Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Bảo vật “Vườn xuân Trung Nam Bắc” trước khi gặp “tai nạn”.
Không chỉ đề nghị một chế độ bảo quản đặc biệt, thái độ ứng xử mẫu mực cho các bảo vật quốc gia mà những người yêu di sản còn mong đợi sự thay đổi trong tư duy của các nhà quản lý văn hóa.
Báo động về bảo quản, phục chế
Năm 2014, Tấm bia Sùng Thiện Diên Linh thời Lý được lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) dựng năm 1121, cao 2,88m, rộng 1,40m, chạm khắc tinh xảo hình rồng và mây nước, cùng áng “thiên cổ diễm văn” nổi tiếng đã bị xâm phạm nghiêm trọng ngay trước thềm lễ vinh danh bảo vật.
Chưa đầy một năm được công nhận bảo vật quốc gia (năm 2013) tấm bia đã bị phá hoại. Chỉ vì muốn “tân trang” bia “sạch sẽ” trước ngày vinh danh, Ban quản lý di tích đã thuê một tốp thợ “làm sạch” bia bằng cách dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt...
Kết quả là những nét cổ kính rêu phong của tấm bia cổ bị xóa sạch, không thể phục hồi.
Trước đó, tại Thanh Hóa, vạc đồng Cẩm Thủy từ thời Lê Trung Hưng, sau khi được công nhận là bảo vật quốc gia lại bị bỏ lăn lóc ở hành lang Bảo tàng Thanh Hóa khiến dư luận rất bức xúc.
Sự việc tương tự, hai trong số ba khẩu thần công của triều Nguyễn do ngư dân Hà Tĩnh trục vớt từ một con tàu dưới đáy biển đã giao nộp cho chính quyền địa phương và sau đó được công nhận bảo vật quốc gia năm 2013.
Nhưng chỉ có một khẩu được trưng bày và bảo quản trong phòng có cửa khóa cẩn thận, còn lại hai khẩu đặt trên đế gỗ tạm bợ, nằm chỏng chơ ngoài hành lang của Bảo tàng Hà Tĩnh…
Dù đã từng có những bài học “nhãn tiền” đó, nhưng mới đây vụ việc bảo quản bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của cố danh họa Nguyễn Gia Trí lại gióng lên hồi chuông báo động về sự tắc trách trong công tác quản lý hiện vật văn hóa.
Việc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM giao việc bảo quản bảo vật quốc gia cho một người thợ sơn mài làm vệ sinh đã cho thấy có quá nhiều khoảng trống trong bảo quản, phục chế.
Do không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí nên ông Lưu Minh Phụng đã sử dụng nước rửa chén và bột chu, giấy ráp 2000 can thiệp quá mức khi làm vệ sinh bề mặt bức tranh...
Đoàn kiểm tra của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm gửi báo cáo lãnh đạo Bộ VH,TT&DL đã đánh giá: Xét ở góc độ hư hại về tinh thần, không gian, không khí, phần linh hồn của tác phẩm đã bị hư hại khoảng trên 30%. Ở góc độ hư hại về vật chất bề mặt tác phẩm khoảng 15%.
Bức tranh là hiện vật gốc, độc bản, được xếp vào “bảo vật của quốc gia” được xem là tác phẩm tiêu biểu của nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Năm 1991, tác phẩm được UBND TPHCM mua với giá 100.000 USD để trao tặng cho Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM, tranh được trưng bày và lưu giữ tại đây từ đó đến nay.
Đan không tày dặm
Chia sẻ nỗi trăn trở của mình, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam bùi ngùi: Sự cố mà bảo vật “Vườn xuân Trung Nam Bắc” phải hứng chịu thật quá đau xót. Trước đây, tác phẩm sơn dầu “Những lời dạy bảo” của họa sĩ Mai Văn Hiến vẽ Bác Hồ với bộ đội bị bong tróc, xuống cấp, Bảo tàng Mỹ thuật đã liên hệ nhờ chính tác giả phục chế giúp.
“Vườn xuân Trung Nam Bắc” cũng vậy, giờ điều quan trọng là phục hồi bức tranh trở về gần với bản gốc và phong cách của họa sĩ Nguyễn Gia Trí bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc “chữa bệnh” cho bức tranh phải được các chuyên gia giỏi về mỹ thuật cùng “hội chẩn”, chỗ nào giữ, chỗ nào sửa, phục tạo từng cm.
Có thể vài năm mới xong và tốn kém nhưng những người có trách nhiệm vẫn phải “chung lưng đấu cật” tìm nguồn hỗ trợ để làm. Nếu không có một kế hoạch tổng thể, khoa học, chuyên tâm và chi tiết thì bảo vật lại biến thành tranh mới, tranh giả thì càng tai hại hơn.
Theo bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đây là bài học đau xót của ngành bảo tàng trong việc bảo tồn, phục chế tác phẩm mỹ thuật. Rút kinh nghiệm sâu sắc về sự đơn giản, tùy tiện trong công tác bảo quản, bảo dưỡng tác phẩm, thái độ ứng xử với bảo vật hay hiện vật ở bảo tàng… là điều cần thiết và cấp thiết.
“Những ngày qua chúng tôi như ngồi trên đống lửa vì Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang lưu giữ 9 bảo vật quốc gia, trong đó có 3 tác phẩm điêu khắc và 6 bức tranh. Cho dù trong những năm qua chúng tôi đã rất coi trọng công tác chuyên môn và Bảo tàng được đầu tư nhiều, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị song việc trùng tu, phục chế các tác phẩm mỹ thuật vô cùng khó khăn.
Nhiều tác phẩm có giá trị, bị hư hỏng chúng tôi đã phải mời chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ tu sửa”, bà Nguyễn Thu Hương cho biết.
Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, công tác bảo quản cực kỳ quan trọng bởi tác phẩm mỹ thuật dù được sáng tạo tốt, nhưng nếu không biết gìn giữ, bảo quản và tu sửa thì giá trị của chúng sẽ giảm đi theo năm tháng.
“Yêu cầu, đòi hỏi đối với người làm công việc phục chế các tác phẩm hội họa không chỉ là phải có tay nghề cao, sự nhạy cảm mà còn phải am hiểu về mỹ thuật, hiểu phong cách sáng tác theo từng giai đoạn của tác giả. Làm sao để tác phẩm sau trùng tu vẫn giữ được thần thái, màu thời gian, cảm giác thân quen… là thử thách không đơn giản”, bà Hương nói.
Theo Duyên Vũ - GD&TĐ
Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.
Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.
Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.
Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…
Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”
Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.
Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.
Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...
Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt
Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.
Lòng hiếu thảo hay lòng từ bi ở cấp độ cá nhân và gia đình giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng với cái xấu, cái ác bên ngoài. Một người con hiếu thảo sẽ khó bị cám dỗ bởi những tệ đoan xã hội.
Những tác phẩm văn học mang nặng tính giải trí dần chiếm lĩnh thị trường và thu hút ngày càng nhiều cây bút trẻ.