựu chiến binh truyền thống Sư đoàn 312 tổ chức chương trình giao lưu “Về chiến trường xưa – Tri ân đồng đội” nhân kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 40 năm chiến dịch phòng ngự thành đồng Quảng Trị.
Chiều ngày 03/01, tại 26 Lê Lợi ( Huế), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Bộ sách do nhà nghiên cứu Triều Nguyên ( Hội Văn nghệ dân gian) biên soạn và Nhà xuất bản Thuận Hóa cấp phép. Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cũng đã đến tham dự với buổi ra mắt.
Cuộc thi đã nhận được tổng cộng 58 tác phẩm của 39 tác giả, và tác phẩm "Bước chân lầm lỡ" của tác giả Kim Vàng ( hội viên Hội Sân khấu tỉnh) đã đạt giải Nhất về Kịch bản tuyên truyền của cuộc thi.
Chiều 26/12, UBND Thành phố Huế đã tổ chức họp báo về tình kinh tế xã hội thành phố năm 2012 và Festival Nghề truyền thống Huế 2013.
Sáng 18/12/2012, tại 22 Lê Lợi - Huế, Sở GD&ĐT tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Ủy quyền của Cambridge ESOL tại Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo: “Dạy tăng cường tiếng Anh và tổ chức cho học sinh Tiểu học và THCS tham gia dự thi lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge ESOL (Đại học Cambridge – Vương quốc Anh) liên thông với 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu”
Tại khu di tích lịch sử và cách mạng Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế- 1945, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng TT Huế vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa cho Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu
Trung tâm BTDT Cố đô Huế vừa phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh TT- Huế tổ chức công bố chương trình kích cầu du lịch “Di sản Huế- Tuần lễ của du khách” năm 2012
Nhân Kỷ niệm 10 năm ngày mất Họa sỹ Bửu Chỉ, nhiều hoạt động tưởng niệm đã diễn ra ở Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Huế, Tạp chí Sông Hương, công ty Văn hóa Phương Nam và New space Art Foundation đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Gọi tìm xác đồng đội” của nhà thơ Trần Vàng Sao được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 7/2012.
Sáng ngày 12/12, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2012 đã họp báo công bố những kết quả bước đầu của Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Sáng ngày 10/12/2012, lễ khởi công Công trình Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn tại Huế đã được tổ chức tại 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế.
Tại tại buổi họp sáng 10/12/2012, Kỳ họp thứ V, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, đã biểu quyết thông qua tên cho cầu đường bộ qua sông Hương (vừa được khánh thành cuối tháng 8 năm 2012) là Cầu Dã Viên.
Quan Tượng Đài hiện nằm ở điểm giao nhau giữa đường Ông Ích Khiêm và đường Tôn Thất Thiệp và là đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Liên hoan hợp xướng và Hội thi hợp xướng Quốc tế do tổ chức Interkultul (Đức) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức và sẽ diễn ra tại Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (Số 1 Hà Huy Tập – TP Huế).
Ngày 26/01/2012, UBND thành phố Huế đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế.