Bài thơ kiếm sắc

09:53 06/06/2017

VĨNH QUYỀN

Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.

Minh họa: Bửu Chỉ

Trương cả mừng, mở kho mộ binh, dựng cờ dưới chân núi Ngọ. Văn nhân dưới trướng tra lục sử sách, tìm ra tên chữ của núi. Từ đó, trong vùng phải gọi Ngọ thành Nghĩa.

Nghe các sứ quân đều có bảo kiếm, chém sắt như chém bùn, Trương ngày đêm ăn ngủ không yên, những mong được hơn người. Chờ mãi chẳng thấy duyên kỳ ngộ, Trương đành gọi thợ giỏi, lệnh rèn kiếm sắc. Hỏi:

- Bao lâu thì xong ?

- Thưa ba năm.

- Chậm quá chăng ?

- Nhưng tướng quân không cần thuật luyện kiếm. Việc đánh giết đã có thủ hạ lo, cần gì kiếm sắc ?

- Bảo kiếm là vật trấn quốc thời loạn.

- Vậy ngài cần kiếm linh chứ không phải kiếm sắc.

- Kiếm sắc mất ba năm, huống chi kiếm linh ?

- Không, xin tướng quân chuẩn bị, ngày mai tôi dâng kiếm linh !

Lễ đón kiếm rầm rộ, uy nghi. Khi chỉ còn hai người, Trương xem kiếm, cả giận :

- Sao bằng gỗ ? Mi khinh ta đến thế à ?

- Thưa, đã linh thì hà tất gỗ, thép ?

- Thế linh ở chỗ nào ?

- Thưa, việc đó đã có bọn văn nhân lo liệu !

Hiểu chuyện, Trương cả mừng, đổi giận làm vui, ban thưởng hậu hỉ, lại cho con trai thợ rèn theo hầu dưới trướng.

Thơ phú ca ngợi kiếm linh của Trương động chủ loan truyền gần xa. Kẻ sĩ khắp nơi lục tục tìm đến dưới cờ. Tất nhiên chưa một ai được tận mắt thấy sức kiếm ra sao.

Mấy năm sau, Trương thống nhất được thiên hạ, dựng nghiệp đế. Kiếm được thờ nơi võ miếu trang nghiêm.

Lại nói chuyện con trai thợ rèn. Y được nuôi dạy trong tướng phủ, thành một văn nhân, giữ chân tế tửu, hết lòng phụng sự đế nghiệp. Gặp kỳ khánh thọ, tế tửu làm bốn bài thơ liên hoàn tán dương ân đức nhà vua. Lại dành hẳn một bài cho kiếm. Lúc ấy thợ rèn ốm nặng. Tế tửu là người hiếu thảo, vừa chăm sóc cha vừa làm thơ. Nghe con trai ngâm ngợi, thợ rèn gọi lại bên, trăn trối:

- Trong đời, ta quý nhất văn nhân, mà cũng khinh nhất văn nhân. Vì sao thì ta không rõ. Có điều con chớ làm thơ như thế. Trước khi nhắm mắt, ta muốn nói sự thật. Kiếm thờ trong võ miếu chẳng qua là một cây gỗ vô dụng!

Thợ rèn chết rồi, con trai suy kiệt. Phần khóc cha, phần xót mình. Lấy cớ thọ tang, tế tửu xin miễn dự lễ chúc thọ vua. Cũng từ đó, y ngày đêm chìm đắm trong men rượu, lại làm thơ ám chỉ thực chất của trấn quốc bảo. Có đám văn nhân vốn ganh ghét từ lâu, bài thơ bị tố giác.

Án xử ngay tại võ miếu. Vua bảo:

- Ta chém mi bằng kiếm thờ, xem có thực bằng gỗ không !

Nhác trông ánh thép quý loang loáng trên đầu, viên tế tửu cả sợ lại cả mừng.

