Bài của trẻ dáng nâu

14:39 15/01/2010
LTS: Ngày 10-12-2009, thi sỹ Nguyễn Trung Bình đã qua đời sau cơn bệnh. Anh sinh ngày 10/5/1968 tại thị xã Hội An. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Tổng hợp Huế (1991), thi nhân đã lang bạt khắp nơi rồi về sống ở Sài Gòn suốt hơn 15 năm qua với đủ nghề gắn liền với thơ, sách và nghệ thuật.

Anh là tác giả những tập thơ Miền mây trắng (in chung với bạn bè), Bài của trẻ dáng nâu. Anh cũng là đồng tác giả kịch bản lời thoại phim Xích lô (đạo diễn Trần Anh Hùng) - giải thưởng Sư tử vàng Liên hoan phim quốc tế Venice, nhân điện ảnh thế giới tròn 100 năm (1895-1995). Trước ngày đi xa, Bình nói với bạn bè: “Cuộc chơi lắm thứ vui buồn nhưng cũng phải dừng thôi!”. Nguyễn Trung Bình viết những câu thơ hay nhất của anh đầy ám ảnh về thân phận trong trường thi Bài của trẻ dáng nâu mà Sông Hương giới thiệu dưới đây cùng bạn đọc.


NGUYỄN TRUNG BÌNH


Bài của trẻ dáng nâu


Từ đêm lội qua sông mắc cạn tuổi thơ
Tôi bước mãi không về con đường vắng
Dưới trời mưa nhì nhằng
Những dáng nâu dắt đi trong khuya…

sinh ra từ gốc rạ
những đứa trẻ dưới chân núi Chúa
mải mê cỏ biếc
chạy lon ton
chưa kịp biết mặt tổ tiên
hát điệu hò khoan ơ ớ ru mình
bày biện đất trời nâu

thằng bé dụi đầu bú ngực đá
vú Chàm căng mọng
nhả miệng ra
ăn cục nói hòn
vung vẩy tắm
nước ngà sông Thu
lủi thủi lên bờ
đã thèm bông lúa chín
bước vào đời qua tấm lưng trâu
những bàn chân trẻ dại
bước chưa giáp vòng hết đất
những cánh tay trẻ dại
bơi chưa mỏi sải tới bờ
mắt ngơ ngơ Hòn Kẽm Đá Dừng
chẳng hiểu vì sao trôi ra biển Cù Lao Chàm
cửa sông gọi là Cửa Đợi
sóng thì trắng mà săn nhau quá
chắc đầu non góc bể gọi tìm

bọn trẻ
thấy gì nói nấy
cãi ran chiều
đất hẹp cò vẫn bay thẳng cánh
người hanh hao
da không trắng mà nâu màu đất
núi ngửa núi ngang lưng trời
vung vãi năm hòn hóng gió biển
sông chẳng dài ngang dọc
luân phiên bồi lở
quấn quýt chân người như rong

hèn chi
trăng
trời
mây miếc
có khi đứng
nghe hô bài chòi ngây ngất

cãi thì cãi
bọn trẻ lớn không chán

mặt trời lên cái nong
mặt trời lặn cái nia
vầng trăng mọc bánh tráng
vầng trăng lặn bánh tổ
gái tới thì lấy chồng
trai phải tuổi hỏi vợ
sinh con giống đẻ cái giòng
ô hay
làm con nít có chi
làm người lớn có chi
làm người lớn kỳ cục rứa
đàn ông quấn thuốc lá sâu kèn bập bập khói lan man chiều
đàn bà ăn trầu nhai thuốc rê nhổ bẹt bẹt đỏ nắng
đêm gió rười rượi trăng
động tình bờ sông khuya
gật gà hò hượi
sáng ra mở mắt
đò trôi bến lặng
sóng lênh đênh

thằng bé men lối cỏ dại
ruộng cạn vá đồng sâu
đắn đo nhìn
triền dâu ngút ngút
trời chạng vạng sắp mưa
phải về
không thì ướt quần thô
cha la
nhánh tre trong tay xua xua đám phù du
lẹ lên lẹ lên
mẹ đợi
về nằm chõng nghe mọt ru ọt ẹt
mơ giấc Cuội
nhoẻn miệng cười
nói mớ
đái dầm ướt cả đêm

chừng đó đất
chừng đó núi
chừng nớ buổi mai chèo đò
chừng ni hoàng hôn khói bếp
chừng đó trò trẻ con
chừng đó mặt người đến ngày về giỗ chạp
chừng đó chuyện cãi rân rân đập chén đổ bàn bỏ đi rồi quay lại
chừng đó câu hò câu hượi sông đêm
……………………………

quen mất thôi
dễ chán
ngước lên nhìn xuống
tháp đứng quẩn bên đời thưa thớt
núi quắp như cúi mình
gãi gãi đầu xoăn cả tóc
có người cãi không lại nín thinh nhưng ức lắm
có người cãi thắng rồi cãi miết
kỳ thiệt
nghe không khéo ù tai
nhìn không tinh nhàm mắt
ngứa ngáy chân trẻ con
ngứa ngáy chân người lớn
hơi đâu lấn quấn hoài
dám gói đời mình trong gùi lụa
và đi

những dáng nâu lên đường
những dáng nâu ở lại
chia tay bằng thắm thía
rằng chung một gia tài không chia chác được
dáng nâu

đi và đi
đất mới ở phía trước
chuyện chi đến sẽ đến
đi như là tay mơ
xứ sở không buồn
không trách cứ
những đứa con hay cãi
đi đi sẽ thấy
chẳng đơn giản chút nào
đi đi sẽ hiểu
chuyện nhà
chuyện quê
đi và nhớ
nếu bao giờ mỏi gối chồn chân (có thể)
quay về với Mẹ Đất
nơi những đứa trẻ sinh ra từ dáng nâu
những đứa trẻ của những đứa trẻ dáng nâu
lớn lên từ bao đất khác
không quên ca bài tổ tông
đời nối đời
lên nhau thêm thắt
chuyện xưa rê ra sang chuyện mai
dáng nâu đã thành ký ức
ký ức như cái dằm ăn vô da thịt
ký ức dáng nâu

cuộc đi của đứa trẻ đã về
tay trắng
dáng nâu

       
Sài Gòn, những ngày bệnh nặng  5/1996

(251/01-2010)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như                                              cứu hoả...

  •                 Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về

  • ...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...

  • Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...

  • Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong

  • Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.

  • ...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...

  • Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.

  • Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...

  • Sinh 1954 tại Nghi Lộc,  Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh

  • Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.

  • Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương                                                 bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi

  • Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn

  • Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà

  • Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.

  • (Nhân lời kể của một người chơi chim)

  • Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...

  • ...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...

  • Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn

  • Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .