Bản công-xéc-tô vĩnh biệt

16:39 22/07/2009
JEAN-CLAUDE GUILLEBAUDLà một nhà báo - nhà văn Pháp thuộc “thế hệ Việt Nam”, thế hệ những người Pháp mà dấu ấn của cuộc chiến Đông Dương đã và sẽ in đậm trong suốt cuộc đời. Ông có mặt ở Việt Nam vào nhiều mốc lịch sử trước 1975, và từ đó ý định trở lại đất nước Việt Nam vẫn luôn thôi thúc ông. Cuốn “Cồn Tiên” được viết sau chuyến đi Việt Nam từ Nam chí Bắc của ông năm 1992. Bản Công-xéc-tô vĩnh biệt này, có thể nói, nó là nỗi ám ảnh của người pháp về Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Hiện Guillebaud đang công tác tại Nhà Xuất bản Le Seuil (Paris).

J.C Guillebaud - Ảnh: paperblog.fr

Thoạt tiên đó là một trò chơi, một câu pha trò chẳng có tác dụng gì khác hơn là khiến Raymond và tôi mỉm cười. Chúng tôi mang theo trong hành lý của mình bản Công-xéc-tô vĩnh biệt của Georges Delerue, bản nhạc được sáng tác cho cuốn phim Điện Biên Phủ của Pierre Schoendoerffer. Cuốn phim vừa được công chiếu vào thời điểm chúng tôi lên đường sang Việt Nam. Trong rạp chiếu phim góc phố Odéon, nơi tôi đến xem một mình, những hạt nước mắt của tôi đã tuôn ra, đột nhiên và bất ngờ đến mức tôi phải đợi một lúc sau khi cuốn phim kết thúc mới có thể bước ra đại lộ Saint-Germain. Hai mắt tôi đỏ hoe, thật là ngốc. Tôi hơi xấu hổ về cảm xúc đột ngột đã thắt nghẹn cổ họng tôi đó. Tôi không kể lại cho những người chung quanh nghe về việc này. Tôi đã tỏ vẻ thư thái khi nói rằng cuốn phim "không tệ" mặc dù hơi "máy móc trong kết cấu". Nhưng rồi tôi đã nhanh chóng đi mua cuốn băng nhạc gốc của phim.

Điều đó diễn ra hai ngày trước khi tôi lên máy bay. Tôi đã nhét vào va li của mình cuốn băng vừa thoáng nghe qua đó.

Toàn bộ câu chuyện bắt đầu trước khi đến Đà Lạt một chút. Chúng tôi đã tạm dừng chân trong một ngôi làng và gọi trà đá ở hiên một quán giải khát nhỏ làm bằng tre. Chúng tôi ngồi trên những chiếc ghế thủ công thấp như ghế búp bê. Những chiếc xe bò và những hàng xe đạp đi trên đường ném về phía chúng tôi những đám mây bụi đỏ. Nhiều người dừng lại để nhìn chòng chọc vào mặt chúng tôi. Từ bao lâu rồi họ không nhìn thấy những du khách phương Tây? Như thường lệ, một máy cát xét to tướng đang hoạt động ầm ĩ làm chúng tôi đến vỡ tai. Những thanh niên trong quán tưởng sẽ làm chúng tôi thoả mãn khi cho phát những bài hát Mỹ và nhạc hard rock. Những tiếng kèn bát dội vào lồng ngực chúng tôi như những cú đấm. Thật đinh tai và khó chịu.

Khi đó, tôi đã nhớ đến cuốn băng nhạc của Delerue đang ở trong hành lý của mình. Tôi đi lấy nó và đưa cho những thanh niên trong quán giải khát với vẻ quyền uy. Ngay tức khắc, họ tắt cái thứ musica đáng ghét của họ để mở bản nhạc của riêng tôi. Chính lúc đó, và chỉ vào lúc đó mà thôi, chúng tôi mới hiểu ra vì sao quang cảnh đó lại mang một vẻ khác thường. Chúng tôi là hai người Pháp đang ở ngay trong lòng đất nước Việt Nam và chúng tôi đang lắng nghe đến đinh tai nhức óc, ngay ở trung tâm một ngôi làng Lang Bian, cuốn băng nhạc gốc của phim Điện Biên Phủ, điệp khúc ám ảnh với những khúc đoạn đọc tấu vĩ cầm đã nhịp theo những bước chân của đạo quân viễn chinh đi dần xuống địa ngục.

