VĨNH QUYỀN
Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.
Minh họa: Bửu Chỉ
Trương cả mừng, mở kho mộ binh, dựng cờ dưới chân núi Ngọ. Văn nhân dưới trướng tra lục sử sách, tìm ra tên chữ của núi. Từ đó, trong vùng phải gọi Ngọ thành Nghĩa.
Nghe các sứ quân đều có bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, Trương ngày đêm ăn ngủ không yên, những mong được hơn người. Chờ mãi chẳng thấy duyên kỳ ngộ, Trương đành gọi thợ giỏi, lệnh rèn kiếm sắc. Hỏi:
- Bao lâu thì xong ?
- Thưa ba năm.
- Chậm quá chăng ?
- Nhưng tướng quân không cần thuật luyện kiếm. Việc đánh giết đã có thủ hạ lo, cần gì kiếm sắc ?
- Bảo kiếm là vật trấn quốc thời loạn.
- Vậy ngài cần kiếm linh chứ không phải kiếm sắc.
- Kiếm sắc mất ba năm, huống chi kiếm linh ?
- Không, xin tướng quân chuẩn bị, ngày mai tôi dâng kiếm linh !
Lễ đón kiếm rầm rộ, uy nghi. Khi chỉ còn hai người, Trương xem kiếm, cả giận :
- Sao bằng gỗ ? Mi khinh ta đến thế à ?
- Thưa, đã linh thì hà tất gỗ, thép ?
- Thế linh ở chỗ nào ?
- Thưa, việc đó đã có bọn văn nhân lo liệu !
Hiểu chuyện, Trương cả mừng, đổi giận làm vui, ban thưởng hậu hỉ, lại cho con trai thợ rèn theo hầu dưới trướng.
Thơ phú ca ngợi kiếm linh của Trương động chủ loan truyền gần xa. Kẻ sĩ khắp nơi lục tục tìm đến dưới cờ. Tất nhiên chưa một ai được tận mắt thấy sức kiếm ra sao.
Mấy năm sau, Trương thống nhất được thiên hạ, dựng nghiệp đế. Kiếm được thờ nơi võ miếu trang nghiêm.
Lại nói chuyện con trai thợ rèn. Y được nuôi dạy trong tướng phủ, thành một văn nhân, giữ chân tế tửu, hết lòng phụng sự đế nghiệp. Gặp kỳ khánh thọ, tế tửu làm bốn bài thơ liên hoàn tán dương ân đức nhà vua. Lại dành hẳn một bài cho kiếm. Lúc ấy thợ rèn ốm nặng. Tế tửu là người hiếu thảo, vừa chăm sóc cha vừa làm thơ. Nghe con trai ngâm ngợi, thợ rèn gọi lại bên, trăn trối:
- Trong đời, ta quý nhất văn nhân, mà cũng khinh nhất văn nhân. Vì sao thì ta không rõ. Có điều con chớ làm thơ như thế. Trước khi nhắm mắt, ta muốn nói sự thật. Kiếm thờ trong võ miếu chẳng qua là một cây gỗ vô dụng!
Thợ rèn chết rồi, con trai suy kiệt. Phần khóc cha, phần xót mình. Lấy cớ thọ tang, tế tửu xin miễn dự lễ chúc thọ vua. Cũng từ đó, y ngày đêm chìm đắm trong men rượu, lại làm thơ ám chỉ thực chất của trấn quốc bảo. Có đám văn nhân vốn ganh ghét từ lâu, bài thơ bị tố giác.
Án xử ngay tại võ miếu. Vua bảo:
- Ta chém mi bằng kiếm thờ, xem có thực bằng gỗ không !
Nhác trông ánh thép quý loang loáng trên đầu, viên tế tửu cả sợ lại cả mừng.
5-89
V.Q
(TCSH42/04&05-1990)
CHÂU SA
Tôi ngủ nhiều hơn từ khi thời tiết vào thu. Trong mơ, tôi thấy mình đang chạy trên cánh đồng mùa lạnh. Tôi trèo lên gò đất, nhìn ra xa và thấy một đàn chuột nối đuôi nhau bò về phía rìa cánh đồng.