5-89
V.Q
(TCSH42/04&05-1990)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • NGUYỄN QUANG HÀ

  • DƯƠNG GIAO LINH

    Bước chân Sinh sàn sạt trên đường cát giữa trưa oi nồng, thời tiết qua một trận mưa nước chưa thấm đất sau những ngày nắng nóng kéo dài.

  • NGUYỄN THU PHƯƠNG   

    Tôi biết bố tôi tận đến lúc này vẫn không thể vui, nhưng rốt cuộc ông đã liên tiếp nhân nhượng tôi.

  • NGUYỄN DẬU

    Chỉ một lần mà thôi
    Em hỏi, anh không nói
    Để cho em giận dỗi
    Đôi lứa thành đôi nơi
             
    Ê-XÊ-NHIN

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG    

    Tà dương bắt đầu trùm lên vùng núi đồi được phủ vô số bụi phong lữ đương trổ hoa đỏ thắm. Một mùi hương thầm kín cố hữu của một thành phố ven biển lan xa đến tận làng El Biar.

  • NGUYỄN LUÂN   

    Lâm có một thói quen vào những ngày cuối năm, thường tìm đến những vùng đất mới lạ thật xa nơi mình sống, để thưởng cái thú giao mùa của trời đất đang chuyển mình sang xuân.

  • NGÂN HẰNG    

    Tiếng gà gáy vang lên. Bầu trời vẫn một màu đen kịt. Hàng cau trước sân rì rào trong gió, những lá cau vững chãi vươn thẳng, thân cây nhẵn nhụi. Gió thổi mải miết trêu đùa, rồi ùa vào căn nhà tranh cũ kỹ. Ánh sáng le lói từ căn nhà hắt ra thành từng tia nhỏ qua những lỗ thủng trên vách.

  • PHẠM NGỌC TÚY

    Tin siêu bão đài báo trước đó mấy ngày. Cả nhà ngồi chờ bão đến, My đi chợ ngày chủ nhật, lai rai mua mỗi ngày một ít thức ăn.

  • PHẠM GIAI QUỲNH    

    Huyên giật mình tỉnh dậy trong đêm; cơn giật mình tới thường xuyên, kéo dài trong nhiều năm, khiến cô luôn rơi vào tình trạng thấp thỏm.

  • CÁT LÂM    

    1. Tôi bắt đầu không còn sợ bóng tối nữa, nhất định là không. Khi nỗi buồn dâng lên đến ngộp thở thì bóng đêm chính là nơi nương náu cuối cùng. Điều ấy luôn đúng với tôi, một cô bé chẳng thể đi đâu nếu không có sự giúp đỡ của người khác.

  • LÊ MINH PHONG    

    Mở mắt ra đi.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI   

    Hỏng Phỉ - Dốc Ma bên sườn trái Pù Phỉ - Núi Ma. Rừng trên Pù Phỉ âm u rậm rạp lắm. Người Thái Lũng Xài già nhất cũng chưa đi hết cái Núi Ma ấy. Người ta không dám đi bởi nó âm u rậm rạp, bởi nó lắm hổ nhiều beo…


  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH


  • TRẦN NGUYÊN  

    - Mẹ ơi sao cha vẫn chưa về?

  • NGUYỄN BẢN

    Anh vừa ngồi xuống đi-văng, bỗng giật mình:

    - Hello, things, all right? (1)

  • LÊ THỊ HOÀI NAM

    Có ai đó đã quẳng vào hiên nhà tôi một con khỉ bị thương. Vốn là bạn chí thiết của ông chủ quán "cầy tơ bảy món", tôi liền nghĩ ngay đến món giả cầy bằng thịt khỉ.

  • NGUYỄN THÙY HOÀI DUYÊN  

    Uyên lại thức giấc lúc nửa đêm, cô nhìn vào những vệt sáng yếu ớt của đèn đường chiếu qua lớp kính cửa sổ. Uyên nhìn những giọt nước đang cố bám mình trên tấm kính nhưng cuối cùng chúng đều phải trượt xuống rồi vỡ tan trên mặt đất.