Dĩ nhiên đám thanh niên hỏi tôi cái âm nhạc kỳ lạ, khác một cách cơ bản đến như thế với nhạc trống của họ là thứ âm nhạc nào. Tôi gợi ý để bà D. (1) giải thích rõ ràng cho họ biết đó là nhạc gì. Tôi ngóng xem họ phản ứng ra sao. Một vẻ nghiêm trang, cái gật đầu ra vẻ thấu đáo, vẻ chăm chú rõ ràng là trân trọng. Thật ra, thì chẳng có gì là thật rõ rệt. Nụ cười khô cứng của họ đúng ra có ý nghĩa gì? Họ có biết ơn chúng tôi hay không về việc chúng tôi đã lắng nghe trước mặt họ âm nhạc biểu trưng cho một thắng lợi của đất nước Việt Nam? Hay ngược lại họ đánh giá là thật khó chịu khi phải cùng những người nước ngoài nghe nhắc lại một sự kiện "anh hùng" đã từng được các nhà tuyên truyền cộng sản triệt để khai thác? Tôi không hiểu được một chút nào về chuyện ấy. Ở Việt Nam, nụ cười có khi còn bí hiểm hơn cả sự im lặng.

Kể từ "buổi diễn đầu tiên" đó ở gần Đà Lạt, Raymond và tôi đã không ngừng nghe bản nhạc Công-xéc-tô vĩnh biệt, từ chặng dừng này đến chặng dừng khác, với cảm giác đang tiến hành một công cuộc tìm kiếm. Chúng tôi mở băng nhạc của mình ở những nơi chốn quá đáng nhất: bên thềm khách sạn Thống Nhất ở Phan Rang, trong một quán cóc dọc trên đường đến Qui Nhơn, trong nhà hàng của Khách sạn Vĩnh Đông ở Nha Trang, ở một quán cà phê lộ thiên ở Đà Nẵng... Mọi người im lặng để lắng nghe, có khi còn mỉm cười với chúng tôi. Việc đó bây giờ đã trở thành thông lệ. Khi tôi quên việc hành lễ đó, thì Raymond, với vẻ gần như nhạo báng, lại nhắc tôi trở lại với công việc: "Mang băng cát xét ra đi!" Tất nhiên là chúng tôi nói đùa: "Cuối cùng rồi cả nước Việt Nam sẽ nghe bản nhạc này." Nhưng "trò chơi" đó thực ra không vô tư đến thế.

Tôi lên mười tuổi khi đồn trấn thủ ở Điện Biên Phủ bị đánh bại. Ở khu nội trú Villard-de-Lans, người ta đã tập trung tất cả các lớp trong phòng ăn để dành một phút mặc niệm. "Hôm nay là một ngày tang tóc cho nước Pháp.", ông Hiệu trưởng nói. Chúng tôi không hiểu rõ lắm đó là chuyện gì nhưng, là con em của những người lính, theo bản năng tôi cũng đã khóc. Và khóc thật lâu. Đối với tôi từ ngữ "tang tóc cho nước Pháp" là không đảo ngược được. Thế rồi, năm tháng trôi qua, tôi đã chôn vùi kỷ niệm đó trong sâu thẳm lòng mình. Tuy vậy, sau đó, khác với những người chung quanh, tôi đã không bao giờ chịu đựng được thái độ chống quân sự cợt nhã của những năm sáu mươi và bảy mươi, sự khinh thị của những "nhà chính trị", vẻ châm chọc của những trí thức thực ra là những người thân thuộc của tôi. Có cái gì đó trong tôi đã khiến tôi đứng về phía những người đã trả giá sòng phẳng cho những niềm tin của mình. Một thái độ khoan dung đối với những người lính, ngay cả khi họ thất trận, tràn ngập trong tôi khiến tôi không thể ghét bỏ những kẻ bất tài và sự ngu ngốc của các đội quân đồn trú. Nhưng tôi không thích ai mai mỉa về sự bí hiểm của chiến tranh, có thế thôi. Điều đó không khớp lắm với phần còn lại của cuộc đời tôi. Thây kệ. Tôi đã phải sống thích nghi, bằng mọi giá, với "mâu thuẫn" đó. Có lẽ tôi trở thành nhà báo là để giải quyết mâu thuẫn đó theo cách của mình: vừa ở phía bên này lại vừa ở phía bên kia; dùng ngôn từ nhưng gần với sự việc; quen thuộc với các bài diễn văn, nhưng cũng không xa những hạt nước mắt.

Tôi thường vấp phải sự nhập nhằng đó vào những năm bảy mươi ở Sài Gòn, khi tôi thực sự bước vào một cuộc chiến tranh.

Từ khi trở lại Việt Nam, tôi hiểu rõ hơn vì sao tâm hồn tôi đã bị xáo trộn đến nhường ấy khi xem phim Điện Biên Phu. Không chỉ do tính cách thống thiết của sự chiến bại, nỗi xé lòng của cảnh quy hàng và sự khiếp sợ của những binh đoàn hàng quân. Được quay ngay tại Việt Nam, với sự tham gia của quân đội cộng sản và những cựu "Việt Minh", cuốn phim mong muốn được là bản phác thảo của những cuộc tìm gặp lại diễn ra ở bên ngoài Lịch Sử, một cánh tay từ chiến tuyến này chìa sang chiến tuyến kia. Chỉ với sự hiện hữu của mình, nó cũng chứng minh được rằng con đường đó là có thể áp dụng được. Ít ra thì tôi cũng đã tiếp nhận nó như thế. Thế là, tự dưng hai nửa của tôi dường như có thể gặp lại nhau. Người ta có thể khóc lên được vì những điều nhỏ nhoi hơn thế...

Thế là từ Đà Lạt trở đi, chúng tôi không thôi giám sát phản ứng của người Việt Nam. Nhưng sự mong đợi, sự nóng lòng đó không thật phải lẽ. Trong khi vội vã chúng tôi đã quên mất điều cốt yếu. Ý tưởng đó chợt đến với tôi khi tôi khám phá ra một vẻ buồn chán trên mặt hai cô bé phục vụ tại khách sạn Điện Lực ở Đà Nẵng. Điều cốt yếu, chính là bề dày không lường được của thời gian trôi qua. Nói tóm lại, chúng tôi đã không cưỡng lại được trước căn bệnh ảo giác muôn thuở của người du khách, đó là: khi tạm dừng chân ở nơi nào đó trên thế giới, chúng ta đã làm như thể thời gian "địa phương", một thứ công cụ tiền tệ không chút giá trị, đã dừng lại khi chúng ta ra đi và hoạt động trở lại ngay ở thời khắc chúng ta quay về đó. Chúng ta đã phản ứng như thể Lịch Sử ngưng bước ở những đất nước mà chúng ta rời xa và chờ đến lúc chúng ta trở về để tiếp tục dòng chảy của nó. Như thể là thế giới chờ đợi được chúng ta bình chọn để có thể thực sự tồn tại, như Châu Mỹ đã đợi đến lúc được Colomb khám phá để có thể là Châu Mỹ. Tội lỗi xưa cũ của Châu Âu, mánh khoé của lòng kiêu hãnh và của việc du hành...

Bằng chứng là tôi đã cần một nỗ lực tư duy và một thao tác tính nhẩm trước khi nhận ra điều này: đối với những thanh niên Việt Nam, trận chiến Điện Biên Phủ cũng lùi xa trong quá khứ như trận chiến Verdun đối với chúng tôi, khi chúng tôi ở vào độ tuổi của họ. Chẳng là gì khác hơn một ngày tháng được đưa vào sách giáo khoa, giai đoạn đã nguội lạnh của một bài lịch sử được học nằm lòng ở trường. Vào tuổi hai mươi, chúng tôi có xúc cảm gì đâu, khi được nghe kể về những người lính của thế chiến thứ nhất, ở các trận Éparges hay Chemin des Dames?

Sự thật, thì những người Việt Nam chúng tôi đã gặp trên đường chẳng có gì đáng để nói về bản nhạc Công-xéc-tô vĩnh biệt của chúng tôi. Hãy cứ cho là họ bất cần đi. Và như thế cũng là tốt.

Phạm Thị Anh Nga dịch
(La Colline des Anges - “Cồn Tiên”, 1992)
(182/04-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHAN THỊ THU QUỲ(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)

  • LÊ KHAI           Bút kýAnh đưa tôi một tờ giấy cuộn tròn và nói: Tuần qua tôi đi tìm mộ liệt sĩ ở Truồi (huyện Phú Lộc). Tìm một mộ mà phát hiện ra tám mộ. Buồn! Tôi làm bài thơ. Anh xem và chữa giúp. Cả đời tôi chưa quen làm thơ.  Anh chào tôi rồi vội vã về vì đang có việc cần.