ĐÀO QUỐC MINH
QUÁCH THÁI DI
Hai tháng nghỉ phép cộng với số tiền thưởng khá lớn, tôi lên đường đi du lịch. Tôi dự định sẽ dừng chân ở Helsinki để thăm đứa em gái rồi sẽ đi tiếp.
TRU SA
Tôi và Đán tìm được chỗ nghỉ chân tạm thời. Đấy là một thị trấn nhỏ. Nền công nghiệp vẫn chưa hoàn toàn khống chế nơi này nên tôi có thể yên tâm với các lọ nước mắm, cá tươi không dán bao bì.
NGUYỄN HOÀNG MAI
Nắng vàng lấp lóa trải khắp mặt biển, cậu bé với mái tóc xoăn đen nhánh cứ đi bộ trên bờ cát dài nhấp nhô.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Xưa, về phương Nam có một chàng trai, mặt mày thanh tú, tính nết hồn hậu, tuổi trạc đôi mươi. Chưa có người gá nghĩa trăm năm nên cây xanh còn lẻ bóng. Tên chàng là La Hồng Phượng.
NGUYÊN NGUYÊN
Nếu như ở P vào những năm 20 thế kỷ trước, khi đó, tôi hãy còn là tên bồi bàn ở La Closerie des Lilas, nơi Ernest thường qua lại uống rượu và ngồi viết văn.
NGUYỄN THỊ ẤM
Một lần tôi quá bộ đến nhà một viên bác sĩ. Ông vốn là bạn cũ, nay làm việc tại một bệnh viện lớn trong thành phố. Ông kể một câu chuyện như sau:
BẠCH LÊ QUANG
1.
Trà nương Nguyên Xuân nhìn xa, nhìn thật xa, nơi có mấy dặm sơn khê mây phủ... Nắng chiều phủ bóng mảnh vườn hong hanh mùi hương Nguyệt Quế sau mưa, sau những dòng tuế nguyệt thênh thang ở xứ này, hai mùa mưa và nắng.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
“Từ khi tôi được sinh ra”.
LÊ THỊ KIM SƠN
Những đầm đìa sương gió đó nào ai biết cho chăng? Mà có biết cũng chả để làm gì, bởi tự ta hiểu, tự dòng sông và chiếc đò này hiểu.
HOÀNG THU PHỐ
TỐNG PHÚ SA
Bây giờ lão nằm đó, thiêm thiếp trên tấm phản bằng bìa của những cây xoan mà lão tự đóng bằng chiếc dao cùn gỉ. Tấm thân gầy trơ xương dán bẹp xuống manh chiếu cói đã rách bươm.
THANH TÙNG
Thân yêu tặng đồng đội nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn
LÊ MINH PHONG
Thêm một lần nữa những người đàn ông đó lại đến nhà. Họ nói với tôi về tình yêu, về lòng trắc ẩn và về những sự vụ nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí.
SƯƠNG NGUYỆT MINH
Ngõ phố nhỏ lòng vòng, chật hẹp. Miên vừa ép xe đạp Thống Nhất vào bên tường nhà ẩm ướt rêu xanh mọc tránh một ông ba Tầu gánh hàng tào phớ thì lại đụng phải chị gánh hàng hoa bán rong.
ĐẶNG THÙY TIÊN
Tôi nhẹ nhàng lách cửa đi vào. Giờ này hẳn Ngài1 đã đi nằm. Tôi phải cố gắng nhất có thể để không làm phiền Ngài trong lúc nghỉ ngơi.
VIỆT HÙNG
Bây giờ thì ở Việt Nam đã có "Đài hóa thân hoàn vũ" (nói đơn giản là lò thiêu những xác chết).
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
- Thôi, hai bà cháu về đi không mưa ướt hết!
CÁT LÂM
1. “Về thôi mẹ ơi, nơi đây đã chẳng còn gì ngoài đống đổ nát nữa rồi. Về với gió Hồ Tây để nghe lồng lộng trong buổi mùa đông như mẹ kể. Về với đàn sâm cầm nhởn nha mặt nước. Chẳng có gì cho mình cả, chỉ trừ có nỗi dằn vặt mỗi ngày một nhiều hơn. Về thôi mẹ ơi, về với bà ngoại, ông ngoại, để một lần con được biết mình vẫn còn có họ hàng, có quê hương.”