  • HÀ KHÁNH LINH            Trích Hồi ký… Mùa xuân 1967, địch tăng cường đánh phá suốt ngày đêm, ngày một ác liệt hơn. Các trạm khách dọc tuyến đường 559 không ngày nào không bị đánh trúng hoặc B52 hoặc bom tọa độ, hoặc pháo tầm xa. Ngày nào cũng có thương vong. Có những đơn vị trên đường hành quân vào Nam chưa đến địa điểm tập kết đã bị đánh tơi tả, chỉ còn sót lại vài người. Các cơ quan đơn vị đóng chung quanh khu vực phần nhiều đã bị đánh trúng.

  • TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ                                        Tạp bútNhư nhân duyên, như định mệnh, cuộc đời tôi như thu hết vào trong một chung trà. Tuổi thơ đã qua, bây giờ và sẽ mãi mãi, cuộc đời tôi luôn vương vấn một hương trà. Tôi thường hay nói đùa cùng bằng hữu rằng sinh ra và lớn lên được ướp trong hương trà, tôi cũng chỉ mơ một ngày về thiên cổ được vẫy tiễn linh hồn bằng một chén trà ngon, được chôn theo cùng là một bộ ấm trà quý nhất và được vẫn cùng người “hồng nhan tri kỷ” đồng ẩm tương phùng ở thế giới bên kia!!!

  • TRẦN KIM HỒĐảo Cồn Cỏ là vọng gác tiền tiêu, là con mắt của Vĩnh Linh - khu Vĩnh Linh là tiền đồn của miền Bắc XHCN, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam; do đó đảo Cồn Cỏ có vị trí vô cùng quan trọng, mặc dù diện tích chỉ có 4km2. Mât Cồn Cỏ, miền Bắc XHCN trực tiếp bị uy hiếp, nhất là vào lúc nguỵ quyền Ngô Đình Diệm không ngớt hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến; đế quốc Mỹ từng trắng trợn tuyên bố biên giới Hoa kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGHai cái máy lạnh hai cục trong căn phòng 40m2 của nhà hàng Hoa Chuối cộng với cả trận mưa chiều đột ngột tầm tã không làm dịu được sức nóng từ tấm thịnh tình của gần 50 cộng tác viên thân thuộc của tạp chí Sông Hương tại thủ đô Hà Nội.

  • TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, 60 năm qua là một chặng đường đặc biệt. Chưa bao giờ dân tộc ta phải đương đầu với nhiều thử thách đến như thế, phải chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù đến như thế. Pháp rồi Nhật, Tưởng và Anh; hết Mỹ đến Khơmer “đỏ”... Kẻ thù và đau khổ nhiều đến mức tưởng chừng như đất nước Việt Nam được tạo hoá sinh ra là để cho các loại kẻ thù nhòm ngó, tìm mọi cách thôn tính.

  • NGÔ MINHTừ tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết cho đến cuối năm 1964 đôi bờ giới tuyến Hiền Lương lặng im tiếng súng, nhưng đây là 11 năm diễn ra cuộc đối đầu văn hóa nóng bỏng, quyết liệt nhất giữa ta và địch.

  • PHAN THỊ THU QUỲ Trên bờ Hương Giang êm đềm, có ngôi nhà nhỏ tôi được sinh ra ở đó. Hằng ngày tung tăng cắp sách đến trường Đồng Khánh, tôi cũng nhảy nhót trên bờ Hương Giang. Lớn lên tôi hoạt động nội thành thường đến hò hẹn bên cây phượng vỹ trước cửa Thượng Tứ, nơi đó là địa điểm giao nhận những “gói nhỏ”, để nhận công việc và để nhớ mật hiệu. Cho nên trên bờ Hương Giang tôi đã ngắm dòng sông thơ mộng với tôi gắn bó biết bao từ tuổi ấu thơ cho đến bước  vào đời.

  • NGUYỄN VĂN VINH                         Bút ký Thôn Hiền An, xã Vinh Hiền là một thẻo đất cát bạch sa cuối phá Tam Giang phía Bắc vào. Như một ốc đảo ba bề, bốn bên là nước, nếu không có đường 49B chạy dọc phá đến cùng đường, tận biển. Và mỗi ngày, hai chuyến xe đò chở khách cùng mấy chục chuyến đò ngang phá qua lại Lộc Bình đem chút xôn xao thị tứ, phố chợ về với thôn, xã thì Hiền An càng xa xôi heo hút.

  • TRẦN HOÀI                  Ghi chépThung lũng A Lưới chạy dài theo hướng Bắc Nam đến vài chục km. Đó là một thung lũng đẹp, là một vị trí quân sự chiến lược, là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến vừa qua...

  • LÊ BÁ ĐẢNGBạn của tôi rất nhiều. Năm ba bạn mà tôi nhắc nhở ra đây phần nhiều là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư còn nghệ sĩ thì chất cả đống.

  • NGUYỄN THẾ QUANGMùa hạ, trời Bát Tam Boong trong xanh. Những hàng cây thốt nốt lặng lẽ kiêu hãnh xòa những tán lá xanh che mát cả khu đồi. Trong căn nhà của sở chỉ huy Sư 179 quân đội Cămpuchia, trung tá Nguyễn Văn Du chuyên gia của bộ đội Việt Nam cởi thắt lưng ra treo khẩu K54 lên vách. Anh vui mừng trước khả năng chiến đấu ngày càng tốt của quân đội bạn. Trận đánh trả lực lượng quân đội Thái Lan bảo vệ sáu nghìn dân tị nạn ở chòm Rumthumây diễn ra nhanh chóng.

  • TỐ HỮU        Trích chương V, hồi ký Nhớ lại một thời

  • VÕ MẠNH LẬP            Ghi chépTrong những ngày tháng ba, hai lẻ sáu trời Hà Nội đẹp và dễ chịu. Cái nắng vàng phủ tràn thành phố, tôn màu của cây thêm xanh biếc, ngói trên các mái nhà như thắm thêm lên, đường phố đi lại thanh thoát và đặc biệt có chút se lạnh vào sáng sớm như sợi tơ vương của hơi thở cuối mùa đông còn lưu sót lại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                          Bút kýMã Yên là tên trên bản đồ của một ngọn núi, còn dân địa phương thì gọi đó là núi Yên Ngựa. Núi Yên Ngựa là một trong những ngọn núi ngoài cùng về phía Đông của dãy Trường Sơn.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                         Bút kýNắng chiều vàng trải dài trên những hàng bia trắng như mơ, như kỳ ảo. Đi trong nghĩa trang tôi có cảm giác mình như đang ngỡ ngàng, có cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ khi hàng hàng những bia trắng dài kia không có một nét mực ghi tên. Đó là những tấm bia vô danh.

  • NGUYỄN TRI TÂMNgười kể chuyện phải lục tìm những tấm ảnh lưu niệm để nhớ chính xác hơn. Sau tấm ảnh đen trắng cỡ 18x24, tướng Hoàng Văn Thái kí tên và ghi rõ “Thân tặng đồng chí trung tá Lương Văn Chính, người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, huyện đội trưởng huyện đội Điện Biên. Kỉ niệm ngày lên thăm Điện Biên 3-4-1984”.

  • TẤN HOÀIHưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhĐêm đó, Bác nghỉ lại tại Cọt Mạ - một thị trấn nhỏ của Trung Quốc, thị trấn nhỏ như một bản miền núi miền nam Trung Quốc, có một cái chợ nhỏ, cách biên giới Việt Nam khoảng trên bốn cây số. Tất nhiên, đó là một cơ sở của cách mạng Trung quốc. Hôm sau, Bác về nước cùng với những đồng chí Việt Nam đi đón Bác trong đó có Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Bằng Giang. Những người này về sau trở thành cán bộ lãnh đạo của khu tự trị Việt Bắc. Bác về đúng vào tháng 2 năm 1941. Bác đã ghi trên một phiến đá trong hang Cốc Bó, nằm trong khu vực Pác Bó. Gia tài Bác chỉ có một chiếc va li cũ đan bằng mây, bên cạnh một chiếc máy đánh chữ mà Bác luôn luôn xách bằng tay.

  • HOÀNG QUỐC HẢI                        Bút kýVì sao khi Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) được nước, cung điện nơi thành Hoa Lư các vua Đinh, vua Lê dựng như “điện Bách Bao thiên tuế, cột điện dát vàng, dát bạc làm nơi coi chầu, bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc, lợp bằng ngói bạc...”, lâu đài điện các như thế, tưởng đã đến cùng xa cực xỉ.